Thiếu nữ Thái kỳ công tạo nên đặc sản cốm Tú Lệ say lòng người
Cốm Tú Lệ là đặc sản của đồng bào dân tộc Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Người phụ nữ Thái ở Tú Lệ không chỉ có vẻ đẹp dịu dàng, nhân hậu, thành thạo trong thêu thùa, may vá … mà còn rất khéo léo trong việc tạo nên những món ăn dân dã mà đặc sắc như cốm nếp Tú Lệ.
Cốm Tú Lệ là đặc sản của đồng bào dân tộc Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Từ lâu cốm Tú Lệ đã được mọi người biết đến như là tinh hoa ẩm thực của miền sơn cước Tây Bắc. Người phụ nữ Thái ở Tú Lệ không chỉ có vẻ đẹp dịu dàng, nhân hậu, thành thạo trong thêu thùa, may vá … mà còn rất khéo léo trong việc tạo nên những món ăn dân dã mà đặc sắc; trong đó cốm nếp Tú Lệ là một nét văn hóa đặc trưng khiến du khách thập phương, một khi đã được thưởng thức hương vị cốm chỉ có thể “say không muốn về”.
Cánh đồng Mường Lò, cánh đồng lớn thứ hai của miền núi Tây Bắc. Mường Lò được thiên nhiên ban tặng, ưu ái tạo nên đặc sản Cốm Tú Lệ dẻo thơm nức lòng thực khách
Trao đổi với chúng tôi, chị Sầm Thị Hân bản Nà Lóng, xã Tú Lệ tâm sự: “Gạo của Tú Lệ là giống gạo nếp Tan, hạt tròn to, trắng trong, khi được đồ thành xôi hay làm thành cốm thì đều có vị thơm dẻo đặc biệt. Để làm được những mẻ cốm ngon thì không phải ai cũng làm được. Nó đòi hỏi người chế biến phải cực kỳ tinh tế và công phu về quy trình chế biến”.
Những thiếu nữ dân tộc Thái trắng vừa xinh đep, khéo léo vừa giỏi giang trong nghề làm cốm ở Tú Lệ.
Những cô gái Thái phải dậy sớm đi ruộng từ sáng sớm tinh mơ, gặt những bông lúa còn đẫm sương và còn nguyên hương sữa. Bông lúa chỉ tuốt lúa bằng máy chứ không được vò hay đập. Ngay sau đó, loại bỏ rơm và hạt thóc lép, giữ lại những hạt thóc chắc nhất. Cho thóc đã làm sạch đãi qua trong nước rồi cho lên chảo rang.
Cận cảnh giống gạo nếp Tan, to tròn, trắng, trong mang hương vị đặc biệt của núi rừng Tây Bắc
Khi đã chế biến thì phải làm liền các công đoạn, không nên để cốm cách ngày vì như vậy hạt cốm sẽ mất đi vị ngọt ngào, hương thơm mát vốn có. Bếp lò rang cốm phải dùng củi, chảo bằng gang đúc để rang thì hạt cốm mới không bị cháy mà mềm dẻo thơm ngon rất lâu.
Video đang HOT
Bếp lò rang cốm phải dùng củi, chảo bằng gang đúc để rang thì hạt cốm mới không bị cháy mà mềm dẻo thơm ngon rất lâu.
“Cái quan trọng nhất là kỹ năng rang của người làm cốm, phải điều chỉnh lửa nhỏ vừa, đảo liên tục để nóng đều và căn thời gian để nguội, rồi cho vào cối giã. Để được món cốm ngon thì đòi hỏi người rang phải có quan sát cực kỳ tinh tế. Phải biết cách rang với nhiệt độ hợp lý, rang đến mức độ nào thì cốm sẽ đạt độ ngon”. Chị Lò Thị Xương bản Nà Lóng, xã Tú Lệ chia sẻ.
Tạo thu nhập kép cho bà con
Giã cốm phải tạo ra nhịp giã đều đặn, vừa phải. Một người giã, một người đảo thóc liên tục trong cối.Tùy theo độ non của hạt lúa mà số lần giã cốm sẽ thay đổi, thường thường sẽ khoảng 10 – 12 lần giã sẽ cho ra thành phẩm là những mẻ cốm sạch, thơm ngon nhất.
Thiếu nữ Hoàng Thị Ướng, bảo: “Để tăng thêm màu xanh của cốm và lưu giữ mùi thơm của sữa lúa, khi cốm giã xong phải được gói trong lá dong xanh”.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Sầm Thu Hoài phấn khởi: “Mùa cốm ở đây thường bắt đầu từ cuối tháng 7 đến hết tháng 9. Làm cốm cho thu nhập gấp 2, gấp 3 so với bán thóc; gấp hàng chục lần so với ngô. Trung bình mỗi ngày, phụ nữ chúng tôi, mỗi người làm được hơn chục cân cốm. Với giá trung bình 85.000 đồng/cân, mỗi ngày cũng kiếm được gần triệu tiền. Từ làm cốm mà nhiều phụ nữ bản đây đã sắm sửa được tivi, tủ lạnh, xe máy…”.
