Thiếu nữ chết bất thường trong phòng trọ
Sáng 12/3, khu nhà trọ gần Trường Trung học Y tế tỉnh Sóc Trăng nhốn nháo vì phát hiện nữ điều dưỡng chết bất thường.
Người quản lý nhà trọ Bích Trâm – Bích Trân ở phường 8, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) phát hiện chị Nguyễn Ngọc Lý, 24 tuổi, nằm bất động trong phòng số 2.
Nạn nhân được đưa vào bệnh viện gần đó cấp cứu, nhưng đã tắt thở. Bên trong phòng trọ số 2 vương vãi kim tiêm, băng gạt, lọ thủy tinh chứa thuốc dạng dung dịch…
Bên trong phòng chị Lý thuê vương vãi kim tiêm, băng gạt, lọ thủy tinh…
Thi thể nạn nhân được chuyển sang nhà xác Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng để khám nghiệm. Gia đình yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ chị Lý có bị xâm hại hay không vì trên cổ có vết trầy xước.
Theo mẹ nạn nhân, chị Lý học điều dưỡng sản khoa, ra trường hơn một năm và đang phụ việc cho phòng mạch tư của một bác sĩ trên đường Hùng Vương, TP Sóc Trăng. Do hay bị hạ can xi huyết nên chị Lý thường thuê phòng trọ ở chung với bạn, khoảng một tháng nay mới chuyển qua nhà trọ Bích Trâm – Bích Trân thuê phòng một mình.
Một cô gái ở khu trọ cho biết, chiều 11/3 có người đàn ông đến phòng chị Lý gọi cửa, nhưng cửa khóa bên trong. Đứng gọi điện thoại một lúc thì người này bỏ đi.
Theo Infonet
Quận 12:Một gia đình khổ vì cán bộ ngân hàng
Không chỉ bị cán bộ Ngân hàng Nam Á ký khống hồ sơ tiếp tay cho bọn lừa đảo, gia đình bà Nguyễn Ngọc Lý (SN 1963, ngụ quận 12) còn bị cựu cán bộ Ngân hàng Đại Á thuê giang hồ tới "xử".
Ngày 23-10-2011, Phong, Dung dẫn theo đám côn đồ đến nhà bà Lý đòi nợ
"BÁN" HỢP ĐỒNG KHỐNG
Ngày 16-10-2010, Võ Văn Sáng (SN 1985, ngụ ấp Bình An, xã Bình Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Thạnh Lợi (địa chỉ số 18 ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đến Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á vay tiền. Sáng được bà Nguyễn Thị Hữu Sang - Trưởng phòng kinh doanh chi nhánh Tân Định (địa chỉ 152 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) của Ngân hàng Nam Á - đồng ý lập hợp đồng khống số 909.10.008/HĐTD cho Sáng vay bốn tỷ đồng trong thời hạn một năm.
Thay vì đến Ngân hàng Nam Á nhận tiền thì Sáng mang hợp đồng trên tìm đến bà Lý vay tiền để giải chấp (trả nợ thay) cho ông Nguyễn Điền Lang (SN 1968, ngụ xã Thới Thuận, quận Thốt Nốt). Bà Lý điện thoại cho ông Nguyễn Hồng Phong (trú J007CC, Đồng Diều, P4Q8, TPHCM), nguyên Giám đốc Ngân hàng Đại Á - chi nhánh Âu Cơ, quận Tân Bình để xem xét. Thấy hồ sơ quá hạn, ông Phong đề nghị gia hạn thêm. Sáng liền đến Ngân hàng Nam Á gia hạn hợp đồng. Để chắc chắn, bà Lý cho em mình là ông Nguyễn Ngọc Thắng đến gặp bà Sang xác minh. Bà này thừa nhận: "Hợp đồng 909.10.008/HĐTD là do tôi ký cho Sáng vay".
Có sự xác nhận của bà Sang, ông Phong đồng ý cho bà Lý vay ba tỷ đồng. Trong ba tỷ này, ông Phong trích 54 triệu tiền lãi trả trước ba ngày, số còn lại đưa cho bà Lý. Chiều 27-10-2010, bà Lý cùng Sáng đến Ngân hàng Eximbank - chi nhánh Cái Khế nộp 2,6 tỷ đồng để giải chấp hợp đồng cho ông Lang. Chiều cùng ngày, bà Lý còn đưa cho Sáng 300 triệu đồng tiền mặt. Giải chấp xong, Sáng hẹn hôm sau đến Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thốt Nốt để ông Lang thế chấp các giấy tờ nhà, đất cho bà Lý. Tuy nhiên, đến hẹn nhưng Sáng không có mặt.
ĐÒI NỢ BẰNG XÃ HỘI ĐEN
Thấy có dấu hiệu bất thường, bà Lý nhờ Công an quận Thốt Nốt can thiệp. Tại cơ quan điều tra, Sáng khai nhận: "Sau khi tôi và bà Lý giải chấp hợp đồng xong, vợ chồng ông Lang giữ lại toàn bộ giấy tờ nhà, đất của mình mà không thế chấp giấy tờ cho bà Lý hoặc trả tiền cho tôi. Còn hợp đồng 909.10.008/HĐTD là do tôi "mua" của bà Sang với giá 275 triệu đồng". Theo quy định, các trưởng phòng kinh doanh của Ngân hàng Nam Á chỉ được phép duyệt cho khách hàng vay với số tiền không quá một tỷ đồng. Trường hợp hơn một tỷ đồng phải có hồ sơ thẩm định trình giám đốc xét duyệt. Thế nhưng, bà Sang đã tự ý ký cho Sáng vay bốn tỷ mà không cần thông qua lãnh đạo ngân hàng?!
Sự việc vỡ lở, với tư cách khách hàng và là nạn nhân trong vụ lừa đảo hợp đồng khống do bà Sang lập với Sáng, bà Lý đến ngân hàng khiếu nại thì lãnh đạo Ngân hàng Nam Á trả lời: "Không biết". Ngân hàng này "phủi" trách nhiệm bằng cách chuyển công tác bà Sang, còn bà Sang thì tìm cách trốn tránh bà Lý. "Bà Sang là người của ngân hàng, bà ấy lợi dụng uy tín của ngân hàng lập hợp đồng giả để lừa tôi mà ngân hàng lại nói không biết là vô lý. Nếu ngân hàng cứ chuyển công tác nhân viên để phủ nhận trách nhiệm thì nhân viên ngân hàng cứ tiếp tay cho bọn lừa đảo mà vô can?" - bà Lý bức xúc.
Do Sáng cũng bị lừa nên bà Lý chưa lấy được tiền trả cho ông Phong. Ông này liền gọi các chủ nợ của mình đến nhà bà Lý, buộc bà phải trả cho ông Lê Cẩm Xuân 600 triệu đồng. Chưa hết, ông Phong còn gọi một phụ nữ tên Dung (chuyên đòi nợ thuê) dẫn theo đám côn đồ đến hăm dọa buộc bà Lý trả thêm 400 triệu đồng. Dung còn bắt con gái bà Lý ghi giấy nhận nợ, nhiều lần gọi điện, nhắn tin, cho đàn em đến "khủng bố" và dọa "xử" cả nhà bà Lý. "Chuyện rủi ro xảy ra ngoài ý muốn, tôi không quỵt nợ anh Phong nhưng anh ấy làm quá đáng khiến cả nhà tôi rất hoang mang. Mấy tháng nay chúng tôi như bị giam lỏng trong nhà, không dám ra ngoài. Rất mong cơ quan chức năng có biện pháp can thiệp giúp gia đình tôi" - bà Lý nói.
Theo CATP