Thiếu nước, nhiều thủy điện đối mặt áp lực lợi nhuận
Tình hình thủy văn bất lợi khi dòng chảy đến các hồ chứa thuỷ điện thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm dẫn đến việc khai thác các nhà máy thuỷ điện rất hạn chế. Tình trạng đó khiến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành không như kỳ vọng.
Không chỉ sụt giảm doanh thu, lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp thủy điện đã báo lỗ trong quý I/2020. Ảnh: Lê Tiên
Công ty CP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ 2019. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 340 tỷ đồng, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá vốn hàng bán lại tăng thêm 10,7% lên 187 tỷ đồng nên lãi gộp chỉ còn 153 tỷ đồng, giảm 61% so với con số 395,6 tỷ đồng trong quý I/2019.
Trong kỳ, Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi có 13 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 35 tỷ đồng và chi phí lãi vay tăng gần 2 lần lên hơn 21 tỷ đồng khiến chi phí tài chính tăng mạnh. Sau khi trừ các khoản chi phí, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 84,6 tỷ đồng, giảm 72,5% so với quý I/2019.
Trong quý I/2020, sản lượng điện của Công ty CP Thủy điện Thác Mơ đạt 110,84 triệu kWh, giảm mạnh so với con số đạt được cùng kỳ 2019 là 120,92 triệu kWh. Sản lượng điện giảm khiến doanh thu thuần quý I/2020 của Công ty giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 88,6 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Công ty còn 48,3 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2019. Các chi phí khác gần như không thay đổi. Lợi nhuận trước thuế của Thủy điện Thác Mơ đạt 43,4 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Đến hết quý I/2020, lượng nước trên các hồ thủy điện chỉ còn khoảng 35% dung tích hữu ích, trong khi thời gian cao điểm sử dụng điện vẫn đang ở phía trước.
Một DN thủy điện quy mô lớn ở phía Bắc là Công ty CP Thủy điện Thác Bà cũng báo doanh thu và lợi nhuận quý I/2020 sụt giảm mạnh. Cụ thể, doanh thu giảm 38% so với quý I/2019 xuống còn 86,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 55%, từ 50 tỷ đồng xuống còn 20,1 tỷ đồng.
Tình trạng sụt giảm nguồn thu và lợi nhuận, thậm chí thua lỗ đang xảy ra tại không ít doanh nghiệp thủy điện trong quý I/2020. Đơn cử, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà báo lỗ gần 39 tỷ đồng, Công ty CP Thủy điện Hủa Na lỗ hơn 78 tỷ đồng, Công ty CP Thủy điện A Vương lỗ hơn 31 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp thủy điện khác cũng đã lỗ trong quý I/2020 là Công ty CP Thủy điện Miền Nam lỗ 5,6 tỷ đồng và Thủy điện Sử Pán 2 lỗ 13 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng ban Kỹ thuật – Sản xuất thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2020, kế hoạch Tập đoàn sản xuất trên 260 tỷ kWh, trong đó sản lượng điện phát ra từ các nhà máy thủy điện khoảng 72 tỷ kWh.
Tuy nhiên, số liệu từ EVN cho thấy, tính đến hết quý I/2020, sản lượng thủy điện huy động được đạt 8,93 tỷ kWh, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước (năm 2019 phát 10,8 tỷ kWh, năm 2018 phát 12,4 tỷ kWh). Đây cũng là sản lượng điện thấp nhất trong quý I của 5 năm trở lại đây.
Đáng chú ý, trong tháng cuối cùng của quý I/2020, hầu hết các nhà máy thủy điện chỉ đạt từ 70 – 90% theo kế hoạch tháng (tính theo phương thức tháng), mặc dù đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình thủy văn và mục đích tăng cường tích nước cho mùa khô. Riêng Nhà máy Thủy điện Lai Châu chỉ đạt 11% do lưu lượng nước về hồ Lai Châu quá thấp.
Các tháng đầu năm 2020, dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm dẫn đến việc khai thác các nhà máy thủy điện rất hạn chế. Đến hết quý I/2020, lượng nước trên các hồ thủy điện cũng chỉ còn khoảng 35% dung tích hữu ích trong khi thời gian tới cao điểm sử dụng điện vẫn đang ở phía trước (diễn ra vào cuối mùa khô).
