Thiếu kỹ năng hôn nhân dễ tan vỡ
“ Vợ chồng tôi ở chung với bố mẹ chồng. Vì chúng tôi khác biệt suy nghĩ, cách thức xử lý giữa 2 thế hệ nên va chạm liên tục, bức xúc nhiều lắm. Chán nản, cộng với mâu thuẫn vợ chồng, nhiều lần tôi đã nghĩ đến cái chết”, chị Nguyễn Thị Phương Loan chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Phương Loan câu chuyện gia đình
Tại buổi “Lãnh đạo bằng yêu thương” được tổ chức tại Hà Nội mới đây, câu chuyện của chị Nguyễn Thị Phương Loan (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) khiến nhiều người thương cảm. Cũng bởi, cuộc hôn nhân của chị đang trên bờ vực ly hôn.
Chị Phương kết hôn năm 22 tuổi với người đàn ông ở gần nhà. Thế nhưng, vợ chồng chị chẳng cưới vì tình yêu mà bị bố mẹ hai bên cưỡng ép.
Sau khi kết hôn, vợ chồng chị “thả” nhưng vẫn chẳng có con. Cả hai đã chạy chữa nhiều nơi, tốn hàng trăm triệu đồng nhưng con thì vẫn chẳng thấy. Không những thế, kết hôn khi mới 22 tuổi, chị chưa có một chút những kỹ năng làm vợ nên nhiều tình huống xử lý không phù hợp dẫn dến vợ chồng mâu thuẫn, cãi nhau.
“Vợ chồng tôi ở chung với bố mẹ chồng. Vì chúng tôi khác biệt suy nghĩ, cách thức xử lý giữa 2 thế hệ nên va chạm liên tục, bức xúc nhiều lắm. Chán nản, cộng với mâu thuẫn vợ chồng, nhiều lần tôi đã nghĩ đến cái chết”, chị nói.
Biết con như vậy, bố mẹ đẻ chị thương lắm. “Mẹ tôi bảo chỉ còn mình con. Mẹ ép gả con cho người tử tế, công việc ổn định. Nếu con không được hạnh phúc thì mẹ ân hận, chết cũng không nhắm mắt được”, chị kể.
Video đang HOT
Không chỉ chị Loan, nhiều chị em cũng đã mạnh dạn đứng lên câu chuyện của đời mình. Có chị em thì chồng cờ bạc, rượu chè, lô đề rồi đi tù để lại cho vợ cả đống nợ. Hoặc trường hợp chồng ngoại tình dẫn đến vợ chồng ly tán và con cái phải chịu hậu quả.
Nhiều chị em thừa nhận, kiến thức kỹ năng dành cho cuộc sống vợ chồng, gia đình của họ đều quá hạn chế. Thậm chí nhiều chị em lấy chồng từ 8 đến 16 năm chưa một lần nói lời “Anh yêu em”, chưa một lần nói lời cảm ơn, hay xin lỗi chồng.
Tại buổi , chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh đã những kỹ năng, kiến thức về đời sống hôn nhân gia đình cho các chị em. Từ đó, các học viên đã hiểu được cách chọn bạn đời, quy luật về tình yêu, hôn nhân, ngôn ngữ yêu thương, giao tiếp hiệu quả. Chị em cũng biết cách hạ cảm xúc tiêu cực của chồng trong 10 giây, kiến thức phòng the; quản lý tài chính cho các cặp vợ chồng; giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, làm bạn cùng con,…
Theo Phunuvietnam
Cứ tưởng lấy được tấm chồng tốt, ngờ đâu "ác mộng" làm dâu nhà giàu lại liên tiếp giáng xuống đầu tôi
Sau 3 năm chung sống, tôi đã lấy hết can đảm viết đơn ly hôn, ký sẵn và đưa ra trước mặt anh.
Ngày anh dẫn tôi về ra mắt, mẹ anh ghét tôi ra mặt. Bà cho rằng một đứa con gái tỉnh lẻ như tôi không xứng đáng với con trai bà. Trước đó mẹ chồng tôi đã giới thiệu cho con bà một mối tốt hơn nhưng anh không đồng ý. Chính vì thế mà bà lại càng khó chịu với tôi.
Tôi biết điều đó. Nhưng vì yêu anh, vì mong muốn được sống chung một mái nhà với người mình yêu, tôi bất chấp tất cả để trở thành vợ anh. Có một điều mà tôi không hề nghĩ tới rằng, người đàn ông mà tôi đã dành cả thanh xuân để yêu thương, người đàn ông mà tôi đã tin tưởng trao gửi phần đời về sau lại chẳng đủ can đảm để bảo vệ tôi.
(Ảnh minh họa)
Nhà chồng tôi làm kinh doanh nên khá giàu có. Sau khi kết hôn xong, mẹ chồng muốn tôi ở nhà phụ việc buôn bán cùng. Dù không muốn nghỉ việc một chút nào nhưng để chiều lòng mẹ chồng nên tôi đành theo sự sắp xếp của bà. Ngờ đâu, đó lại là quyết định sai lầm nhất trong cuộc đời tôi.
Ở nhà phụ mẹ chồng kinh doanh, tôi không có thu nhập. Bà luôn miệng bảo rằng sẽ trả lương đầy đủ nhưng mẹ cất cho, coi như là vốn sau này làm ăn, công to việc nhỏ ở trong nhà bà lo đầy đủ rồi nên không cần chi tiêu gì. Còn chồng tôi đi làm về cũng không đưa một đồng lương nào cho tôi mà đưa luôn cho mẹ chi tiêu trong nhà và cất giùm. Vì thế mà tôi luôn ở trong tình trạng không một xu dính túi. Mỗi lần cần tiền đều phải trình bày lên, trình bày xuống thì bà mới chịu "xuất tiền" cho tôi.
