Thiếu nữ giành giải Nobel Hòa Binh hy vọng làm Thủ tướng Pakistan
Malala Yousafzai – cô gái trẻ tuổi nhất người Pakistan nhận được giải Nobel Hòa Bình năm 2014 nói rằng, cô hy vọng sẽ theo đuổi một sự nghiệp chính trị để phát triển nền giáo dục đất nước.
Trả lời phỏng vấn BBC, Malala – biểu tượng của nữ quyền nói rằng sau khi hoàn tất việc học tại Anh, cô hy vọng sẽ bước chân vào giới chính trị, thậm chí có thể tranh cử chức Tổng thống Pakistan để phục vụ đất nước. “Tôi muốn phục vụ đất nước và ước mơ của tôi là Pakistan sẽ trở thành một quốc gia phát triển và tôi sẽ được thấy mọi trẻ em được học hành đầy đủ”.
Malala cho biết, cô đã được được truyền cảm hứng từ Benazir Bhutto – một người phụ nữ đã từng 2 lần giữ chức thủ tướng Pakistan, trước khi bị ám sát năm 2007.
“Nếu tôi có thể phục vụ đất nước tốt nhất thông qua chính trị và thông qua việc trở thành một thủ tướng, chắc chắn tôi sẽ chọn con đường này”, Malala nói. “Ngay từ đầu, tôi đã mong muốn tất cả trẻ em được đi học và tôi cần phải bắt đầu chiến dịch này”.
Video đang HOT
Malala cùng ông Kailash Satyarthi trong lễ nhận giải Nobel Hòa Bình ở Oslo, Nauy
Cô gái 17 tuổi cũng bày tỏ niềm vui khi cùng nhận được giải thưởng Nobel cao quý cùng với Kailash Satyarthi, một người Hindu giáo đã vận động quyền trẻ em ở Ấn Độ.
“Bây giờ giải thưởng hòa bình này rất quan trọng đối với tôi. Nó thực sự mang lại cho tôi nhiều hy vọng, giúp tôi can đảm hơn và mạnh mẽ hơn. Mặc dù có nhiều trách nhiệm hơn, nhưng tôi có thể hứa với Chúa và bản thân mình, tôi sẽ làm mọi thứ để giúp cộng đồng”.
Tại một cuộc họp báo chung với ông Satyarthi vào hôm 9-12, Malala đã lặp đi lặp lại thông điệp rằng con gái cũng có nhiều quyền yêu cầu một nền giáo dục như con trai.
Malala cùng ông Satyarthi đã dành 1,4 triệu USD để thực hiện chiến dịch bảo vệ trẻ em khỏi ách nô lệ, chủ nghĩa cực đoan và áp bức lao động, nhằm mang lại cho trẻ em một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Malala cho biết cô đã rất thất vọng khi thủ tướng Ấn Độ và Pakistan đã không tham dự lễ trao giải Nobel ở Oslo Nauy vào hôm nay 10-12. Tuy nhiên, sự hiện diện của cô gái trẻ tuổi cùng nhà hoạt động nhân quyền người Ấn Độ tại Oslo đã thu hút hàng trăm người dân đổ về các đường phố, với hy vọng sẽ được nhìn thấy họ dù chỉ là một cái nhìn thoáng qua.
Theo An Ninh Thủ Đô
Iran bác cáo buộc của Mỹ về việc mua thiết bị cho lò phản ứng Arak
Ngày 9/12, Người phát ngôn Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Behrouz Kamalvandi đã bác bỏ những quan ngại của Mỹ cho rằng Tehranđang mua sắm các thiết bị mới để sử dụng cho một lò phản ứng hạt nhân gây tranh cãi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: ISNA)
Ông Kamalvandi khẳng định "không có thông tin về việc mua" trái phép các thiết bị cho tổ hợp hạt nhân nước nặng Arak.
Tuần này, tạp chí trực tuyến Foreign Policy cho hay Mỹ đã nói với một ủy ban của Liên hợp quốc gồm các chuyên gia giám sát các lệnh trừng phạt rằng các đặc vụ của Iran đã tìm cách mua một cách bất hợp pháp các cấu kiện dùng cho tổ hợp Arak./.
Theo Vietnam
Thái độ Israel khi Nga xây lò hạt nhân cho Iran Nga sẽ xây dựng 8 lò phản ứng hạt nhân tại Iran vì mục đích hòa bình. Trong khi đó, Iran vừa công bố kế hoạch "xóa sổ" Israel. Ngày 11/11, Nga đã công bố kế hoạch xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới "phục vụ mục đích hòa bình" ở Iran. Cùng với đó, Nga cũng bày tỏ lạc quan...