Thiếu đơn hàng truyền thống, dệt may TCM báo lãi tháng 4 giảm 59%
Công ty tăng cường đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế để bù đắp thiếu đơn hàng truyền thống.
Lợi nhuận 4 tháng của TCM giảm 52% xuống 40 tỷ đồng.
Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) thông báo doanh thu tháng 4 đạt 9,5 triệu USD (408,6 tỷ đồng), thực hiện 79% kế hoạch và giảm 13,6% cùng kỳ năm trước. Theo đó, lãi sau thuế đạt 328.747 USD (7,6 tỷ đồng), thực hiện 59% kế hoạch và giảm 59% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 4 tháng, công ước doanh thu 42,7 triệu USD (993 tỷ đồng), tương đương 85% kế hoạch và giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận 1,72 triệu USD (40 tỷ đồng), đạt 66% kế hoạch và giảm 52% so với cùng kỳ.
Đơn vị: triệu USD
Công ty cho biết kết quả kinh doanh không đạt kế hoạch do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Công ty đã tìm kiếm đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế bù đắp cho thiếu hụt đơn hàng truyền thống. Nhờ vậy, TCM vẫn duy trì việc làm ổn định cho tất cả cán bộ công nhân viên, chưa có bất cứ trường hợp nào phải nghỉ việc hay bị giảm lương tính đến thời điểm này.
Dệt may TCM có 88% doanh thu đến từ xuất khẩu. Các thị trường chính gồm Hàn Quốc (27%), Mỹ (22%), Nhật Bản (22%), Trung Quốc (7%) và EU (3%). Mặt hàng may đóng góp 72,6%, vải 15,6% và sợi 9,7% tổng doanh thu 2019.
Video đang HOT
Doanh nghiệp dự kiến kế hoạch kinh doanh 2020 gồm doanh thu 3.779,6 tỷ đồng, tăng gần 3% so thực hiện năm trước; lãi trước thuế 236 tỷ đồng, giảm 14%.
Wakamono đáp ứng đủ nguyên liệu khẩu trang vải kháng khuẩn nano
Nỗi lo về nguồn nguyên liệu đầu vào cho khẩu trang kháng khuẩn Việt sẽ sớm qua đi khi có thêm nguồn cung vải kháng khuẩn nội địa đủ sức đáp ứng cả về số lượng và chất lượng từ Wakamono.
Sản xuất khẩu trang nano sử dụng nhiều lần tại TNG. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Nỗi lo về nguồn nguyên liệu đầu vào cho khẩu trang kháng khuẩn Việt sẽ sớm qua đi khi có thêm nguồn cung vải kháng khuẩn nội địa đủ sức đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, thậm chí với chi phí thấp hơn 30% so với nguồn nhập khẩu.
Gặp khó vì nguyên liệu đầu vào
Từ khi dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến phức tạp, khẩu trang y tế ngày càng trở nên khan hiếm, giá cả bị đẩy lên cao. Người dân bắt đầu chuyển hướng sang giải pháp tình thế là sử dụng các khẩu trang vải để ngăn các giọt bắn khi tiếp xúc gần.
Nhưng dù là khẩu trang vải thì cũng phải đủ chuẩn để lưu hành và bảo đảm tối đa cho các quy định về y tế. Vào đầu tháng 3, Bộ Y tế ban hành Thông tư 870 hướng dẫn về quy định khẩu trang vải kháng khuẩn.
Những quy định này góp phần mở đường cho các doanh nghiệp dệt may tăng tốc tham gia vào chuỗi sản xuất khẩu trang, trước mắt là để phục vụ cho y tế và cộng đồng, đồng thời cũng giúp tận dụng nguồn lực sản xuất hiện có, bao gồm máy móc và nguồn lao động, bù đắp cho các đơn hàng xuất khẩu bị đình trệ vì COVID-19.
Thực tế cũng cho thấy từ đầu tháng 2 đến nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chuyển đổi nhanh chóng dây chuyền sản xuất, tham gia cung cấp khẩu trang vải có khả năng kháng khuẩn, giặt được nhiều lần với mức giá hợp lý hơn nhiều so với khẩu trang dùng một lần, vốn bị đẩy giá lên quá mức như hiện nay.
Mặc dù chuyển đổi khá nhanh chóng, nhưng các doanh nghiệp dệt may vẫn gặp nhiều bài toán khó. Vấn đề không chỉ là những khoản đầu tư cho dây chuyền mới, mà còn là sự phụ thuộc vào nguyên liệu mà có lẽ từ trước đến nay, các doanh nghiệp dệt may chưa bao giờ tiếp cận đến.
Trong bộ quy định về khẩu trang đủ chuẩn, thì lớp vải kháng khuẩn gần như là quan trọng nhất, nhưng thị trường Việt Nam lại phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, nhập khẩu gần như hoàn toàn, dù các lớp lọc còn lại trong khẩu trang thì không quá khó để mua. Trong đó, có đến 70% là nhập khẩu từ Trung Quốc, 30% từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật, Pháp hay Italy...
Tuy nhiên, khi COVID-19 bùng phát dữ dội ở nhiều quốc gia phát triển, nguồn hàng nguyên liệu cũng trở nên khan hiếm, giá bị đẩy lên cao hơn rất nhiều, đặt các doanh nghiệp dệt may vào thế khó tiếp theo khi giá thành sản xuất trở nên quá cao, thậm chí còn khan hàng.