Không chỉ có thế, công việc ở nhà khá bận nên tôi gần như không được đi đâu. Chồng đi làm cả ngày về thì cắm mặt vào điện thoại mà không để ý gì đến vợ. Tôi cũng chẳng dám rủ anh đi đâu chơi vì sợ anh mệt. Cứ như thế, từ khi lấy chồng đến lúc quyết tâm rời đi, số lần tôi ra ngoài chơi hay gặp gỡ bạn bè chỉ đếm trên đầu ngón tay.
(Ảnh minh họa)
Và lại một lần nữa, vì thương chồng tôi cố nhẫn nhịn. Nhưng dường như tôi càng nhịn thì mọi chuyện lại càng trở nên tồi tệ. 2 năm kể từ lúc kết hôn, tôi vẫn chưa có em bé. Điều này khiến cho cuộc sống của tôi càng khó khăn. Trong khi đó chồng ngày càng nhu nhược và sợ mẹ. Giống như con người ta càng lớn càng trưởng thành còn anh càng lớn càng phụ thuộc.
Mẹ chồng thì khỏi phải nói. Bà tìm đủ mọi cách để tôi có bầu vì chồng tôi là con trai một. Từ suốt ngày ở trong nhà, bà dắt tôi đi khắp nơi, khắp mọi phòng khám cả đông y lẫn tây y để... chữa vô sinh. Trong khi đó mọi kết luận từ bác sỹ đều cho rằng vợ chồng tôi hoàn toàn bình thường và cái chúng tôi cần là sự thoải mái về tâm lý.
Cuối cùng thì tôi cũng có bầu. Tôi đã hi vọng rằng đứa con bé bỏng sẽ mang đến niềm vui cho mái ấm nhỏ của tôi, rằng mẹ chồng sẽ phần nào bớt khó khăn hơn. Nhưng không! Tất cả đều chỉ là hi vọng. Tôi ốm nghén. Ai đã trải qua thời kì thai nghén chắc đều hiểu nó kinh khủng thế nào. Đáng lẽ tôi cần được chồng yêu thương, chiều chuộng hơn bao giờ hết thì đó lại là điều hoàn toàn xa xỉ bởi vì mẹ chồng tôi... cấm.
Bà một mực cho rằng ốm nghén là chuyện bình thường của bất kỳ người phụ nữ nào. Hơn thế nữa nếu chồng tôi cứ chăm với chiều thì tôi sẽ chỉ sinh hư mà thôi. Vì thế mà nếu thấy chồng tôi đỡ đần vợ việc gì là bà lại bắt đầu "bài ca" của mình. Còn người đàn ông của tôi, cũng nghe theo lời mẹ mà không cãi một câu nào. Mỗi khi muốn quan tâm vợ, anh đều phải nhìn trước ngó sau, lựa lúc mẹ không có ở đó mới dám làm gì thì làm. Thậm chí pha cho vợ cốc sữa mà anh cũng phải đóng chặt cửa lại vì sợ mẹ nhìn thấy.
(Ảnh minh họa)
Nhưng trớ trêu thay, tôi bị sảy thai. Có ai mất đi giọt máu của mình mà không đau lòng chứ. Và càng hi vọng nhiều nên tôi lại càng tuyệt vọng. Thế nhưng sau 1 tuần nằm viện, tôi chẳng được một lời động viên nào từ mẹ chồng mà thay vào đó là thái độ lạnh lùng đến đáng sợ của bà.
Dù tôi ở đang trong tình trạng cần được chăm sóc hơn bao giờ hết nhưng chồng tôi vẫn chẳng dám ho he gì. Hôm đó chồng tôi tranh thủ lúc mẹ đi chợ thì bê bát cháo lên bón cho tôi ăn. Ai ngờ bà quên mang tiền nên quay về, chứng kiến cảnh tượng này, bà trợn mắt rồi lớn tiếng quát tháo. Và chồng tôi, vì giật mình, vì cuống, vì sợ hãi đã đánh rơi cả bát cháo. Tôi lặng lẽ quay mặt vào tường, mặc kệ nước mắt lăn dài.
10 ngày sau đó, khi đã đỡ hơn, tôi dọn hết quần áo và chìa đơn ly hôn ra trước mặt chồng. Tôi chọn cách ra đi. Tôi phải rời khỏi ngôi nhà ấy, rời khỏi nơi chỉ đem lại cho tôi những tổn thương và nước mắt. Chồng tôi là người đàn ông tốt nhưng sự nhu nhược của anh cùng nỗi ác mộng mang tên "mẹ chồng" khiến tôi không thể chịu đựng thêm một ngày nào nữa.
Theo Trí Thức Trẻ
Cứ tưởng ly hôn chồng là hết nhưng mẹ chồng lại nói một câu khiến tôi nhận ra mình được nhiều hơn mất Tôi và mẹ chồng ôm nhau khóc. Hóa ra tôi cứ nghĩ khi ly hôn với chồng, bố mẹ chồng sẽ chẳng coi tôi ra gì nhưng không, tôi còn nhận được nhiều hơn thế. Tôi yêu chồng 3 năm thì kết hôn. Thời gian yêu nhau chồng tôi là người đàn ông mơ ước của rất nhiều cô gái. Anh chững chạc,...