Thiếu nữ 18 tuổi ở Hà Nam đi xin việc ở đâu cũng bị từ chối vì không có giấy khai sinh
Trải qua 2 đời chồng sinh được 4 người con, đứa lớn nhất đã 20 tuổi, đứa nhỏ 8 tuổi nhưng tất cả đều không có giấy khai sinh.
Bà Yên cùng đứa cháu ruột (không có giấy khai sinh).
Theo phản ánh của bà Phạm Thị Yên (59 tuổi, ở thôn Quan Lạng, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) em gái bà là chị Phạm Thị Hạnh (SN 1969) có tới 4 người con, nhưng chưa đứa nào có giấy khai sinh, hai cháu lớn đã đến tuổi lao động, đi xin việc ở đâu người ta cũng không nhận khiến gia đình lo lắng.
Bà Yên cho biết, năm 1999 chị Hạnh vào miền Nam sinh sống và kết hôn, sau đó sinh được 2 người con là Phạm Văn Đô (SN 2000), Phạm Thị Ngọc (SN 2002). Vài năm sau đó vợ chồng chị Hạnh xảy ra mâu thuẫn nên đã chia tay.
Đến năm 2006 chị Hạnh lại cưới chồng ở Vũng Tàu và sinh được 2 người con nữa là cháu Phạm Văn Công (SN 2007), Phạm Văn Danh (SN 2012). Cũng như lần trước vợ chồng chị Hạnh lại đường ai nấy đi sau vài năm sinh sống.
Sau khi ly hôn, chị Hạnh cùng 4 người con đi lang thang khắp nơi, không có chỗ ở nên chị phải đưa các con ra gầm cầu sinh sống. Hàng ngày chị để lại 4 đứa con tự trông nhau để đi phụ hồ thuê. Thấy hoàn cảnh chị Hạnh khó khăn nên một người đã cho mẹ con con chị ở nhờ trong một căn nhà cũ, căn nhà này gia chủ đã bỏ hoang từ lâu.
Video đang HOT
“Em gái tôi tính cách không được khôn ngoan như người bình thường. Sinh được 4 người con nhưng không đi làm giấy khai sinh cho các con, thế nên từ bé các cháu không được học hành gì cả”, bà Yên nói.
Bà Yên mắt mù lòa bẩm sinh nên không lấy chồng.
Trước đó, chị Hạnh bỏ nhà đi biệt tích từ năm lên 10 tuổi, gia đình đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không có thông tin gì nên tưởng chị Hạnh đã chết. “Gia đình tôi đã lập bàn thờ để cúng giỗ cho em. Vì không biết em chết ngày nào nên đã cúng chung với ngày giỗ của bố mẹ”, bà Yên nói.
Theo bà Yên, hoàn cảnh gia đình bà rất khó khăn, bố mẹ mất sớm, nhà có 5 chị em, bà Yên là con cả, chị Hạnh là con út. Từ nhỏ bà Yên đã mắc bệnh mắt kém, sau này lớn lên bệnh tình càng nặng nên không lấy chồng.
Năm 2016, chị Hạnh bất ngờ trở về quê hương và kể lại toàn bộ sự việc, lúc này gia đình bà Yên rất vui nhưng cũng nhiều người trách móc chị Hạnh vì sinh ra 4 người con nhưng không đi làm giấy khai sinh cho các cháu.
Hiện tại chị Hạnh vẫn làm phụ hồ thuê ở trong Vũng Tàu, còn Đô (SN 2000) đang làm nghề sửa xe máy. Hai cháu Công (SN 2007), Danh (SN 2012) ở nhà trông nhau. Đầu năm 2019, Ngọc (SN 2002) được gia đình chuyển ra ngoài Bắc ở cùng với bác ruột (bà Yên).
Bà Yên cho biết, hồi cháu mới ra ở cùng, bà đã lên xã để xin làm giấy khai sinh cho Ngọc, nhưng phía xã bảo phải vào nơi Ngọc sinh ra để xin giấy chứng sinh thì mới làm được. “Em gái tôi ngày xưa lang thang khắp nơi, sinh con ra ở đâu nó cũng không nhớ thì tôi biết xin giấy chứng sinh cho cháu ở đâu đây” bà Yên thở dài.
Không có giấy khai sinh, từ bé cũng chẳng được học hành gì, thế nên từ ngày ra ở cùng bác, Ngọc chỉ quanh quẩn ở nhà cơm nước cho người bác mù lòa. Tương lai của 4 đứa cháu bà Yên là rất mù mịt.
Nguyễn Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Buộc thôi việc 2 viên chức giáo dục dùng bằng giả
Hai nữ nhân viên học đường đã dùng bằng giả để xin việc và trúng tuyển sau đó.
Chiều 27-12, UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) - cho biết Thanh tra huyện này đã vào cuộc xác minh và buộc thôi việc 2 nữ nhân viên của một trường cấp 2 dùng bằng giả để tham gia tuyển dụng viên chức giáo dục.
Hai nữ nhân viên là bà Phạm Thị Lan (SN 1989) - nhân viên y tế học đường và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (SN 1985) - nhân viên thiết bị trường học Trường THCS Sơn Thủy.
Trường THCS Sơn Thủy - nơi xảy ra vụ việc
Trước đó, UBND huyện Lệ Thủy tiến hành thanh tra việc "sử dụng bằng giả" đối với bà Lan khi dùng bằng tốt nghiệp trung cấp ngành Y sỹ y học cổ truyền và bà Thủy dùng bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tin học ứng dụng có dấu hiệu làm giả để tham gia xét tuyển.
Theo giải trình của bà Lan thì có học tại Trường Cao đẳng Phương Đông (Đà Nẵng) - chuyên ngành "Điều dưỡng đa khoa" nhưng vì đề án tuyển dụng của trường không tuyển điều dưỡng nên đã mua bằng Trung cấp Y sỹ y học cổ truyền loại giỏi để nộp hồ sơ xét tuyển và đã trúng tuyển.
Còn bà Thủy thừa nhận bản thân tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh (Nghệ An) chuyên ngành Tin học ứng dụng xếp loại khá. Tuy nhiên, đã mua bằng tốt nghiệp loại giỏi để nộp hồ sơ xét tuyển và trúng tuyển.
Thanh tra huyện Lệ Thủy sau đó đã có công văn đề nghị các trường cấp bằng tốt nghiệp cho 2 trường hợp bà Phạm Thị Lan và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy đối chiếu, xác minh và khẳng định 2 bằng tốt nghiệp mà 2 nhân viên này sử dụng là bằng giả.
H. Phúc
Theo nld.com.vn
4 nữ sinh bị dụ dỗ trốn gia đình đi Hà Nội tìm việc đã về nhà an toàn Do nghe lời dụ dỗ của một nhóm đối tượng trên mạng xã hội, 4 học sinh nữ đã cùng nhau bỏ học, trốn gia đình xuống Hà Nội tìm việc. Ảnh minh họa Qua quen biết với một nhóm đối tượng qua mạng xã hội Facebook, bị các đối tượng rủ rê, 4 học sinh nữ, trong đó 2 hoc sinh lớp...