Thiếu nhi “thăm” Trường Sa qua sách
“Trường Sa có những mái ngói đỏ khang trang, những vườn rau xanh ngắt, có các chú hải quân ngày đêm gác biển, có tiếng cười trẻ thơ rộn rã…”.
Không chỉ có nắng gió, bụi đá như người ta lầm tưởng, qua lời kể của hai nhân vật cún Nô và mèo Mi trong bộ sách dành cho thiếu nhi “Cùng Mi & Nô thăm đảo Trường Sa”, Trường Sa trở nên vô cùng sống động, gần gũi và thân thiết. Những hình ảnh minh họa đầy màu sắc cùng nội dung trong sáng, dễ hiểu trong bộ sách này sẽ khơi dậy niềm tự hào và ý thức về chủ quyền đất nước một cách tự nhiên trong lòng độc giả nhỏ tuổi. Bộ sách gồm 4 cuốn, giá 15.000 đồng/cuốn vừa được Công ty Phan Thị phát hành.
Theo ANTD
Công trình để đời của 'Hưng cụt'
Gần 10 tháng trời với ròng rã 2000 ngày công, người đàn ông một tay này đã hoàn thành công trình dẫn nước dài trên 2.200 mét, sâu từ gần 5 mét, trải qua 9 ha đất của 4 quả đồi để dẫn con nước về với làng.
Ông là Đinh Xuân Hưng (SN 1958) ở xóm Rôốc, xã Xuân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình.
Bà con làng xóm gọi ông là Hưng "cụt" vì năm lên 9 tuổi, giặc Mỹ ném bom trúng cả nhà khiến bố mẹ bị thương nặng, em gái gãy chân, ông thì đứt lìa cả cánh tay.
Nhưng không vì thế mà ông chịu khuất phục số phận, và cái tên Hưng "cụt" đã thành 'thương hiệu' trong lòng người dân nơi đây.
"Lừa" vợ bán đôi bò để làm... thủy lợi
Video đang HOT
Năm 1983 ông và bà Đinh Thị Việt nên duyên, nhà đông con nên thiếu ăn quanh năm. Ông bàn vợ bỏ làng, đưa cả nhà lên vùng Rốôc, thôn Minh Xuân, xã Xuân Hoá lập nghiệp.
Lên vùng Rốôc rồi, cái nghèo vẫn bám vì ở đây thiếu nước để tưới tiêu, sau nhiều đêm thức trắng, ông bàn với bà Việt bán đôi bò, tài sản lớn nhất lúc đó của gia đình để làm thủy lợi.
Từ hôm đó, người dân xóm Rốc cứ thấy dáng người nhỏ choắt, đi nghiêng nghiêng về bên trái loanh quanh trên mấy triền đồi.
Con mương có chỗ sâu gần 5 mét
Hai tháng sau ông đưa cho vợ một tờ giấy nhiều chữ có dấu đỏ chót rồi nói với giọng chắc nịch: "Đó, bà coi đi, đây là "hồ sơ" trình làm thủy lợi của tui, ủy ban xã đồng ý rồi. Vì vậy, bà không đồng ý bán bò thì không được".
"Lừa" vợ để bán đôi bò xong, ông lại vận động 13 hộ trong xóm cùng làm thủy lợi, sau khi bắt tay vào làm, khe núi toàn bị đá chặn cứng, dân xóm Roốc bỏ hết, chỉ còn 5 hộ.
Con mương dài 2000m, rộng từ 0,6 đến 1m, có chiều sâu trung bình chỉ 1m, nhưng có chỗ sâu gần 5m. Bốn đoạn phải đào vòng vắt qua bốn triền đồi, phải có ống nhựa hoặc gang, đoạn mương qua triền đá ở đồi thứ hai phải xẻ bằng mìn mới được, lúc mọi người nghỉ thì ông Hưng lại tất tả coi lại tuyến, chạy vật liệu đến vẹt cả đôi dép.
