Thiếu niên nói 2020: Hành trình kết nối yêu thương, cổ vũ lòng dũng cảm của học sinh Việt Nam
Qua 15 tập phát sóng, bên cạnh những câu chuyện lấy đi nước mắt của người xem ngay tại khoảnh khắc nhân vật chính nức nở, cũng có không ít những chia sẻ rất đời thường xuất hiện quanh ta mỗi ngày nhưng thực tế chẳng khi nào được để ý.
Điều khiến câu chuyện của mỗi em học sinh khác hẳn lời nói thường ngày chính là những tâm tư được cất lên từ chiếc bục dũng khí kỳ diệu. Nơi này như một viên pin khổng lồ sạc đầy can đảm cho các bạn nhỏ dám nói ra điều mình buồn lòng, ấm ức đối với bố mẹ, thầy cô, anh chị em hay bạn bè. Sao phải e dè khi Thiếu niên nói 2020 đã mang đến một cơ hội quý giá là được nói hết với những người mình yêu thương câu chuyện chẳng bao giờ được giải quyết trong thường ngày. Không sợ bố mẹ la, biết rằng sẽ được thầy cô thấu hiểu, muốn một lần nói “ra ngô ra khoai” với anh chị em trong gia đình – chính dũng khí này đã khiến chương trình chứng kiến hàng loạt câu chuyện không chỉ chân thật, thực tế mà còn ngập tràn cảm xúc.
Không ít lần những ông bố bà mẹ xuất hiện tại Thiếu niên nói 2020 bất ngờ vì con cái khắc ghi câu chuyện nhỏ nhặt, suy nghĩ vượt quá hình dung của phụ huynh hoặc nhắc lại một vấn đề tưởng đã ngã ngũ. Điều đó chứng tỏ nếu không có bục dũng khí của Thiếu niên nói, có biết bao lời cần nói đã bị phớt lờ vì lý do “Chỉ là suy nghĩ con nít”. Không có nhịp cầu Thiếu niên nói, bố mẹ, thầy cô mãi chỉ biết con cái, học trò phải chăm ngoan, học giỏi mà không hề biết: Tuổi thiếu niên cũng có chính kiến riêng và độ tuổi nào trong cuộc đời cũng cần được lắng nghe. Những lời nói có khi hồn nhiên, vô tư, có lúc lại nặng nề suy tư dù đúng hay sai, cần thiết hay chưa phù hợp cũng cần được người lớn chia sẻ. Chỉ có các bạn thiếu niên – với tình cảm, tâm tư ở độ tuổi đặc biệt ấy mới biết tầm quan trọng của việc được bố mẹ, thầy cô tin tưởng cũng như ai đã trải qua rắc rối với anh chị em, mắc kẹt với một tâm tư, ước mơ nào đó mới hiểu: có được dũng khí nói ra quan trọng nhường nào. Và thật may mắn, Thiếu niên nói đã xuất hiện.
Thiếu niên nói 2020 giúp bố mẹ, người thân biết được vấn đề tâm lý của con cái như vì sao bố mẹ thương em hơn mình, bố mẹ phản đối sở thích của con hay bố mẹ không dành thời gian cho con cái… Ngược lại, các em học sinh cũng có cơ hội được chứng tỏ rằng mình đã đủ lớn để san sẻ với bố mẹ những gánh nặng cuộc sống khi bố mẹ đơn thân nuôi con – bố mẹ làm nghề lao động vất vả để con được đến trường, rằng ước mơ và đam mê sẽ dẫn lối cho thế hệ học trò mới chạm đến thành công chứ không phải đi theo lối mòn được định sẵn. Nhờ có bục dũng khí, các em học sinh có cơ hội bày tỏ tình cảm với giáo viên và “nói thẳng nói thật” về mọi khía cạnh học đường như áp lực điểm số, cái mác “con nhà người ta” hay định hướng nghề nghiệp, sở thích – năng khiếu… Đó cũng là nguồn động lực giúp cho các thế hệ nhà giáo vững bước theo đuổi sự nghiệp “trồng người”. Những câu chuyện về bạn bè, trường lớp tưởng “nhẹ đô” lại nhiều lần khiến người xem rơi nước mắt vì cảm xúc đong đầy, vì những kỷ niệm trong veo đáng trân quý.
