Thiếu Nga, ngành khoa học toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Không có sự trợ giúp của Nga, các nhà khoa học khí hậu lo lắng không biết làm thế nào họ có thể tiếp tục công việc ghi lại sự ấm lên ở Bắc Cực.
Tên lửa Soyuz của Nga cất cánh từ căn cứ không gian Kourou ở Guiana thuộc Pháp vào ngày 18 tháng 12 năm 2019. Ảnh: AP
Trong các lĩnh vực khoa học có ý nghĩa sâu sắc đối với tương lai và tri thức của nhân loại, hoạt động quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đang gây ra sự suy thoái nhanh chóng và sâu rộng đến các mối quan hệ và dự án gắn bó giữa Moscow với phương Tây. Việc xây dựng cầu nối thông qua khoa học thời hậu Chiến tranh Lạnh đang trở nên khó hơn khi các quốc gia phương Tây tìm cách trừng phạt và cô lập Điện Kremlin bằng cách từ chối các chương trình khoa học liên quan đến Nga.
Các nhà khoa học cho biết chi phí của việc cắt đứt quan hệ có thể sẽ tăng cao đối với cả hai phía. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề khác sẽ khó khăn hơn nếu không có sự hợp tác. Các nhà khoa học Nga và phương Tây đã trở nên phụ thuộc vào chuyên môn của nhau từ khi cùng làm việc cách đây rất lâu.
Chuyến thám hiểm sao Hỏa theo kế hoạch của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) với Nga là một ví dụ. Các thiết bị cảm biến của Nga có khả năng đánh hơi, dò tìm và nghiên cứu môi trường của hành tinh có thể sẽ phải thay thế. Ngoài ra, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng một tên lửa phóng không phải của Nga nếu việc đình chỉ hợp tác giữa họ trở nên lâu dài. Trong trường hợp đó, kế hoạch phóng dự kiến sẽ lùi đến năm 2026.
Giám đốc ESA, Josef Aschbacher, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press: “Chúng tôi cần gỡ rối các vấn đề trước mắt, đây quả thực là một quá trình rất phức tạp. Mất rất nhiều thời gian để chúng tôi có thể tin tưởng lẫn nhau, nhưng giờ đây mọi thứ đã trở nên vô vọng sau xung đột Nga – Ukraine”.
Sự phẫn nộ của quốc tế và các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang khiến các hoạt động hợp tác chính thức trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Các nhà khoa học phương Tây và Nga vốn là bạn bè vẫn giữ liên lạc, tuy nhiên các dự án lớn nhỏ của họ đều bị đình chỉ. Liên minh châu Âu đang đóng băng các tổ chức của Nga ra khỏi quỹ nghiên cứu trị giá 105 tỷ USD, đồng thời tạm ngưng các khoản thanh toán và nói rằng họ sẽ không nhận được hợp đồng mới nào. Tại Đức, Anh và các nước khác, nguồn tài trợ và hỗ trợ cũng bị rút khỏi các dự án liên quan đến Nga.
Tại Mỹ, Viện Công nghệ Massachusetts đã cắt đứt quan hệ với một trường đại học nghiên cứu mà viện đã giúp thành lập ở Moscow. Trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất ở Estonia sẽ không nhận sinh viên mới từ Nga và đồng minh Belarus. Chủ tịch Học viện Khoa học Estonia, Tarmo Soomere, nói rằng việc này sẽ gây tổn hại không nhỏ.
Ông nói với AP: “Chúng ta có nguy cơ mất đi động lực thúc đẩy thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta sẽ đánh mất điểm cốt lõi của khoa học – đó là thu thập thông tin mới và thiết yếu, cũng như truyền đạt thông tin đó cho người khác”.
Các nhà khoa học Nga cũng phản ứng rất gay gắt. Một bản kiến nghị trực tuyến của các nhà khoa học Nga phản đối chiến sự cho biết hiện có hơn 8.000 người ký. Họ cảnh báo rằng bằng cách triển khai chiến dịch tại Ukraine, Nga đã tự biến mình thành một quốc gia “bị bỏ rơi”. Các nhà khoa học cho biết “việc tiến hành nghiên cứu là không thể nếu không có sự hợp tác chính thức với các đồng nghiệp nước ngoài”.
Đáp lại, một thông báo từ Bộ Khoa học Nga đề nghị các nhà khoa học Nga không cần bận tâm đến việc nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học phương Tây nữa, đồng thời nói rằng chúng sẽ không còn được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho công việc của họ.
Lev Zelenyi, một nhà vật lý hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Không gian ở Moscow, mô tả tình huống này là “bi kịch” và nói qua email với AP rằng ông cùng các nhà khoa học Nga khác bây giờ phải “học cách sống và làm việc trong môi trường mới với điều kiện không thuận lợi này”.
