Thiếu đói 3 ngày, dân vùng lũ quét vượt suối băng rừng đi xin gạo
Sau 3 ngày bị cô lập vì lũ quét, sạt lở đất, người dân ở các bản vùng sâu đã phải mạo hiểm băng rừng, lội suối ra đi xin gạo cứu trợ.
Sáng 4/10, từng đoàn người dân tộc Khơ Mú ở các bản đang còn cô lập ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn nối đuôi nhau ra thị trấn Mường Xén để xin hàng cứu trợ. Do số lượng người ra đông bất thường nên đã có lúc tại điểm phát hàng cứu trợ hết hàng.
Đoàn người đồng bào dân tộc Khơ Mú từ các bản bị chia cắt bên trong theo suối đi xin hàng cứu trợ
3 ngày thiếu đói, dân kéo ra xin gạo
Chị Mong Thị Bai (45 tuổi, người dân tộc Khơ Mú) cho biết: Mưa lũ vừa rồi nhà mình cũng bị thiệt hại nặng lắm. Ao cá, lợn gà bị cuốn hết không trộ (thấy) gì nữa. Gạo muối dự trữ bị ướt hết cả, phải đi xin người trong bản. Ngày ni cạn rồi phải ra đây xin gạo về thôi.
Do đường vào bản Bình Sơn 1 nơi chị Bai sinh sống đang còn bị lũ và sạt lở. Để ra thị trấn từ sáng sớm, chị Bai đã rủ một số người trong bản cùng nhau đi men theo bía rừng, Khe Tộ. Đi bộ gần 2 tiếng mới tới nơi.
Đáng buồn là khi chị Bai đến điểm phát hàng cứu trợ của nhà hàng Quế Minh thì chỉ còn nước sạch với ít cá khô, mì tôm.
Chị Bai cùng mọi người đành phải ngồi chờ, mong xin được ít gạo nữa thì về.
Cũng ngồi chờ đợi đoàn cứu trợ, bà Mòng Thị Nhòm (người Khơ Mú không biết nói Tiếng Việt), thông qua phiên dịch của chị Bai, bà Nhòm kể: Nhà tôi ở bản Bình Sơn. Lũ vừa rồi nhà bị sập. 10 người phải đi ở nhờ. Mấy ngày ăn đói mặc khát, hôm nay hết mưa, nước rút nên đi theo bà con liều vượt suối băng rừng ra thị trấn để xin cứu trợ.
Khi biết tin điểm phát quà hết hàng, bà Nhòm rất buồn. Mọi người chia cho bà ít bánh và chai nước để chờ đoàn cứu trợ dưới xuôi lên.
Trong lúc chờ gạo cứu trợ, bà con chia nhau những cái bánh để ăn tạm cho qua cơn đói
Video đang HOT
Anh Vũ Tiến Thành (34 tuổi) chủ Nhà hàng Quế Minh, cho biết: 2 ngày qua, khi thấy đồng bào bị lũ quét, tôi và anh em khối 2 Mường Xén đã cùng nhau mua sắm thực phẩm để nấu cơm, hong xôi, thịt, kho cá đưa đến nhà các hộ dân bị thiệt hại. Một số bà con thấy vậy đã đến đây xin đồ, nên tôi tiếp tục bỏ tiền túi ra mua mì tôm, nước uống phát miễn phí cho bà con.
Tài chính không đủ, tôi và mọi người cũng đứng ra kêu gọi, vận dụng mọi mối quan hệ để có đủ lương thực thực phẩm cấp phát cho bà con suốt 2 ngày qua. Đến hôm nay, bà con ra đông quá, gạo lại hết. Đành nói bà con chờ đợi đoàn cứu trợ đưa lên sẽ phát tiếp.
Chỉ chừng 30 phút sau, đoàn xe cứu trợ mang hàng của các tiểu thương Chợ Vinh lên. Hàng hoá nhanh chóng được cấp phát cho bà con tại đây. Trong chuyến hàng này còn có rất nhiều quần áo mới, đủ kích thước được các tiểu thương đóng bao đưa lên tặng cho người dân.
Một thành viên trong đoàn vội vã cho biết: Chính chúng em cũng không biết tổng giá trị và tổng lượng hàng bao nhiêu. Mọi người ở nhà ủng hộ và tự lên danh sách theo dõi với nhau. Hàng chúng em đưa lên toàn bộ là quần áo mới. Hi vọng sẽ giúp bà con đủ mặc trong những ngày mưa lũ này.
Nói xong đoàn lại tiếp tục đưa hàng vào sâu trong bản Hoà Sơn – nơi được xác định là thiệt hại nặng nhất.