15 tập phát sóng, chiếc bục dũng khí của Thiếu niên nói 2020 đã chứng kiến hàng loạt câu chuyện gây xúc động mạnh mẽ, mang đến tiếng cười nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chia sẻ chân thành giữa 2 “ thế giới”: trẻ con và người lớn. Chắc chắn, chẳng bố mẹ nào quên được những lời con mình “rút hết ruột gan” thổ lộ và cũng không bạn thiếu niên nào không nhớ lời tâm tình, giải thích và kỳ vọng của bố mẹ, thầy cô sau mỗi câu chuyện được nói lên. Nhiều điều tưởng khó nói nhất hoặc dẫu có nói người lớn cũng không bận tâm, những suy nghĩ vốn ghìm chặt qua bao năm tháng ấm ức đã được nói ra như thế – nhờ chiếc bục dũng khí của Thiếu niên nói 2020.
Dù chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn những câu chuyện thực tế ngoài kia nhưng những màn chia sẻ xuất hiện trên bục dũng khí đã phần nào phản ánh các vấn đề nổi cộm nhất trong học đường, mối quan hệ gia đình và ước mơ, nguyện vọng của học sinh Việt Nam.
Thứ nhất, có thể thấy, mẩu chuyện quen thuộc nhất tại Thiếu niên nói mùa đầu tiên là bố mẹ thiên vị tình cảm, so sánh giữa các con trong gia đình, anh chị em “gỡ nút” hiểu lầm, bố mẹ không ủng hộ sở thích, năng khiếu nghệ thuật của con cái. Đặc biệt gây xúc động là những chia sẻ con cái dù nhỏ tuổi vẫn lo lắng cho sức khỏe và nỗi vất vả của đấng sinh thành.
Thứ 2, vấn đề học đường nổi bật nhất suốt 15 tập phát sóng là áp lực điểm số, quá trình cải thiện thành tích học tập nhờ thầy cô tận tụy, hết lòng hoặc những lời xin lỗi chân thành mà các em học sinh lấy hết dũng khí gửi đến thầy cô giáo. Những mẩu chuyện về châm chọc ngoại hình, bạo lực học đường dù ít ỏi nhưng vẫn đủ gióng lên hồi chuông cảnh báo để bố mẹ, thầy cô kịp thời quan tâm các em học sinh.
Thứ 3, chủ đề nổi bật xuất hiện xuyên suốt chương trình chính là định hướng nghề nghiệp, ước mơ tương lai của các em học sinh. Mong muốn theo đuổi nghệ thuật, làm Youtuber – Streamer và tìm hiểu về ngành học, quan tâm đến sự nghiệp cho thấy trẻ em ngày nay đã sớm làm chủ cuộc đời thay vì nghe theo bố mẹ. Ủng hộ hay phản đối, phù hợp hay còn phải chờ thời gian thay đổi suy nghĩ, ước mơ của các em học sinh đều cần được bố mẹ, thầy cô lắng nghe và thấu hiểu.