Chuyên gia Nga bị tố làm gián điệp lấy thông tin tên lửa vũ trụ châu Âu
Các công tố viên Đức ngày 27.1 cho biết một nhà khoa học Nga làm việc tại trường đại học của Đức đã bị bắt vì làm gián điệp và chia sẻ thông tin về chương trình tên lửa vũ trụ Ariane của châu Âu cho Moscow.
Tên lửa Ariane 5 mang kính viễn vọng không gian James Webb của NASA lên vũ trụ ngày 25.12.2021. Ảnh AFP
AFP đưa tin các công tố viên liên bang Đức ngày 27.1 cho biết bị cáo Ilnur N., một nhà khoa học Nga, đã bị cáo buộc có hoạt động gián điệp.
Khi được Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) liên hệ vào mùa thu năm 2019, ông Ilnur N. đang làm việc tại một trường đại học ở bang Bavaria của Đức.
Các công tố viên cho biết ông Ilnur N. "đã chuyển thông tin về các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, đặc biệt là các giai đoạn phát triển khác nhau của tên lửa Ariane ở châu Âu". Chương trình Ariane của Cơ quan Vũ trụ châu Âu nghiên cứu một loạt các tên lửa vận tải được tạo ra để vận chuyển các vật nặng, bao gồm cả vệ tinh, vào không gian.
Theo các công tố viên, từ cuối tháng 11.2019, Ilnur N. đã có "các cuộc họp định kỳ" với sĩ quan cấp cao của SVR tại Đức. Ông bị cáo buộc đã nhận 2.800 USD tiền mặt để cung cấp thông tin cho phía Nga.
Các thông tin này bao gồm nghiên cứu khoa học của ông Ilnur N. tại một đại học giấu tên ở bang Bavaria. Các công tố viên cho biết ông Ilnur N. làm trợ lý nghiên cứu tại khoa khoa học tự nhiên và công nghệ của đại học nói trên. Người đàn ông này bị bắt hồi tháng 6.2021.
Tư lệnh Hải quân Đức từ chức sau khi bênh vực Tổng thống Putin
Hiện Nga chưa đưa ra phản hồi về việc ông Ilnur N. bị bắt giữ và buộc tội. Vụ việc xảy ra vào thời điểm căng thẳng giữa Đức cùng các nước phương Tây với Nga liên quan Ukraine.
Gần đây, Đức nói đã phát hiện một loạt các đối tượng bị nghi ngờ là gián điệp của Nga trên đất nước mình. Tháng 10.2021, một người đàn ông Đức bị tuyên án hai năm tù treo vì chuyển sơ đồ cấu trúc của các tòa nhà quốc hội cho cơ quan mật vụ Nga khi đang làm việc cho một công ty an ninh.
Trước đó vào tháng 8.2021, một cựu nhân viên của đại sứ quán Anh ở Berlin bị bắt vì bị tình nghi chuyển tài liệu cho tình báo Nga. Đức cũng nhiều lần cáo buộc Nga có hành vi gián điệp mạng. Moscow hoàn toàn phủ nhận các cáo buộc này.
Mộ cổ chưa từng thấy: Dùng châu báu thay đất chôn cất chiến binh Lần theo những nút màu bằng hổ phách kỳ lạ, các nhà khoa học Nga đã tìm thấy một chiến binh cổ đại được chôn cất không phải bằng đất mà bằng một loạt châu báu là hổ phách và đá quý, cùng với đất son, đá lửa. Theo Acient Origins, các nhà khoa học Nga cho biết ngôi mộ cổ gây kinh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"

Qualcomm ra chip di động mới cho điện thoại tầm trung, nhấn mạnh vào AI

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Clip bẽ mặt tại Cannes: Đến minh tinh hạng A như Đường Yên cũng bị bảo vệ thẳng mặt đuổi khỏi thảm đỏ!
Sao châu á
13:11:04 17/05/2025
Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn
Góc tâm tình
12:05:59 17/05/2025
Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?
Tin nổi bật
12:05:26 17/05/2025
Mẹ Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường của ái nữ, 18 tuổi cao gần 1m80, vóc dáng nuột nà chân dài thẳng tắp
Sao thể thao
12:03:29 17/05/2025
Cách nấu cháo ếch thơm ngon chuẩn vị đơn giản
Ẩm thực
12:03:07 17/05/2025
Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"
Sao việt
11:23:00 17/05/2025
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?
Nhạc quốc tế
11:20:33 17/05/2025
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!
Nhạc việt
11:15:01 17/05/2025
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới
Netizen
11:13:27 17/05/2025
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y
Pháp luật
11:04:31 17/05/2025