Theo ghi nhận của PV, tính sơ bộ tại thị trấn Mường Xén có tới 4 – 5 điểm tiếp nhận và phát hành cứu trợ. Tất cả những người xuống đây đều được nhận đủ những thứ mình cần.
Chị Lữ Thị Khươn (bản Bình Sơn 1) đang gùi hàng trở về cho biết, mình được cho nhiều thứ lắm: bao gạo, thùng mì tôm, trứng gà. Người ta còn cho cả nước nữa nhưng mình không lấy vì đi bộ đường xa không mang được.
Em Già Y Sài (đứng thứ 2) cùng các bạn đi bộ chuyển gạo cứu trợ vào sâu trong các bản bị thiệt hại do lũ quét
“Áo xanh” chuyển hàng cứu trợ
Ở các điểm này ngoài sự tham gia trực tiếp từ chủ nhà, người dân trong xóm, còn có sự giúp sức của màu áo đoàn viên là các em học sinh cấp 3 trên địa bàn.
Anh Lê Hoài Phong (24 tuổi) cửa hàng sửa chữa xe máy Phong Phú cho biết: Nhà em thành điểm tập kết và trung chuyển hàng cứu trợ 2 ngày nay rồi. Cả nhà 5 người đều tham gia. Hàng hoá các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đưa đến là chúng em đưa vào tận trong bản cho dân, chủ yếu là bánh, sữa, mì tôm. Hộ nào khó quá thì nhà em cho thêm tiền. Hàng nhiều thì nhờ các em học sinh bốc chuyển vào, bản tắc đường thì gửi thuyền. Tính đến giờ nhà em đã đón, chuyển hàng cho gần chục đoàn từ thiện rồi.
Khi được hỏi về lý do vì sao lại tự đứng ra làm việc này?, anh Phong cho biết: “Mẹ em làm hội từ thiện của huyện Kỳ Sơn đã 6 năm. Em thấy bà con trên này còn khổ quá nên đứng ra làm thôi. Đợt lũ dâng đầu tháng 9, nhà em cũng đã tổ chức thay dầu, sửa xe máy miễn phí cho bà con bị ngập. Đợt này, bất kể ai có nhu cầu, nhà em đều sẵn sàng giúp đỡ”.
Trong khi đó, các bạn học sinh nam khoẻ mạnh hơn thì giúp người dân dọn dẹp nhà cửa
Hôm nay đã là ngày thứ 3 từ khi trận lũ quét xảy ra. Các đoàn thiện nguyện từ các nơi bắt đầu đến với Kỳ Sơn nhiều hơn. Do đường vào các bản Hoà Sơn, Sơn Hà, bản Cánh, Bình Sơn vẫn chưa khắc phục xong, nên toàn bộ hàng hoá được bốc xuống ở thị trấn Mường Xén, sau đó được chia nhỏ rồi các em học sinh Kỳ Sơn sẽ đưa vào tận trong bản.
Đã chuyển 4 chuyến hàng trong buổi sáng, em Già Y Sài (học lớp 10A, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kỳ Sơn) cho biết: Nhà em ở trên Huồi Tụ nên học nội trú dưới thị trấn. Sau khi lũ xảy ra, nhà trường phát động phong trào giúp dân vùng lũ, em tình nguyện tham gia. Đi nhiều cũng mệt nhưng em cảm thấy vui vì mình đã giúp đỡ được một phần cho người dân.
Thầy Nguyễn Công Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kỳ Sơn cho biết: Trường hiện huy động khoảng 200 học sinh nội trú tham gia giúp người dân vùng bị ảnh hưởng do lũ quét. Ban đầu, công việc của các em là phụ giúp người dân hót dọn bùn đất trong nhà đưa ra ngoài đường. Còn từ hôm qua, các em được bố trí thành từng tốp vận chuyển hàng cứu trợ vào trong bản cho người dân. Phía nhà trường tổ chức nấu ăn tại bếp, mua sữa bồi bổ cho các em.
Nam sinh cấp 3 run rẩy nhớ lại đêm chạy lũ: Nước vây 4 bề, suýt ra đi
Vừa qua, cơn lũ quét bất ngờ xảy ra tại Kỳ Sơn, Nghệ An đã để lại nhiều thiệt hại nặng nề cho bà con nơi đây.
Người mất nhà cửa, mất tài sản, nhiều em học sinh cũng bị mất hết sách vở, đồ dùng học tập.