Thiếu niên nói 2020 đã giúp người lớn nắm rõ được vấn đề tâm lý thường gặp nhất ở các em học sinh Việt Nam hiện nay. Từ đó, dù bục dũng khí không hiện hữu trong đời sống thường ngày nhưng bố mẹ, thầy cô, người thân hoàn toàn có thể quan tâm, định hướng cho con em thay vì “đụng chuyện mới nói” như trước đây. Về phía các bạn thiếu niên, chẳng cần bước lên bục dũng khí cũng đã có kinh nghiệm, sự tự tin để nói với: “Bố mẹ đừng để con hiểu lầm là em được thương hơn con nhé”, “Bố mẹ đừng quá coi trọng điểm số và thành tích” hay “Con muốn trở thành ca sĩ”, “Bố mẹ đừng nghĩ con là con nít nữa”, “Con sẽ thành công, gia đình phải tin tưởng con chứ” hoặc “Thầy ơi – cô ơi, con thấy có bạn là nạn nhân của Body Shaming – bạo lực học đường”, “Con biết lỗi rồi, con xin lỗi thầy cô”…
Sức ảnh hưởng của Thiếu niên nói 2020 được minh chứng qua những con số ấn tượng. Cụ thể, màn chia sẻ của cậu bé Ngọc Sơn ganh tỵ với mèo cưng của bố mẹ đạt 2.4 triệu view; tâm sự về cô và mẹ là những phụ nữ Ninja Lead cán mốc 1.4 triệu view. Đặc biệt, thành công nhất là chuỗi series những câu chuyện “đẫm nước mắt” về các hoàn cảnh gia đình khiếm khuyết như con mất cha, bố mẹ đổ vỡ trong hôn nhân, sống trong nghèo khó hay nghịch cảnh nhưng có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, đạt đến con số trung bình 2.65 triệu view. Những con số này không đơn thuần diễn tả sức hút và sự quan tâm của khán giả dành cho chương trình mà đó là biểu hiện của sự đồng cảm, giá trị yêu thương được kết nối và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Trải dài 15 tuần phát sóng qua 3 tháng, ngoài hàng chục câu chuyện được chia sẻ tại bục dũng khí Thiếu niên nói 2020, sẽ vẫn còn những tình huống và trường hợp xảy ra tương tự nhưng chưa được nêu lên trong 15 tập. Khi các bạn học sinh lắng nghe những câu chuyện trong chương trình, họ không chỉ đồng cảm mà còn được tiếp thêm động lực và sức mạnh để dũng cảm nói ra với bố mẹ, thầy cô những điều mà các bạn thường hay né tránh. Ngược lại, bố mẹ và thầy cô cũng chủ động hoặc mở lòng đón nhận những chia sẻ, tâm tư đến từ con trẻ.
Để phù hợp với khán giả và môi trường học đường tại Việt Nam, đội ngũ ê-kíp của chương trình đã có những đổi mới mang tính sáng tạo và kịp thời. Trong nỗ lực truyền tải những thông điệp tích cực đến với cộng đồng, sự xuất hiện của các ngôi sao, chuyên gia đầu ngành, nhà tâm lý giáo dục trong nước và quốc tế đã mang đến những chia sẻ, kinh nghiệm giá trị. Góc nhìn đa chiều, sâu sắc ở mọi vấn đề, lời khuyên từ chuyên gia và người nổi tiếng đã từng là trẻ con và đang là bố mẹ còn đặc biệt gần gũi để câu chuyện nào cũng được giải quyết hợp tình hợp lý.
Từ những câu chuyện được các em thiếu niên chia sẻ tại bục dũng khí, người nổi tiếng và các chuyên gia không đơn thuần chỉ gợi ra vấn đề hay cho lời khuyên mà còn phân tích và định hướng cách giải quyết đúng theo tâm lý trẻ nhỏ và phụ huynh.
Suốt 15 tập phát sóng, bục dũng khí Thiếu niên nói 2020 đã chào đón dàn MC trẻ trung nhưng vô cùng tâm lý: Gil Lê – Khả Ngân – Jun Phạm – Phương Mỹ Chi – Thu Quỳnh – Bảo Hân – Quang Anh – Ali Hoàng Dương – Diệu Nhi. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Nam Thư, cầu thủ Quang Hải, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh – Lưu Thiên Hương, nhạc sĩ Cao Bá Hưng – Bùi Công Nam, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, cặp đôi Nam Anh – Nam Em, cặp đôi Trung Anh – Việt Anh của 1977 Vlog, vũ công Quang Đăng, vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên, Nữ hoàng Dancesport Khánh Thy, diễn viên – MC Ốc Thanh Vân, gia đình Thúy Hạnh – Minh Khang, đôi bạn Thiện Nhân – Hoàng Anh, siêu mẫu Lan Khuê, ca sĩ Đức Phúc, ca sĩ Erik, ca sĩ Minh Như, nhà thiết kế Công Trí đã tạo nên sự khác biệt của Thiếu niên nói mùa đầu tiên tại Việt Nam: có màu sắc giải trí nhưng vẫn bám sát chủ đề giải mã tâm lý thiếu niên, những lời khuyên từ kinh nghiệm thực tế nhưng vô cùng gần gũi và đáng tin cậy.
