Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?
Nếu không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể trông già trước tuổi.
Ngủ đủ giấc là điều tốt nhất bạn có thể làm để làn da hồi phục sau ngày dài. Tình trạng thiếu ngủ sẽ tàn phá làn da, khiến bạn trông già hơn và thiếu sức sống.
Nghiên cứu cho thấy quá trình tái tạo da sẽ chậm lại và các tế bào chết có thể ngăn làn da nhận được dưỡng chất cần thiết khi bạn thiếu ngủ. Điều này khiến da sạm và xỉn màu. Ngược lại, khi ngủ đủ giấc, các tế bào mới sẽ được sản sinh khỏe mạnh.
Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến độ ẩm và pH của da. Vì vậy, da có thể bị mất nước, làm tăng sự xuất hiện của các nếp nhăn.
Thiếu ngủ khiến da mặt bị sạm, thiếu sức sống. Ảnh: theriseandshine.
Sản xuất collagen giảm
Collagen rất quan trọng đối với làn da vì nó giúp lọc độc tố và tạo cấu trúc cho da của bạn. Hiện nay, có nhiều cách kích thích sản xuất collagen thông qua chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm chức năng và quy trình chăm sóc da. Ngủ là một trong những cách tốt nhất để giữ cho làn da của bạn trông khỏe mạnh cũng như giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
Theo thời gian, việc thiếu ngủ ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da, lâu dần gây ra mụn và nám. Do đó, bạn nên duy trì mức độ collagen đầy đủ thông qua việc ngủ 8 tiếng/ngày để làm chậm các dấu hiệu lão hóa.
Video đang HOT
Collagen giảm khiến làn da nhanh chóng xuất hiện các nếp nhăn. Ảnh: Freepik.
Lưu thông máu tốt hơn
Trong khi ngủ, lưu lượng máu đến da tăng lên, mang lại làn da tươi trẻ và khỏe mạnh. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, các mạch máu sẽ giãn gây ra quầng thâm mắt.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến đôi mắt bạn sưng, tạo ra vẻ ngoài mệt mỏi và thiếu sức sống.
Giảm sản xuất melatonin
Melatonin là loại hormone tự nhiên điều chỉnh giấc ngủ. Thức khuya và tiếp xúc với ánh sáng sẽ ngăn chặn quá trình sản xuất melatonin, khiến làn da mệt mỏi.
Hiện nay, ngày càng nhiều sản phẩm chăm sóc da chứa công thức melatonin. Loại hormone này có thể sản xuất một số chất chống oxy hóa và các enzym giúp ngăn tác hại của tia UV. Những chất chống oxy hóa này xuất hiện tự nhiên khi bạn ngủ không quá muộn.
Lúc cơ thể sản xuất đủ melatonin, làn da của bạn sẽ kiểm soát tốt hơn các tác nhân gây căng thẳng từ môi trường, giúp duy trì vẻ ngoài trẻ trung.
Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày để làn da được nghỉ ngơi. Ảnh: Stocksy.
Ngủ không đủ giấc khiến da bị xấu đi thế nào?
Thói quen ngủ ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làn da.
Mất nước: Theo Real Simple , ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, điều này còn khiến da bị lão hóa sớm. Bác sĩ da liễu Gretchen Frieling ở Massachusetts (Mỹ) giải thích: "Thói quen ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến độ pH của da, giảm độ ẩm cũng như lấy đi vẻ ngoài tươi tắn". Ảnh: PopSugar.
Hình thành nếp nhăn: Ngủ không đủ giấc trong thời gian dài làm suy giảm độ đàn hồi, căng mọng của da một cách nhanh chóng. Các nếp nhăn dần lộ rõ, ảnh hưởng tiêu cực đến diện mạo vào buổi sáng. Ảnh: Flo.
Da nhợt nhạt: Ngủ không đủ giấc không chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nó còn làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Theo Allure , sau một đêm ngủ ít, mắt sẽ đỏ và sưng, da sạm và nhợt nhạt hơn. Nếu bạn có dùng rượu hoặc caffein vào đêm hôm trước, làn da sẽ càng sưng húp và đỏ khi thức dậy. Ảnh: Mammoth Mattresses.
Quy trình tái tạo da bị gián đoạn: Trong khi ngủ, làn da sản sinh tế bào mới, đồng thời sửa chữa những hư hại do tia UV, ô nhiễm môi trường gây ra. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc cơ thể không có đủ thời gian để tái tạo và chữa lành sự tổn thương. Từ đó, da sẽ xuất hiện nếp nhăn, trở nên xỉn màu vào buổi sáng. Ảnh: Beauty Sleep.
Nổi mụn: Theo chuyên gia da liễu Joshua Zeichner ở New York (Mỹ), nồng độ hormone cortisol giảm tự nhiên trong lúc ngủ. Điều này cho phép làn da thực hiện tái tạo và bảo vệ. Ngủ không đủ giấc thúc đẩy nồng độ cortisol gia tăng. Tình trạng trên gây cản trở quá trình chữa lành thương tổn và khiến mụn phát sinh. Ảnh: Pinterest.
Khả năng bảo vệ bị suy yếu: Chuyên gia da liễu Joshua Zeichner nói: "Thiếu ngủ thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm, đồng thời gây rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da". Hàng rào bảo vệ da bị yếu đi sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân như tia UV, virus, chất độc hại từ môi trường xâm nhập. Ảnh: Getty.
Xuất hiện quầng thâm, bọng mắt: Sau một đêm ngủ ít, da bị viêm, xỉn màu và khô, đặc biệt là khu vực xung quanh mắt. Bạn có thể đặt một vài chiếc thìa trong ngăn đá tủ lạnh, sau đó chườm lên mắt để giảm thâm. Uống nhiều nước, giảm tiêu thụ muối và rượu, đồng thời làm sạch, dưỡng ẩm kỹ trước khi ngủ nhằm giúp làn da phục hồi hiệu quả. Ảnh: Health.
Da vẫn khô, cakey xấu xí dù dưỡng ẩm nhiều: Dấu hiệu lão hóa đầu tiên bạn cần để tâm Có thể bạn đã từng uống đủ nước nhưng da vẫn khô, mua đủ các loại mỹ phẩm nhưng da không cải thiện được độ sáng và láng mịn. Hãy lắng nghe tiếng nói từ sâu bên trong của làn da nói gì nhé! Nếu bạn cảm thấy trong 1 thời gian tương đối dài da bị giảm tiết dầu tự nhiên, có...