Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cho ngành Logistics
Là quốc gia có thiên hướng về sản xuất, xuất khẩu nên ở Việt Nam, dịch vụ logistics từ đầu vào đến đầu cuối rất quan trọng cho việc vận hành chuỗi cung ứng.
Tốc độ phát triển, tiềm năng của dịch vụ logistics là rất lớn, tuy nhiên hiện tại chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng cho ngành còn nhiều hạn chế.
Nhân lực cho ngành Logistics đang là bài toán quan trọng của các doanh nghiệp hiện nay. Ảnh: V.Thế
Việc kết nối đào tạo giữa các trường đại học, hiệp hội, các doanh nghiệp (DN) và địa phương là rất cần thiết và cấp bách để nâng cao năng lực đáp ứng của ngành trong tương lai.
* Nhu cầu cao, nguồn cung thiếu và yếu
TS Mai Xuân Thiệu, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam nhận định, nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững logistics ở Việt Nam, nhưng chưa phát huy được vai trò. Việt Nam có khoảng 3 ngàn DN có hoạt động liên quan đến logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics sẽ trên 200 ngàn. Trong khi đó, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực logistics chỉ khoảng 10% nhu cầu của thị trường nên có thể nói nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tương tự, tại Đồng Nai, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát (chuyên dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải container và dịch vụ xuất nhập khẩu) cho hay, số lượng DN nội tỉnh làm về logistics bước đầu có phát triển nhưng quy mô nhỏ, hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp, lại bị cạnh tranh gay gắt với các đơn vị cung cấp dịch vụ của nước ngoài.
“DN vừa nhỏ, thiếu các kỹ năng, dịch vụ logistics chuyên nghiệp, lại cạnh tranh với nhau nên chưa lớn mạnh được, một phần cũng do nguồn cung ứng chất lượng nhân sự còn thiếu, các DN phải bỏ công đào tạo lại nhưng vẫn chưa nhiều” – ông Hưng nhận xét.
Video đang HOT
Với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hệ thống cảng biển nước sâu, hơn 30 khu công nghiệp và mạng lưới đường cao tốc, Đồng Nai có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm logistics của cả khu vực. Vấn đề là ngoài sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng thì công tác đào tạo cũng phải được tính toán càng sớm càng tốt. Việc tính toán quy hoạch logistics Đồng Nai là phải kéo được các DN không chỉ ở trong tỉnh mà các tỉnh, thành khác trong khu vực về làm dịch vụ xuất nhập khẩu. Hiện tại, nhiều DN của Đồng Nai vẫn đang phải làm dịch vụ xuất nhập khẩu ở TP.HCM, trong khi địa phương lại có lợi thế hơn hẳn về đường sông, hệ thống cảng có thể phát triển.
Về lâu dài, xu hướng dịch chuyển ra khỏi trung tâm đô thị sẽ là chủ đạo. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhất là về nguồn nhân lực, tỉnh sẽ rất khó nắm bắt và tận dụng được những lợi thế này.
Mở rộng kết nối để nâng cao năng lực đáp ứng
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam đòi hỏi sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan, bao gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, các DN logistics và các trường dạy nghề. Đặc biệt, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên trách với DN nhằm xác định chính xác nhu cầu lao động và tuyển dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ các trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics…
Nhận thấy được điều này, Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Trong đó, việc đào tạo nhân lực phục vụ ngành được xác định rất quan trọng gồm những nội dung đẩy mạnh đào tạo logistics, nhất là ở cấp đại học, nâng cao chất lượng và số lượng giảng viên về logistics. Đào tạo cơ bản về logistics cho cán bộ quản lý DN và cán bộ quản lý nhà nước. Kết nối các tổ chức đào tạo, DN logistics Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài.
TS Mai Xuân Thiệu cho biết thêm, Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam được thành lập trong năm nay cũng nhằm mục tiêu trên và Hiệp hội sẽ có nhiều kế hoạch để thúc đẩy sự liên kết, kết nối này.
Không chỉ mở rộng kết nối, đào tạo giữa nhà trường và DN mà sự bắt tay hợp tác của các DN với nhau cũng là điều rất cần thiết.
Ngày 5-11, Tập đoàn Hùng Nhơn, một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi với các trang trại chăn nuôi heo, gà tại nhiều tỉnh, thành Đông Nam bộ, Tây nguyên, cũng như các lĩnh vực bất động sản, sản xuất, thương mại khác, đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Thông Quan, một trong những DN logistics tiêu biểu của Đồng Nai. Theo đó, hai bên hướng tới hợp tác nhằm đầu tư phát triển áp dụng công nghệ thông tin 4.0 trong hoạt động logistics; dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan; dịch vụ vận chuyển đa phương thức, các mặt hàng siêu trường, siêu trọng; dịch vụ thương mại mua bán, xuất nhập khẩu hàng nông sản, kết nối nhà cung cấp và phân phối trong nước và quốc tế; dịch vụ thuê kho bãi.
Ông Đặng Văn Điềm, Giám đốc Công ty TNHH Thông Quan cho biết, đây là cơ hội để DN nâng tầm hoạt động của mình. “Chúng tôi hy vọng việc hợp tác giữa 2 đơn vị sẽ tạo ra cơ hội cùng phát triển lâu dài, phối hợp chặt chẽ để thực hiện thành công các dự án khác trong tương lai, nhất là ở lĩnh vực vận tải, logistics và chuỗi cung ứng, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng một cách tốt nhất” – ông Điềm mong muốn.