Đặc biệt, Thiếu niên nói 2020 còn đặc biệt nhạy bén, nắm bắt tình hình thực tế. Kể từ tập 6 của chương trình với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Thiếu niên nói đã kịp thời lồng ghép thêm những nội dung tuyên truyền, đưa thông tin tích cực để cổ vũ tinh thần cùng nhân dân đoàn kết chiến thắng dịch bệnh. Từ những bài hát mang thông điệp ý nghĩa cảm ơn y bác sĩ đến điệu nhảy cổ động Ghen Cô Vy, cập nhật tình hình học đường trong mùa dịch và nhiều lời chúc động viên đến từ người nổi tiếng đã vực dậy tinh thần của mọi người và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng.
Khép lại 15 tập phát sóng, Thiếu niên nói 2020 có thể được xem đã hoàn thành gần như trọn vẹn vai trò tiên phong, dẫn dắt và gắn kết cảm xúc giữa các thế hệ đến gần nhau hơn. Không đơn thuần là mang những câu chuyện, tâm tư, tình cảm của các em nhỏ lên sóng truyền hình, Thiếu niên nói mở ra một góc nhìn mới mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn hiểu hơn về những diễn biến tâm lý của con trẻ.
Với những đổi mới và sáng tạo, Thiếu niên nói hứa hẹn sẽ còn lan tỏa hơn nữa ở mùa kế tiếp để mang những điều ý nghĩa, tích cực đến với cộng đồng và sự phát triển lâu dài của thế hệ thiếu niên Việt Nam.
Xem Thiếu niên nói 2020 mới thấy: Phương Mỹ Chi chín chắn - khiêm tốn, tư vấn tâm lý khéo léo chuẩn điểm 10
Phương Mỹ Chi ghi điểm khi trổ tài tư vấn tâm lý khéo léo trong tập 8 Thiếu niên nói 2020.
Xuất hiện trong tập 8 Thiếu niên nói 2020 với vai trò người dẫn chương trình cùng Gil Lê, Phương Mỹ Chi ghi điểm vì khả năng kết nối duyên dáng, tự nhiên. Dù là MC nhỏ nhất của show thực tế dành riêng cho lứa tuổi học trò nhưng không vì thế mà "chị Bảy" thiếu kinh nghiệm khơi gợi, giải quyết câu chuyện cùng nhân vật chính. Ngược lại, vì đang còn ngồi trên ghế nhà trường, sớm tham gia nghệ thuật nên Phương Mỹ Chi gần như đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lắng nghe, chia sẻ và tư vấn tâm lý cho các bạn học sinh.
Tập 8 Thiếu niên nói 2020.
Khi Phương Mỹ Chi lắng nghe câu chuyện cô bạn Hoàng Yến làm bố mẹ buồn lòng vì nảy sinh tình cảm học trò cũng như chứng kiến không khí căng thẳng giữa 2 bố con ngay giữa lúc lời xin lỗi muộn màng được nói ra, "chị Bảy" đã có những chia sẻ khiến cả người trong cuộc lẫn khán giả vỡ òa tâm đắc. "Yến ráng mở lòng với cha. Ở nhà, cứ ăn cơm hay đi học về, cứ hỏi thăm cha bình thường. Từ từ, cha cũng sẽ nguôi giận. Nếu Yến về nhà không hỏi gì cha hết, cầm tô cơm vào phòng ăn, nhiều lúc cha muốn tha lỗi thì hành động đó càng khiến cha bực bội" - Phương Mỹ Chi khuyên nhủ Hoàng Yến.