Gần 2000 ngày công cuối cùng cũng thành hình, ông làm rọ đá cao gần 3m chắn dòng suối đã bắt con nước chảy dọc sườn đồi về với ruộng. Hai đoạn băng qua hai con suối khác phải làm ống dẫn đi ngầm.
Ông vẫn chăm chỉ làm việc dù chỉ còn một cánh tay.
"Đến ngày thông tuyến, tôi chỉ dám núp trong bụi cây nhìn ra, tôi sợ lơ có vấn đề gì thì biết ăn nói thế nào với bà con, với cặp bò trót "lừa" vợ bán đi", ông thật thà kể.
Ông đã lắp xắp chạy theo dòng nước như đứa trẻ được quà khi những nhát cuốc của người con trai nện vào bờ đất, dòng nước bị nén lâu ngày vỡ òa réo ồ ồ chảy vào mương, nước vòng qua đồi, xiên đá, tràn thỏa thuê xuống ruộng.
Từ công trình "thủy lợi xóm" đầu tiên
Trước đây, người dân xóm Roốc không đủ ăn, từ khi có nước về, cả xóm bắt tay vào cải tạo ruộng khô thành ruộng nước, đất cằn trở nên đất thục, qua hai vụ lúa đầu tiên có nước ông thu được 4 tấn thóc, giờ đây mỗi năm gia đình ông làm được gần 7 tấn lúa.
Khi cái ăn đã không còn là nỗi lo, ông nghĩ đến việc làm giàu trên chính mảnh đất của mình, ông vay vốn để nuôi lợn, trồng chuối, nuôi ong lấy mật.
Không những thế, ông còn cùng các con cải tạo hai hố bom cạnh nhà thành ao nuôi cá. Sau đó đào thêm hai ao nữa, nâng diện tích ao của gia đình lên gần 2.000m2 với đủ các loại cá trắm, rô, mè, chép...
Bà con trong xóm rất khâm phục nghị lực của người đàn ông chỉ còn 1 tay.
Gia đình ông và các hộ ở đây đang đầu tư trồng rau sạch (rau cải, bầu, bí, cà...). Ngay từ những vụ rau đầu tiên, tiểu thương từ thị trấn Quy Đạt vào mua tận gốc với giá khá cao nên đầu ra không phải là nỗi lo nữa.
Được hỏi về chồng mình, bà Việt cười hiền từ: "Khi nghe ông ấy nói bán bò làm thủy lợi, tôi phát hoảng, nhưng thấy ông ấy mất ăn mất ngủ tôi cũng thương. Bây giờ, nhìn thành quả mà ông ấy làm được tôi lại thấy may mắn vì trước đây ông ấy đã "lừa" tôi bán bò".
Với những thành quả đó, ông đã vinh dự được Hội người khuyết tật Việt Nam tặng bằng khen, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình và huyện Minh Hoá cho Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong thời kỳ đổi mới.
Nay đã là "chủ" của một trang trại nhưng ông vẫn chân chất, mộc mạc như ngày nào, luôn cởi mở chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế trang trại với bà con lối xóm.
Đặc biệt là mấy năm trở lại đây, nhiều đôi nam nữ sau khi đăng kí kết hôn đã tìm đến bản Rốc sinh sống, nhờ ông chỉ dẫn cách làm ăn, phát triển trang trại, ổn định cuộc sống.
Hải Sâm
Theo_VietNamNet
Lời tri ân từ gia đình người lính phi công hy sinh 22 năm trước Chị Nguyễn Thị Lan, vợ của người lính phi công tử nạn trong vụ trực thăng cứu hộ bị rơi năm 1992, rất xúc động vì sự sẻ chia của bạn đọc Dân trí dành cho mình. Mỗi lần nghe tin máy bay rơi, thân nhân của 7 người lính đã hy sinh trên chiếc trực thăng cứu hộ gặp nạn ở Nha...