Thiếu nguyên liệu tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, tình trạng thiếu nguyên liệu nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp. Nhiều đơn hàng trong các ngành công nghiệp điện tử, dệt may, da giày giảm mạnh.
Cụ thể, đã có ít nhất 70% đơn hàng xuất khẩu của các ngành dệt may, da giày bị hoãn, hủy và tạm thời không có đàm phán các đơn hàng mới trong tháng 4 và tháng 5/2020 do các chính sách hạn chế mua săm, hạn chế tụ tập đông người, đóng cửa các trung tâm thương mại lớn của châu Âu và Mỹ.
Video đang HOT
Thiếu nguyên liệu tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. (Ảnh minh hoạ)
“Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng giảm sâu như: ô tô giảm 23,8%; xe máy giảm 16,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8,5%; thức ăn gia súc giảm 7,8%… Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước như linh kiện điện thoại tăng 28,5%.
Như vậy, có thể thấy trong các ngành công nghiệp chủ lực thì ngành điện tử vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt trong khi đó hầu hết các ngành khác đều đã chịu những ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh, đặc biệt như các ngành sản xuất ô tô, đồ uống, ngành dệt may, da giày cũng đã bắt đầu chịu nhiều tác động hơn từ dịch bệnh so với quý 1″ – ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết./.
Tổng cục Thống kê: Gần 18.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 4/2020 đã có 17.800 DN quay trở lại hoạt động. Trong đó, tháng 4 có số DN quay trở lại hoạt động nhiều nhất, với số lượng lên đến 3.810 DN.
Tháng 4 là tháng có số DN quay trở lại hoạt động nhiều nhất với số lượng lên đến 3.810 DN, tăng 11,3% so với tháng trước. Tính đến cuối tháng 4/2020 đã có 17.800 DN quay trở lại hoạt động.
Điều này cho thấy tín hiệu tích cực của nền kinh tế - một bộ phận DN đang tái khởi động để chuẩn bị đón cơ hội kinh doanh mới khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Theo nhiều DN, lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất, khiến nhiều ngành công nghiệp có chỉ số tăng trưởng rất thấp so với cùng kỳ năm trước.
Những ngành sản xuất vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh, tập trung vào những sản phẩm phục vụ cho hoạt động chống dịch bệnh, như ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 25,9%; ngành sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế, giấy và sản phẩm từ giấy, hóa chất tăng 8 - 17%.
Về số DN thành lập mới trong tháng 4/2020, cả nước có 7.885 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 93.900 tỷ đồng. 4 tháng số DN thành lập mới ghi nhận lên đến 37.600 DN. Vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới trong tháng đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 11,2% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 4 tháng đầu năm có 5.100 DN hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có gần 4.600 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4,5%; 75 DN có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 8,7%.
Nhà đầu tư nên rót vốn vào đâu trong bối cảnh hiện nay? Câu hỏi trên đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế và các kênh đầu tư chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Khó có một câu trả lời chung cho tất cả, do có nhiều yếu tố cấu thành quyết định của mỗi nhà đầu tư, như: quy mô vốn, khẩu vị rủi ro mỗi người, đặc điểm thanh khoản của mỗi kênh......