Những hạt nếp Tan được các cô gái Thái chế biến thành món xôi ngũ sắc, món không thể thiếu trong các dịp lễ, tết
Nhiều người cho rằng, sở sĩ cốm Tú Lệ đặc biệt như vậy là do được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng khí hậu mát mẻ quanh năm; đất có nhiều mùn và khoáng chất, lại được “uống” nước suối tinh khiết chảy từ đỉnh đèo Khau Phạ. Nhưng để tạo những hạt cốm thơm ngon hương sữa khiến du khách đến Tú Lệ chỉ muốn “ở rể” thì cần có sự kết tinh, hòa quyện từ những bàn tay khéo léo của những cô gái Thái vào từng hạt cốm. Từ đó tạo nên những mẻ cốm mang hương vị rất riêng, làm say đắm bao thực khách.
Theo Danviet
Đây là lý do khiến gái Thái giờ đẹp tới mức ai nhìn cũng mê mẩn
Người Thái không tốn thời gian với các loại mặt nạ đắt tiền mà cứ thế trung thành với những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có.
Phụ nữ Thái đẹp là nhờ những phương pháp dưỡng da độc đáo
Tại châu Á, sắc vóc của phụ nữ Thái được đánh giá không hề kém cạnh các nước trong khu vực. Ngoài sự phát triển của ngành công nghệ thẩm mỹ, làm đẹp đang ăn nên làm ra tại Thái, thì phụ nữ Thái luôn sở hữu những bí quyết riêng giúp họ có được vẻ đẹp khiến các đại mỹ nhân nước khác cũng phải ganh tỵ.
Cùng tìm hiểu và học hỏi cách người Thái chăm sóc sắc vóc nhé!
Xông mặt bằng nước sả
Nhiều chị em hẳn đã nghe tới tác dụng của việc xông mặt, nhưng xông bằng gì và như thế nào thì hãy hỏi các cô gái người Thái! Họ cho khoảng 40 gram sả tươi vào một nồi nước sôi, đun hỗn hợp trong vòng 30 phút rồi sau đó xông mặt trong thời gian 1 phút. Lặp lại ba lần xông mặt tương tự sẽ giúp các lỗ chân lông giãn nở, đẩy bụi bẩn và dầu thừa ra ngoài một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng. Ngoài ra, hương sả vô cùng dễ chịu cũng sẽ giúp bạn sẽ thư giãn tuyệt đối.
Dưỡng da bằng đu đủ
Đối với người Thái, đu đủ là loại hoa quả thần kỳ nhất! Những dưỡng chất chứa trong đu đủ giúp làm trắng da, loại bỏ tàn nhang, tế bào chết và đem lại một làn da trắng khỏe. Họ sẽ lột vỏ và bỏ hat quả đu đủ, nghiền thật nhuyễn phần ruột rồi cứ thế đắp lên mặt, lên da và mát xa nhẹ nhàng mỗi tối. Đu đủ cũng là loại quả giá rẻ và dễ kiếm, nên hãy thử áp dụng cách này ngay khi bạn có thời gian.
Cấp ẩm bằng dầu dừa
Dừa là nguyên liệu làm đẹp vô cùng phổ biến tại Thái Lan. Phụ nữ Thái thường dùng dầu dừa để mát xa cơ thể, mặt và tóc. Dầu dừa cũng có thể thay thế những loại kem mắt đắt đỏ mà hiệu quả thì không thua kém là bao. Các vùng da dễ bị khô tróc như mắt cá, gót chân, khuỷu tay cũng sẽ trở nên mềm mại vô cùng nếu bạn chăm dùng dầu dừa mỗi ngày như con gái Thái.
Đắp mặt nạ bằng bột nghệ
Người Thái không tốn thời gian với các loại mặt nạ đắt tiền mà cứ thế trung thành với những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có. Họ trộn đều bột nghệ với nước, đắp lên mặt, để chừng 3-5 phút rồi rửa sạch. Vài lần một tuần là đủ để sở hữu làn da trắng sáng, hết mụn trứng cá.
Ăn ít thịt, nhiều rau
Phụ nữ Thái rất hạn chế thịt đỏ vì họ cho đó là nguyên nhân khiến cơ thể bị tắc nghẽn từ sâu bên trong. Thay vào đó, họ ăn nhiều rau xanh và hải sản. Họ cũng chuộng dùng những gia vị tự nhiên được chứng minh là tốt cho cả sức khỏe và làn da. Họ cũng uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép hoa quả. Nếu bạn tới Thái Lan, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các quầy bán nước ép thường chật kín hai bên đường do nhu cầu của người dân nơi đây.
Mát xa hàng ngày
Thái Lan là đất nước nổi tiếng với các tuyệt chiêu mát xa và điều ấy là không phải bàn cãi! Mát xa không chỉ là cách giúp họ được thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi mà còn khiến các mạch máu được lưu thông, tăng độ đàn hồi cho da. Các loại dầu tự nhiên được sử dụng trong quá trình mát xa cũng thẩm thấu vào da, khiến cho da được dưỡng thật sâu.
Theo Danviet
Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam Tiêu tốn 500 khối gỗ, nhà sàn bằng gỗ lim rộng 500 m2 có các cột trụ đường kính đến 80 cm. Nằm trong quần thể nghỉ dưỡng của một đại gia tỉnh Điện Biên, ngôi nhà sàn dựng lên từ 500 khối gỗ lim với 64 trụ cột lớn. Trong đó 16 cột cái có đường kính 60-80cm, cao gần 12m và...