EVN cho biết, các tháng tiếp theo trong mùa khô năm 2020, sản lượng điện tiếp tục giảm do dung tích hữu ích trên hồ còn ít và dòng chảy đến các hồ thấp hơn nhiều so với năm 2019 cũng như trung bình nhiều năm. Điều này cho thấy triển vọng năm 2020 ảm đạm của các DN trong ngành thủy điện.
Thế Anh
Thủy điện Thác Mơ lấn sân sang điện mặt trời
Công ty CP Thủy điện Thác Mơ vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2010 với kết quả kinh doanh thiếu tích cực do sản lượng điện phát ra giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang đẩy nhanh tiến độ Dự án Nhà máy Điện mặt trời công suất 50 MWp thông qua việc tìm kiếm nhà thầu EPC cho Dự án.
Kết thúc quý I, Thủy điện Thác Mơ hoàn thành 15% kế hoạch doanh thu và 11% mục tiêu lợi nhuận năm 2020. Ảnh: Ngọc Tân
Trong quý I/2020, sản lượng điện phát của Thủy điện Thác Mơ đạt 110,84 triệu kWh, giảm mạnh so với con số đạt được cùng kỳ 2019 là 120,92 triệu kWh. Sản lượng điện giảm khiến doanh thu thuần quý I/2020 của Công ty giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 88,6 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Công ty còn 48,3 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2019. Các chi phí khác gần như không thay đổi. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 43,4 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2020, Thủy điện Thác Mơ đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 577 tỷ đồng và 389 tỷ đồng. Với kết quả quý I, Công ty mới hoàn thành 15% kế hoạch doanh thu và 11% mục tiêu lợi nhuận. Tính đến thời điểm cuối quý I/2020, tổng tài sản của Thủy điện Thác Mơ đạt 1.731 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền của Công ty khá dồi dào với số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên tới 850 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng để Công ty có thể đẩy nhanh tiến độ Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thác Mơ công suất 50 MWp thời gian tới.
Nhà máy Điện mặt trời Thác Mơ là dự án được triển khai nhằm đa dạng hóa năng lực sản xuất điện, khai thác hiệu quả tài nguyên của Công ty. Dự án thuộc địa phận xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập và phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Khi đi vào vận hành, hàng năm Nhà máy bổ sung cho hệ thống điện quốc gia 78 triệu kWh. Dự kiến Nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành quý IV/2021. Dự án được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung Quy hoạch Dự án điện mặt trời tại Quyết định số 1614/QĐ-BCT ngày 9/5/2018, UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 10/7/2018.
Mới đây, Thủy điện Thác Mơ đã phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) Gói thầu Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây dựng, lắp đặt (gói thầu EPC) (giá gói thầu 728,693 tỷ đồng) thuộc Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thác Mơ. Gói thầu sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư. Hợp đồng được thực hiện trong thời gian 180 ngày. Đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu (HSMT) là Công ty TNHH Tư vấn xây dựng điện Hòa Bình (địa chỉ tại TP.HCM).
Theo HSMT được công bố, nhà thầu tham dự phải nộp báo cáo tài chính từ năm 2017 đến năm 2019 để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh. Trong đó, giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương. Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động tư vấn, cung cấp hàng hóa và xây lắp tối thiểu là 1.095 tỷ đồng, trong vòng 3 năm trở lại đây.
Theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã công bố, Dự án gồm 8 gói thầu. Theo đó, trong quý II/2020, 8 gói thầu sẽ lần lượt được tổ chức lựa chọn nhà thầu thông qua các hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc chỉ định thầu rút gọn.
Hiện Tổng công ty Phát điện 2 (EVN Genco 2) đang là cổ đông lớn nhất của Thủy điện Thác Mơ với tỷ lệ sở hữu 51,92%, tiếp đến là Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) nắm giữ 42,63%.
Phương Anh
Thủy điện Thác Mơ (TMP) báo lãi sau thuế 34 tỷ đồng quý 1, giảm gần 29% so với cùng kỳ Kết thúc quý 1 Thủy điện Thác Mơ mới thực hiện được gần 11% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. CTCP Thủy điện Thác Mơ (mã chứng khoán TMP) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 với doanh thu giảm 18,9% so với cùng kỳ, đạt 88,7 tỷ đồng. Nguyên nhân do sản lượng điện phát giảm...