Cần 400 nghìn tỷ đồng nâng công suất mạng cảng hàng không trong 10 năm tới
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Tại tờ trình này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400 nghìn tỷ đồng.
Ảnh minh họa: Vân Sơn/Báo Tin tức
Tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận sân bay
Tờ trình do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký nêu rõ, giai đoạn 2021 - 2030 sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội (cảng hàng không Nội Bài) và vùng Tp. Hồ Chí Minh (cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Long Thành); từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, đầu tư 6 cảng hàng không mới để nâng tổng số cảng hàng không của cả nước đưa vào khai thác lên 28 cảng hàng không, tổng công suất thiết kế hệ thống cảng hàng không đáp ứng khoảng 278 triệu hành khách, đảm bảo trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100km.
Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị quản lý bay theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngang tầm khu vực, đáp ứng nhu cầu vận tải. Từng bước đầu tư các trung tâm logistics, trung tâm đào tạo, huấn luyện bay, bảo dưỡng sửa chữa máy bay và hệ thống trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay.
Đáng chú ý, tại tờ trình này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 22% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành), được huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo đó, thời kỳ 2021-2030, mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, hình thành 28 cảng hàng không bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo);
Cùng với đó, vẫn duy trì vị trí quy hoạch cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 640/2011/QĐ-TTg để thay thế cho cảng hàng không quốc tế Cát Bi giai đoạn sau năm 2030. Nghiên cứu quy hoạch giao thông kết nối tới cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đồng thời nghiên cứu, khảo sát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch, xây dựng cảng hàng không, sân bay tại các đảo (như Lý Sơn, Phú Quý...), quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đối với tầm nhìn đến năm 2050, tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ hình thành 29 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 15 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo).
Trong giai đoạn này sẽ hình thành cảng hàng không thứ 2 hỗ trợ cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài về phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội) và một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Ưu tiên đầu tư các sân bay trọng điểm
Tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải đề xuất danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư. Cụ thể, sẽ đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế lớn đóng vai trò đầu mối như: Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đạt công suất 25 triệu hành khách/năm; Xây dựng nhà ga T3 - cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt công suất 20 triệu hành khách/năm; Mở rộng nhà ga T2 - cảng hàng không quốc tế Nội Bài (nâng công suất lên 15 triệu hành khách/năm), Xây dựng đường cất hạ cánh số 3, nhà ga T3 - cảng hàng không quốc tế Nội Bài về phía Nam của cảng...
Bên cạnh đó, sẽ đầu tư xây dựng mở rộng, xây dựng mới các cảng hàng không tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo như: Điện Biên, Côn Đảo, Sa Pa, Pleiku,...; Đầu tư xây dựng, mở rộng các cảng hàng không bảo đảm quốc phòng - an ninh như: Xây dựng khu bay và khu hàng không dân dụng CHK Phan Thiết, Thọ Xuân...; Mở rộng các cảng hàng không đáp ứng nhu cầu vận tải: Phú Bài, Đồng Hới, Cát Bi, Vinh, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Liên Khương,...
Để thực hiện quy hoạch, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay, đã đề xuất nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật (Luật và các Nghị định liên quan) để có thể huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư theo phương thức nhượng quyền đầu tư, khai thác cảng hàng không. Xây dựng và ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư đối với công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cảng hàng không, công trình bảo đảm hoạt động bay, phục vụ dùng chung hàng không dân dụng và quân sự trên đất do quốc phòng quản lý; xây dựng cơ chế chuyển sân bay chuyên dùng thành cảng hàng không quốc nội khi sân bay chuyên dùng có nhu cầu khai thác các chuyến bay thường lệ và có cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ hành khách công cộng.
Đáng chú ý, về giải pháp về huy động vốn đầu tư, đối với cảng hàng không mới, Tờ trình nêu rõ sẽ huy động tối đa nguồn vốn của xã hội đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Giao UBND các tỉnh, thành phố có quy hoạch cảng hàng không mới là cơ quan có thẩm quyền để huy động, cân đối nguồn lực và tổ chức thực hiện đầu tư.
Đối với cảng hàng không hiện đang khai thác: nghiên cứu xây dựng cơ chế phân cấp quản lý các cảng hàng không để địa phương có thể huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính để doanh nghiệp cảng và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đủ năng lực tự đầu tư, quản lý và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng sân bay và công trình kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay.
Riêng các cảng hàng không quan trọng quốc gia, các cảng hàng không có hoạt động quân sự chiến lược về quốc phòng, an ninh và các cảng hàng không khu vực biên giới, hải đảo sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lực của Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước) để đầu tư...
Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc nhận chứng nhận AHA Đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa thông tin, ngày 25/10, tại phòng họp Văn phòng Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, Hội đồng sân bay quốc tế (Airports Council International - ACI) đã tổ chức buổi lễ trực tuyến trao chứng nhận Airport Health Accreditation (AHA) cho Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc. Cảng Hàng...