Thiếu máu và cách phòng ngừa
Thiếu máu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thể lực, trí tuệ và có thể dẫn đến một số tai nạn, do đó cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo nhu cầu chất sắt ngay từ khi còn nhỏ.
Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những loại thiếu máu phổ biến nhất trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển. Các kết quả điều tra cộng đồng về tình trạng thiếu máu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ phụ nữ và trẻ em bị thiếu máu rất cao, có lúc lên đến 40%.
Biểu hiện và tác hại của thiếu máu do thiếu sắt
Sắt là một vi khoáng chất quan trọng tham gia quá trình tạo máu và là một phần cấu trúc của bộ não. Vì vậy, thiếu sắt sẽ dẫn đến giảm phát triển về trí tuệ và khả năng lao động. Nếu thiếu sắt xảy ra sớm (từ giai đoạn hình thành và phát triển não) có thể dẫn đến tổn thương tế bào não không hồi phục.
Người thiếu máu hay mệt mỏi, chóng mặt, nước da xanh xao, nhợt nhạt, tóc cũng như làn da, móng tay, móng chân khô, sần, sức đề kháng đối với bệnh tật giảm sút.
Trẻ thiếu máu thường chậm hoặc ngưng phát triển về chiều cao và cân nặng. Trẻ nhỏ dễ biếng ăn, suy dinh dưỡng, cơ bắp nhão, kém phát triển não bộ và tâm thần vận động, giảm trí thông minh, dễ mắc những bệnh nhiễm trùng như viêm mũi, họng, viêm phổi, tiêu chảy… Trẻ lớn khó tập trung chú ý nghe giảng bài, hay buồn ngủ, không hiểu bài, học bài khó thuộc lại mau quên, chạy nhảy hay vui chơi và thể dục thể thao cũng bị hạn chế.
Người lớn thiếu máu cũng không thể tập trung tốt, kém minh mẫn và hay bị sai sót trong công việc, dẫn đến khả năng lao động, học tập và vận động thể lực… bị giảm sút đáng kể.
Nhu cầu chất sắt
Video đang HOT
Trẻ em đang tăng trưởng, trẻ gái tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có nhu cầu chất sắt cao để tạo máu, nếu không cung cấp đủ sẽ bị thiếu máu. Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ hằng tháng bị mất chất sắt qua kinh nguyệt nên dễ bị thiếu máu hơn nam giới.
Nhu cầu chất sắt hằng ngày theo khuyến cáo:
Cách phòng ngừa thiếu máu
Thiếu máu chủ yếu là do khẩu phần ăn hằng ngày không đủ và không cân đối giữa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là không đáp ứng đủ nhu cầu chất sắt – thành phần quan trọng của huyết cầu tố, nơi thu nhận oxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể. Do đó, để phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ với đa dạng các loại thực phẩm và các thực phẩm giàu chất sắt, tăng cường sử dụng các thực phẩm có bổ sung sắt, xổ giun sán định kỳ mỗi 6 tháng cho cả gia đình (cho người trên 2 tuổi).
Các thực phẩm giàu chất sắt thường có màu đỏ như thịt, cá, gan, huyết luộc, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh như rau dền, bồ ngót, rau đay, rau muống…, các loại đậu và nấm. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ dễ hấp thu hơn nguồn gốc thực vật. Các loại trái cây tươi giàu Vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, sơ-ri, đu đủ, chuối… dùng trong bữa ăn sẽ giúp hấp thu chất sắt từ thực phẩm tốt hơn.
Ngược lại, chất Tanin trong trà sẽ hạn chế việc hấp thu chất sắt. Do vậy, không nên uống nước trà đặc ngay sau bữa ăn, chỉ nên uống trà loãng và cách khoảng 2 giờ sau ăn.
Một chế độ ăn đa dạng, đủ nhu cầu năng lượng sẽ bổ sung các thành phần dinh dưỡng lẫn nhau, đảm bảo đủ nhu cầu chất sắt cho cơ thể nên sẽ không bị thiếu máu.
Hàm lượng chất sắt trong một số thực phẩm – tính trên 100gr phần thực phẩm ăn được (mg/gr):
Đối với những người có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao như phụ nữ có thai, cần uống bổ sung chất sắt mỗi ngày một liều với 60mg sắt nguyên tố (và 400mcg Acid Folic) ngay từ khi biết có thai cho đến sau sinh một tháng. Phụ nữ tuổi từ 15 – 49 nên bổ sung chất sắt với liều khoảng 60mg mỗi tuần một lần trong 16 tuần mỗi năm.