Dịch bệnh bùng phát khiến nguồn cung vải kháng khuẩn để sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế trở nên khan hiếm.
Hệ quả chung là người dân mà cả nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tốn thêm rất nhiều tiền để sở hữu chiếc khẩu trang, có khi dùng chỉ một lần hoặc trong vài giờ. Tuy nhiên, cơ hội giảm giá thành sản xuất, tăng chất lượng và sản lượng đã mở ra khi thị trường nội địa đã chủ động được nguồn nguyên liệu, với công nghệ do chính người Việt làm chủ.
Cơ hội cho khẩu trang khi làm chủ công nghệ
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 20 doanh nghiệp, đa phần trong số đó là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, được cung cấp lớp vải kháng khuẩn nano thiên nhiên bởi Công ty Wakamono, trong số này có những công ty dệt may có quy mô lớn như Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, hay Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn May Mặc Xuất Khẩu.
Đại diện Wakamono cho biết nhà máy đặt tại Khu công nghệ cao (quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh) hiện chạy hết "lực" với sản lượng 20 tấn/ngày. Hiện công ty đang có kế hoạch mở rộng lên đến 50 tấn/ngày.
Mức giá thấp hơn khoảng 30% giá nhập khẩu (giá theo FOB), chưa phải là lý do duy nhất khiến Vải kháng khuẩn nano thiên nhiên - lớp nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất của khẩu trang kháng khuẩn trở nên đắt hàng, mà còn nhờ chất lượng sản phẩm. Theo đó, các hạt kháng khuẩn nano thiên nhiên được phủ vào lớp vải không dệt, hoạt động như một màng lọc ngăn chặn, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh từ môi trường và an toàn cho người sử dụng, với hiệu quả kháng khuẩn đạt 99.9% và duy trì trong thời gian dài (48 tiếng).
Các chuyên gia tham gia quy trình sản xuất các hạt kháng khuẩn nano thiên nhiên GECIDE.
"Thách thức với lớp vải kháng khuẩn không chỉ cần tiêu diệt ngay các loại vi khuẩn mà còn đòi hỏi sự duy trì lâu dài," đại diện Wakamono chia sẻ. Thực tế cho thấy có một số loại khẩu trang mà bộ lọc chỉ có thể sử dụng được vài tiếng, một vài loại khẩu trang còn dễ bị "thẩm thấu ngược" khi đã bị ẩm ướt. Khả năng kháng khuẩn trong thời gian dài đặc biệt quan trọng đối với những người có nhu cầu sử dụng khẩu trang làm việc trong một khoảng thời gian tương đối dài như bác sĩ, y tá, người lao động trong xưởng...
Nhờ them nguồn nguyên liệu nội địa sẵn có, các doanh nghiệp dệt may ngày nay có thể chủ động sản xuất, không phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước khác. Sản lượng tăng giúp bù đắp cho đơn hàng dệt may truyền thống bị mất đi vì COVID-19, tạo thêm công ăn việc làm tạm thời cho công nhân, chờ qua mùa dịch.
Hơn nữa, vải kháng khuẩn nano thiên nhiên Wakamono có chất lượng cao (sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc tế đạt tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu) cũng đồng thời mở ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất nếu muốn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khẩu trang trên thị trường quốc tế, chứ không chỉ là thị trường nội địa. Từ trước đến nay, vướng mắc với nhà xuất khẩu không phải số lượng hay giá cả, mà là chất lượng bắt buộc phải đạt chuẩn quốc tế.
Cuối tháng 4 vừa qua, Chính phủ cũng đã cho phép các doanh nghiệp nội địa xuất khẩu khẩu trang. Xuất khẩu khẩu trang đến các quốc gia có nhu cầu lên đến hàng tỉ chiếc, không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho chính doanh nghiệp, mà mở ra nhiều cơ hội mới cho thương hiệu vật tư y tế Việt mở rộng trên thị trường quốc tế.
Khẩu trang y tế, kháng khuẩn hay đồ bảo hộ có thể là nhu cầu nhất thời. Tuy nhiên, trong những tháng tới, sau khi hết dịch và mở cửa biên giới trở lại thì vấn đề lớn sẽ là làm sao bảo vệ người dân trong những chuyến bay quốc tế và những nơi tập trung đông người; hoặc thậm chí xa hơn là phòng ngừa những đại dịch tương tự trong tương lai. Vì vậy, các nước cần có sự chuẩn bị sẵn các phương tiện phòng hộ như khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ... Trong trường hợp này, cửa xuất khẩu vẫn còn rộng mở chờ tên tuổi thương hiệu Việt xuất hiện.
Thành lập năm 2011, Wakamono là doanh nghiệp Việt, được sáng lập bởi nhóm các chuyên gia người Việt. Các ứng dụng về nano hữu cơ của Wakamono là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như y tế, thực phẩm, hóa mỹ phẩm và nông nghiệp./.
Doanh nghiệp dệt may gấp gáp tái sản xuất sau COVID-19 Sau thời gian dài hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp dệt may bắt đầu thúc đẩy trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Những ngày này, không khí sản xuất tại Giovanni Group (Hà Nội) khá khẩn trương, gấp gáp, dù doanh nghiệp này vẫn hoạt động trong dịp COVID-19 bùng phát và thời...