Thiếu đơn hàng, xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm mạnh sau đại dịch
Ngành dệt may sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 có thể giảm tới 20% so với năm 2019.
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần chứng khoán SSI, đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đã công bố kết quả kinh doanh trong quý 1. Tất cả đều ghi nhận có sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ. Chỉ có 2 công ty ghi nhận mức tăng trưởng dương trong quý 1 là Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh tăng 32% cả về doanh thu và lợi nhuận và Sợi Thế Kỷ tăng 2% về doanh thu và 0,3% về lợi nhuận.
Một số công ty đã công bố kế hoạch năm 2020, hầu hết đều ước tính giảm lợi nhuận. Cụ thể, May Thành Công ước tính sẽ giảm khoảng 13%, Tổng công ty May Việt Tiến ước tính giảm tới 80%, Tổng công ty May 10 giảm khoảng 20% trong kịch bản cơ sở và 39% trong kịch bản xấu nhất.
. (Ảnh minh họa)
Số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 4 giảm 20% so với tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu dệt may chỉ đạt 10,63 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị nhập khẩu cũng chỉ đạt 6,39 tỷ USD, giảm 8,76% so với cùng kỳ năm 2019.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam quan ngại, con số giảm mạnh phải chờ đến hết tháng 5 và tháng 6 tới, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.
Video đang HOT
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính, ngành dệt may có thể mất tới 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Bên cạnh đó, sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%.
Nhận định về hành vi tiêu dùng của khách hàng sau đại dịch Covid-19, Vinatex cho hay, hàng hoá dệt may chưa nằm ở mức thiết yếu cao như thực phẩm, thuốc men, các thiết bị bảo vệ con người… nhưng cũng thuộc nhóm các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu.
Vì vậy, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, dệt may sẽ là một trong các nhóm hàng hoá có thể phục hồi sớm. Các mặt hàng cơ bản, giá rẻ sẽ phục hồi trước và chiếm tỷ lệ bán chính trong quý 3, quý 4/2020.
“Nhu cầu có thể sẽ phục hồi từ quý 3/2020, bắt đầu bằng việc phục hồi các sản phẩm cơ bản, giá trung bình thấp và thấp. Các doanh nghiệp có vị trí tốt hơn trong chuỗi cung ứng sẽ có đơn hàng trước. Tuy vậy, khả năng tổng cầu thế giới 2020 của dệt may vẫn giảm 20 – 25%”, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết.
Cũng theo ông Trường, trước mắt, khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu về các sản phẩm y tế không còn, ngành dệt may sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 có thể giảm tới 20% so với năm 2019.
Do đó, việc cần làm ngay tại thời điểm này là tập trung đàm phán với các nhà cung cấp để chuyển nguồn cung nguyên phụ liệu về Việt Nam nhằm đáp ứng được yêu cầu xuất xứ và hưởng lợi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; bắt đầu làm các đơn hàng thử nghiệm với quy mô nhỏ nhưng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về chất lượng.
Trong quý 2, chủ trương của Tập đoàn là tiếp tục sản xuất các mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế nhằm tận dụng nhu cầu tại các thị trường nước ngoài hiện đang được dự báo vẫn ở mức cao. Quan trọng là toàn bộ hệ thống Vinatex phải duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động bình thường với công suất cao ngay khi thị trường có dấu hiệu phục hồi.
Bộ Công Thương đánh giá, các doanh nghiệp ngành dệt may và da giày đến nay đã chịu tác động rất lớn bởi dịch Covid-19. Khi nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc trong quý 1 bị gián đoạn mới được phục hồi trở lại thì từ ngày 16/3 tới nay, các doanh nghiệp lại đối mặt với nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng tại các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Nhiều đơn hàng bị hủy, hoãn, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán làm cho các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn./.
Thuỷ sản Minh Phú (MPC): Quý 1 lãi hợp nhất 55 tỷ đồng giảm 32% so với cùng kỳ
Kết thúc quý 1/2020 cả doanh thu và lợi nhuận của thuỷ sản Minh Phú (MPC) đều thấp hơn cùng kỳ do yếu tố mùa vụ.
CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã CK: MPC) đã công bố BCTC hợp nhất quý 1/2020.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 2.843,8 tỷ đồng giảm 15,4% so với cùng kỳ trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ giảm gần 14% nên lợi nhuận gộp giảm gần 30% xuống 241 tỷ đồng.
Trong kỳ Thuỷ sản Minh Phú có 44,6 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 167% so với cùng kỳ trong khi đó chi phí tài chính và chi phí bán hàng lần lượt giảm 16,3% và 27,2%, lợi nhuận từ liên doanh liên kết đạt 8,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ không có khoản lãi này, lãi khác cũng tăng cao so với cùng kỳ đạt 4 tỷ đồng tuy nhiên do lãi gộp thấp nên kết quả LNST chỉ đạt 55 tỷ đồng giảm 32% so với cùng kỳ, trong đó LNST công ty mẹ là 57,6 tỷ đồng.
MPC cho rằng hoạt động kinh doanh chế biến và nuôi trồng thuỷ sản của tập đoàn phụ thuộc vào biến động mùa vụ do kết quả của điều kiện thời tiết và thói quen của người tiêu dùng. Theo đó việc nuôi trồng thuỷ sản tại các khu vực địa lý trọng yếu bị tác động tiêu cực do điều kiện thời tiết nắng nóng thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5. Tập đoàn đã nỗ lực để giảm thiểu các tác động mùa vụ này bằng cách quản lý hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu trong kỳ. Hoạt động kinh doanh thường đạt doanh thu và lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong nửa đầu năm thường thấp hơn so với giai đoạn cuối năm do giai đoạn cuối năm có nhiều hơn các lễ hội lớn trên thế giới.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, Minh Phú đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu hợp nhất đạt 709 triệu USD và sản lượng sản xuất đạt 63.000 tấn tôm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.368 tỷ đồng, gấp 3 lần so với kết quả thực hiện năm trước. Tuy nhiên những con số kế hoạch này chưa bao gồm ảnh hưởng của COVID-19 và hiện MPC cũng chưa công bố các tài liệu liên quan đến ĐHĐCĐ năm 2020.
Được biết, các năm trước đó, MPC đều đặt kế hoạch cao nhưng đều không hoàn thành kế hoạch trong đó điển hình nhất là năm 2019 với mục tiêu lãi lên tới 2.300 tỷ đồng nhưng kết quả chỉ thu về 498 tỷ đồng lợi nhuận.
Trong năm, MPC lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng Dự án Khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm công suất trên 250,000 tấn tôm thương phẩm/năm ở Kiên Giang.
MPC cũng đưa ra kế hoạch sẽ xây dựng sàn giao dịch tôm đầu tiên tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xúc tiến và thương mại. Ngoài ra, MPC sẽ xây dựng nhà máy chế biến Minh Phú Thuận Yên với mô hình tự động hóa và robot hóa vào khâu sản xuất. Thêm nữa, MPC sẽ phối hợp cùng Vietnam Food xử lý toàn bộ phụ phẩm trong Khu phức hợp.
CEO Vinatex: Dệt may sẽ tiếp tục thiếu hàng dù Covid-19 được kiểm soát Việc cần làm ngay tại thời điểm này là tập trung đàm phán với các nhà cung cấp để chuyển nguồn cung nguyên phụ liệu về Việt Nam như Uniqlo, H&M, Zara... đáp ứng được yêu cầu xuất xứ và hưởng lợi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, ông Nguyễn Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex cho hay. Trong thời gian tới...