Theo VNE
Cách phòng ngừa viêm âm đạo tái phát
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa do vi khuẩn gây ra nên có nhiều khả năng tái phát nếu chị em không biết cách bảo vệ "vùng kín", giữ gìn vệ sinh để phòng bệnh.
Thưa bác sĩ, em năm nay 23 tuổi. Trong thời gian nghỉ Tết, em và bạn trai em trót quan hệ tình dục khá nhiều lần. Hậu quả là giờ đây em cảm thấy rất khó chịu ở "vùng kín". Em đi khám thì bác sĩ bảo bị viêm âm đạo. Trước đây em đã từng bị bệnh này 1-2 lần, có nhiều khả năng lần này bệnh lại tái phát do gặp điều kiện thuận lợi.
Bác sĩ cho em hỏi, em phải làm sao để ngăn ngừa bệnh tái phát bây giờ? Em xin cảm ơn! (Thu Hảo)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thu Hảo thân mến,
Viêm âm đạo là một loại bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, tuy bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại là nguyên nhân dẫn đến các nguy cơhiếm muộn và rất nhiều phiền toái khác. Viêm âm đạo nếu không kịp thời chữa trị có khả năng dẫn đến sức đề kháng của bạn gái bị suy giảm và gây ra viêm nhiễm một số bệnh phụ khoa khác.
Vì đây là bệnh phụ khoa do vi khuẩn gây ra nên có nhiều khả năng tái phát nếu chị em không biết cách bảo vệ "vùng kín", giữ gìn vệ sinh để phòng bệnh. Âm đạo là một môi trường cực kỳ nhạy cảm, vi khuẩn dễ phát triển. Khi đã bị viêm nhiễm việc điều trị cần tuyệt đối tuân thủ chế độ kiêng khem và dùng thuốc để tránh bị tái phát lại nhiều lần. Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm âm đạo là phải chú ý chuyện vệ sinh, tránh dùng các loại sản phẩm vệ sinh phụ nữ khi đang bị viêm, chỉ nên rửa bằng nước sạch hoặc rửa bằng nước chè xanh.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, chị em cũng cần tránh một số yếu tố có thể làm cho bệnh thêm nặng như dưới đây:
- Tránh uống rượu, hút thuốc lá: Chất kích thích nicotin trong thuốc lá có thể làm cho lượng oxy trong máu giảm đi nên lượng máu cung cấp cho "vùng kín" cũng bị giảm lượng oxy cần thiết. Rượu lại làm cho "vùng kín" của người phụ nữ thường xuyên trong tình trạng nóng ẩm nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển, gây bệnh viêm âm đạo.
- Tránh ăn đồ cay nóng: Thực phẩm cay, nóng sẽ làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng, làm cho nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, và tạo môi trường cho các vi khuẩn gây viêm âm đạo càng phát triển khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh thức ăn ngọt, béo (nhiều dầu mỡ): Các loại thực phẩm béo ngậy, nhiều dầu mỡ như mỡ, bơ, thịt lợn... và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem... cũng khiến nhiệt độ ở vùng sinh dục cao hơn một chút và làm tăng lượng bài tiết âm đạo và ảnh hưởng lớn đến việc điều trị viêm âm đạo.
- Tránh quan hệ tình dục: Có quan hệ tình dục khi đang bị viêm âm đạo góp phần làm cho các vi khuẩn có cơ hội tiến sâu vào trong và "phá hủy" bên trong cơ quan sinh sản khiến cho bệnh càng lâu khỏi và thậm chí có nguy cơ lan rộng và nặng thêm.
Cho dù bạn bị tái phát bệnh thì cũng cần phải đi khám để biết mức độ bệnh của mình đến đâu để được điều trị tích cực, kịp thời. Tránh dùng lại các loại thuốc cũ sẽ làm tăng nguy cơ thuốc không thích hợp và làm cho bệnh nặng hơn.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Nguyên nhân và cách phòng ngừa huyết áp thấp Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng, nhất là đối với các chị em phụ nữ. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, và cách phòng tránh ra sao. Các bạn hãy tham khảo nhé! Huyết áp và huyết áp thấp là gì? Huyết...