Thiếu nữ Afghanistan ngồi tù 12 năm vì bị cưỡng hiếp
Không chỉ là những đau đớn về thể xác, cơn ác mộng dài vẫn còn ở trước mắt Gulnaz khi cô buộc phải đưa ra quyết định nghiệt ngã: kết hôn với kẻ hãm hiếp mình, hoặc lĩnh án 12 năm tù.
Mới 20 tuổi, Gulnaz đang phải một mình nuôi con thơ trong một nhà tù ở Kabul, Afghanistan vì tội… bị cưỡng hiếp có thai.
Cho đến tận bây giờ cô vẫn không thể quên được dáng điệu của người đàn ông ấy, và cả cái mùi hôi nồng bốc lên từ bộ quần áo dơ dáy trên người hắn. Đó là một buổi chiều hơn hai năm về trước, khi cô ở nhà một mình cho mẹ đi thăm người ốm, hắn bất ngờ xông vào, khóa chặt cửa và cưỡng hiếp cô. Gulnaz rưng rưng kể lại: “Tôi hét lên trong sợ hãi, nhưng hắn đã kịp dùng tay bịt miệng tôi lại.” Ghê tởm thay, kẻ hãm hiếp Gulnaz không ai khác, chính là anh rể của cô.
Gulnaz phải quyết định lấy kẻ hãm hiếp mình hoặc chịu án 12 năm tù giam.
Cô đã toan giấu kín mọi việc, không nói với bất cứ ai, kể cả người thân trong nhà. Nhưng một thời gian sau, cô có cảm giác buồn nôn và biết mình đã dính bầu. Đứa con trong bụng cô là của kẻ đã làm nhục cô!
Ở đất nước Afghanistan, những cô gái vô tội bị cưỡng hiếp như cô không những không được cảm thông mà còn bị đưa ra phán xét. Tòa án kết tội cô ngoại tình, và ở tuổi 19, bụng đang mang bầu, Gulnaz phải lĩnh án giam 12 năm tù.
Quay trở lại với hiện tại, Galnaz đã sinh, một bé gái vô tội đang cùng phải chịu án tù với mẹ tại nhà giam Badam Bagh, Kabul. Trong lòng mẹ, đứa bé đang ngủ say. Gulnaz vừa ôm con, vừa bộc bạch về số phận éo le của cô cũng như nhiều người phụ nữ Afghanistan khác, về quyết định nghiệt ngã mà cô sắp phải đưa ra.
Video đang HOT
Tại đất nước Afghanistan, nếu một cô gái bị hãm hiếp hay lỡ “chưa chồng mà chửa” sẽ phải đứng trước hai lựa chọn: hoặc là chấp nhận lấy kẻ đã làm hại mình, hoặc sẽ bị kết tội thông dâm và phải ngồi tù 12 năm.
Nếu Gulnaz chấp nhận kết hôn, đứa trẻ sinh ra sẽ có một gia đình, còn người mẹ là cô không còn phải mang tai tiếng nữa. Tuy vậy, rất nhiều phụ nữ lâm vào hoàn cảnh như Gulnaz đã phải chết vì sự nhục nhã mà họ mang đến cho xã hội. Họ bị xã hội kỳ thị, hắt hủi, bị gia đình mắng nhiếc, đánh đập tàn bạo. Nhiều người nói, nếu Gulnaz quyết định kết hôn, không sớm thì muộn cô cũng chết dưới tay của gia đình nhà chồng. Còn người đàn ông đang bị kết tội cưỡng hiếp cô, dù vẫn khăng khăng chối tội, vẫn thản nhiên tuyên bố rằng, nếu ra tù Gulnaz sẽ bị giết chết. Nhưng hắn ta khẳng định, không phải gia đình kẻ đốn mạt đó, mà chính những người thân của cô sẽ giết chết cô bởi họ không thể chấp nhận có một người con như thế.
Dù gì thì nhà giam hiện tại vẫn là nơi an toàn nhất cho cô và đứa bé. Nhưng, cô không muốn phải chôn vùi tuổi xuân của mình trong nhà tù, và liệu 12 năm sau ra tù, cộng đồng có chấp nhận cô không? Nhìn đứa bé con vô tội cũng đang phải sống trong nhà giam lạnh và u ám cùng mẹ, cô không cam lòng. Cô tâm sự: ” Đã nhiều lần tôi tự hỏi liệu mình có thể bắt đầu lại, ra tù và chấp nhận lấy người đàn ông đó?” Phải đưa ra sự lựa chọn lúc này thật là quá khó khăn với Gulnaz, và không còn cách nào khác, Gulnaz đành chấp nhận sống cùng người đàn ông cô từng ghê tởm ấy chỉ để con gái cô có người gọi là cha.
