Thiếu ngủ có thể khiến vắc xin mất tác dụng
Vắc xin sẽ phát huy tác dụng tốt nếu bạn ngủ hơn 7 tiếng mỗi đêm – Ảnh: Shutterstock
Ngủ trên 7 tiếng một đêm có thể giúp cơ thể phản ứng hiệu quả hơn với vắc xin, trong khi thiếu ngủ sẽ khiến bệnh nhân không được bảo vệ khỏi virus gây bệnh, theoTelegraph.
Nghiên cứu tiến hành tại Trường đại học California (Mỹ) nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và hiệu lực bảo vệ của vắc xin.
Video đang HOT
125 người được tiêm 3 liều vắc xin viêm gan siêu vi B. Liều thứ nhất và thứ hai được tiêm cách nhau 1 tháng, liều thứ ba được tiêm sau liều thứ hai 6 tháng. Tất cả đối tượng đều ghi nhật ký về giấc ngủ. 88 đối tượng được đeo thiết bị kiểm tra giấc ngủ bằng điện tử.
Các nhà khoa học nhận thấy, những người ngủ trung bình ít hơn 6 tiếng mỗi đêm thì nguy cơ không được bảo vệ khỏi virus gây bệnh tăng lên 11,5 lần so với người ngủ trung bình từ 7 tiếng trở lên.
Aric Prather, người đứng đầu cuộc nghiên cứu và là nhà tâm lý học sức khỏe lâm sàng tại Trường đại học California nói: “Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên hỏi bệnh nhân về giấc ngủ của họ trước khi tiến hành tiêm chủng vì thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu lực của vắc xin”.
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Sleep.
Theo VNE
Gần nửa trẻ VN không được tiêm phòng viêm gan B sau sinh
Số trẻ được tiêm ngừa viêm gan B trong ngày đầu sau sinh đã giảm mạnh trong nhiều năm qua, và cũng chỉ nhích lên 55% trong năm 2011. Không nhiều người nhận thức được vắcxin này làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh viêm gan mãn tính cho trẻ về sau.
Thông tin do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp nhân Ngày Viêm gan thế giới lần thứ hai (28/7).
Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng viêm gan B đã được thực hiện trong 10 năm qua. Nếu như năm 2005, tỷ lệ chích ngừa cho trẻ đã đạt hơn 60% thì đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn 25%. Đến năm 2009, con số này nhích lên được 40%, tuy nhiên sau đó lại giảm xuống rất thấp. Trong khi đó, tiêm vắcxin có thể ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B thậm chí sau khi phơi nhiễm với virus.
Theo WHO, trên thế giới, cứ 12 người thì có 1 người nhiễm virus viêm gan B hoặc C. Ở nước ta, ước tính cũng khoảng 9 triệu người bị nhiễm một trong hai loại virus này. Tuy nhiên, nhận thức về các bệnh này và các yếu tố nguy cơ của chúng vẫn còn rất thấp.
Trong khi đó, nếu không được điều trị, viêm gan B và C có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan. Khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% các trường hợp ung thư gan do nhiễm virus viêm gan B hoặc C.
Viêm gan do virus là tình trạng viêm gan do một trong năm loại virus viêm gan gây ra, gồm: A, B, C, D và E. Trong đó, viêm gan B và C được quan tâm đặc biệt do phần lớn những người bị nhiễm 2 loại virus này không có biểu hiện ở giai đoạn sớm của bệnh.
Viêm gan do virus có thể phòng ngừa và điều trị được hoặc chữa khỏi. Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm một liều vắcxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh và ba liều bổ sung lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng. Những liều vắcxin này làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh viêm gan mãn tính trong cuộc đời của trẻ về sau.
WHO cũng đang xây dựng hướng dẫn mới về sàng lọc, chăm sóc và điều trị nhiễm virus viêm gan B và C mãn tính.
Theo VNE
Hơn 150 bác sĩ chia sẻ cách phòng tránh bệnh gan Các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm về xét nghiệm và phương pháp điều trị bệnh viêm gan tại Hội thảo xét nghiệm chuẩn đoán viêm gan tại TP HCM, mới đây. Công ty Abbott vừa tổ chức hội thảo khoa học "Kỷ niệm 40 năm xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan" với sự tham dự của các chuyên gia...