Câu chuyện của Hoàng Yến,
Khép lại câu chuyện cô con gái dù đã xin lỗi vẫn bị bố lạnh nhạt, Phương Mỹ Chi dù chỉ mới 17 tuổi vẫn có được bài học sâu sắc dành cho các bạn: " Lời xin lỗi được nói ra phải đi đôi với trách nhiệm. Hãy chủ động hỏi thăm, săn sóc cha. Thường xuyên ngồi ăn cơm với gia đình để cha mẹ thấy được sự hối lỗi của em".
Là giọng ca nhí nổi tiếng bước ra từ sân chơi The Voice Kids 2013, Phương Mỹ Chi khiến nhiều bạn nhỏ có đam mê âm nhạc ngưỡng mộ. Kinh nghiệm hoạt động nghệ thuật khiến "chị Bảy" có những lời khuyên hợp tình hợp lý, đúng tâm trạng của các bạn muốn trở thành ca sĩ nhưng không được gia đình ủng hộ hoặc thích làm nghệ sĩ nhưng không tự tin về tài năng.
Khi lắng nghe câu chuyện của cậu bạn Thành Danh với ước mơ làm ca sĩ nhưng khá tự ti về giọng hát, Phương Mỹ Chi nhẹ nhàng động viên: "Mình nhận thấy bạn hát chưa được tốt lắm. Mỹ Chi nghĩ, việc bạn cần trau dồi và tiếp thu ý kiến thêm rất tốt cho bạn. Cứ cố gắng đến khi nào tự tin hết mức đến lúc đó có thể thấy được tài năng thật sự của mình".
Câu chuyện của Thành Danh.
Đặc biệt đồng cảm với cô bạn Cẩm Hồng khi đều đam mê ca hát và có 1 người bố giàu tình cảm nhưng trầm tính, ít nói, Phương Mỹ Chi đã ra sức gắn kết 2 bố con mâu thuẫn nhau sau quá nhiều chuyện xảy ra trong gia đình. "Chị Bảy" khuyên Cẩm Hồng đồng thời trấn an bố cô bạn - mở ra hướng đi khá hợp lý cho câu chuyện nan giải: "Mỹ Chi may mắn hơn bạn một xíu vì bén duyên với nghệ thuật trước. Thế nhưng bạn yên tâm đi, hết lớp 12 rồi bạn vào sân khấu điện ảnh vẫn chưa muộn. Chỉ còn 1 năm nữa thôi, bạn cố gắng lên".
Câu chuyện của Cẩm Hồng.
Phương Mỹ Chi còn tận dụng giọng hát thiên phú để tạo không khí gần gũi, xuống tận chỗ đứng của bố mẹ Cẩm Hồng hát tặng gia đình 1 câu vọng cổ khiến "cả nhà đều vui", bố con tươi cười sau câu chuyện đầy căng thẳng. Các fan càng ấn tượng hơn với Phương Mỹ Chi khi "chị Bảy" khiêm tốn nhận mình chỉ biết hát 1 câu chứ không ca mùi mẫn, tài tình như bố Cẩm Hồng. Khéo léo và duyên dáng thế này, bảo sao khán giả không yêu thích, ủng hộ khi Phương Mỹ Chi dẫn chương trình Thiếu niên nói 2020.
Đừng quên đón xem tập 9 Thiếu niên nói 2020 lên sóng lúc 21h Chủ nhật 5/4 trên VTV3 và cập nhật thông tin độc đáo nhất về chương trình tại SAOStar.
Minh Đạo
Nữ sinh lớp 11 tự hào làm ngôi sao may mắn cho thầy: Hết lấy vợ đến sinh con, ước gì được nấy Có lẽ thầy giáo may mắn sẽ không bao giờ quên được lứa học trò mang đến cho mình may mắn vì lấy vợ sinh con "cầu được ước thấy". Trong tập 7 Thiếu niên nói 2020, nữ sinh Kim Ngân học lớp 11 trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Tư thục Hồng Đức, TP. HCM đã bước lên...