Càng đáng buồn hơn khi biết những mảnh đời như của Gulnaz không hề hiếm ở Afghanistan…
Hồng Minh
Theo Bưu điện Việt Nam
Chân dung cơn ác mộng của nước Mỹ
Năm 2010, nhiều người Mỹ sống dưới mức tối thiểu hơn bất kỳ thời điểm nào từ năm 1959 khi Cục thống kê dân số Mỹ bắt đầu thu thập dữ liệu. Ác mộng của nước Mỹ đó là cuộc khủng hoảng bần cùng.
Tháng 1 vừa qua, phóng viên ảnh được báo Time ủy quyền Jaokim Eskildsen bắt đầu ghi lại hình ảnh cuộc khủng hoảng bần cùng ở Mỹ, vốn đang lớn dần và hiện đã ảnh hưởng tới gần 46,2 triệu người Mỹ. Đi tới New York, California, Louisiana, South Dakota và Georgia trong hơn 7 tháng, Eskildsen đã dùng hình ảnh ghi lại hình ảnh của những người đang đối mặt với cảnh đói nghèo - chân dung cơn ác mộng của Mỹ.
Eskildsen vô cùng ngạc nhiên khi thấy cảnh bần cùng lan tràn khắp ở Mỹ như thế nào. "Một khi bắt đầu đào xới, bạn sẽ thấy những người sống trong bần cùng xuất hiện ở mọi nơi. Rất nhiều người nói thất vọng về Giấc mơ Mỹ, và những gì họ thấy là Hiện thực nước Mỹ".
Eric, 3 tuổi, sống cùng ông bà, cha mẹ, 2 anh chị trong một ngôi nhà lưu động dành cho công nhân nông trại di cư tại Firebaugh, California. Bà của Eric và cậu bé thường phải đi bộ 3,2km tới trung tâm cộng đồng địa phương để nhận đồ ăn miễn phí.
Các lao động nông trại di cư ngồi bên ngoài một ngôi nhà ở Firebaugh, tại thung lũng trung tâm California. Albino, trái, và Javier, ngồi giữa, từ Mexico tới Mỹ vào những năm 1970.
Gia đình của Darla, 48 tuổi và Todd Rooks, 46 tuổi, làm nghề đánh cá ở Louisiana đã nhiều thế hệ. Kể từ vụ tràn dầu của BP, thu nhập từ đánh cá, câu tôm và bắt sò của họ hoàn toàn biến mất và cả nhà buộc phải rời nhà để sống trên tàu đánh cá.
DJ, 7 tuổi tới ở trên con thuyền của ông bà cùng với em trai Eli 3 tuổi để học nghề của gia đình. Hiện, gia đình hai em đang chờ BP phê chuẩn kiến nghị bồi thường của họ và vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào.
Eli nằm trên võng trên con thuyền của ông bà. Bà cậu bé là Darla nói, bà không muốn bé trở thành gương mặt của bần cùng. "Tôi không muốn nhận lương thực phân phát, tôi không muốn sống nhờ phúc lợi. Tôi muốn trở thành gương mặt thịnh vượng...tôi muốn cá".
John Moon sống khổ hạnh ở Athens, một trong những nơi nghèo nhất của bang Georgia. Đồ đạc duy nhất của người đàn ông này là chiếc giường. John vừa chuyển nơi sinh sống từ một căn hộ nhỏ sang một chiếc xe móc để tiết kiệm tiền thuê nhà. John sống nhờ vào phúc lợi an sinh xã hội và phiếu phát lương thực.
Jennifer Rhoden, 27 tuổi và bạn trai buộc phải sống dưới một chân cầu vượt ở New Orleans do không thể trả tiền thuê nhà.
Theo VietNamNet
Những giấc mơ diễm tình Có bao giờ bạn mơ thấy bạn được ôm ấp, vuốt ve vừa mạnh bạo vừa dịu dàng bởi một người đàn ông không nhìn rõ mặt? Hormone sẽ còn thể hiện vai trò nhiều hơn nữa trong những giấc mơ khi bạn đang mang thai. Những giấc mơ diễm tình biến đi và bạn mơ nhiều hơn về động vật, về nước...