Trong đó có em H.V.M. - học sinh lớp 10 trường THPT Kỳ Sơn. Báo Giao Thông đưa tin, M. là một trong số những người may mắn chạy thoát khỏi dòng nước lũ trong đêm ngày 2/10. Đã 3 ngày kể từ khi trận thiên tai xảy ra, đến nay M. vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại quá trình chạy lũ.
Lũ quét đến bất ngờ khiến mọi người ở Kỳ Sơn không kịp trở tay. (Ảnh: Báo Giao Thông/VTV)
Bà con đau lòng nhìn tài sản của gia đình bị cuốn trôi hoặc chìm trong bùn đất. (Ảnh: Nghệ An 24h/ VOV)
Cậu học sinh cho biết nhà cách trường học 10km nên sau khi xuống thị trấn để học cấp 3, M. đã thuê nhà trọ và ở cùng anh học cùng một bạn nữa tại nhà dân ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ. Đêm ngày 2/10 khi lũ về, cả ba anh em đều đang ngủ, chủ trọ phải đi đập cửa để gọi dậy: "Thức dậy em mới biết lũ tràn vào nhà. Tuy nhiên nước mới chỉ xăm xắp và đang rút dần."
Đinh ninh không có chuyện gì xảy ra tiếp theo, mấy anh em bảo ban nhau tranh thủ nước rút thì quét dọn bùn đất trong nhà ra ngoài. Song đến khoảng 5h sáng, đang chuẩn bị lên giường đi ngủ lại thì trên núi vọng xuống tiếng động mạnh.
Cậu học sinh H.V.M. nhiều lần may mắn thoát khỏi dòng nước lũ. (Ảnh: Báo Giao Thông)
Nước lũ chảy xiết khiến nhiều việc di chuyển khó khăn. (Ảnh: Lao Động)
Cả xóm trọ lúc này mới nháo nhào chạy ra xem thì thấy dòng nước đục ngầu cuồn cuộn đổ xuống. Theo bản năng, tất cả tìm đến chỗ cao nhất để trú, mọi đồ đạc trong nhà phút chốc bị cuốn đi, nhà trọ bị nước lũ bao vây tứ phía.
"Trong lúc chạy lũ, em 5 lần suýt ra đi. May trời! Nắm được cái dây điện... Có mấy người lớn tận dụng, dùng dây điện bị đổ ngã ném qua cho chúng em đu vào đi lên phía cao hơn." - M. nhớ lại.
Các em học sinh được đưa đến nơi an toàn hơn. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Mong muốn của nhiều em lúc này là sớm được đi học trở lại. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Không riêng gì M. mà còn rất nhiều những em học sinh khác tại Kỳ Sơn bị ảnh hưởng việc học do lũ quét. Chia sẻ với Người Đưa Tin, ông Phan Văn Thiết - trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết trên toàn địa bàn vẫn còn 11 trường học với gần 3.000 học sinh bị ảnh hưởng do nhiều tuyến đường đến trường bị sạt lở nghiêm trọng.
Lực lượng chức năng đã cố gắng đưa các em rời khu vực nguy hiểm để đến nơi an toàn. Nhà trường cũng lo nơi ăn, chốn ở và tổ chức nấu ăn cho học sinh. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp có hoàn cảnh khó khăn bị nước lũ cuốn trôi hết sách vở, quần áo nên rất cần sự giúp đỡ.
Lực lượng chức năng đưa đồ tiếp tế đến những vùng khó tiếp cận do nước lũ. (Ảnh: Báo Thanh Tra)
Nhiều đơn vị, mạnh thường quân đã nhanh chóng ủng hộ giúp đỡ bà con vùng lũ. (Ảnh: Người Đưa Tin/ Báo Nghệ An)
Thầy Lê Văn Tảo - hiệu trưởng trường THPT Kỳ Sơn nơi M. đang theo học thông tin thêm: "Nhà trường sẽ phát động quyên góp trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường, đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để giúp các em an tâm đi học trở lại."
Thiên tai đến bất ngờ là điều mà không một ai trong chúng ta mong muốn. Hi vọng với sự giúp đỡ của nhiều người, bà con vùng bị ảnh hưởng sẽ sớm ổn định lại được cuộc sống.
Sau cơn bão số 4 tên Noru, bà con miền Trung vẫn đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của thiên tai. Nhiều người không khỏi xót xa khi tài sản quý giá dày công tích góp đã bị cuốn trôi chẳng còn gì.
Chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng vẫn đang cố gắng hết sức để hỗ trợ bà con khắc phục hoàn cảnh khó khăn trước mắt. Bên cạnh đó, mạnh thường quân trên khắp cả nước cũng đang hướng về bà con miền Trung, ủng hộ về tài chính cũng như đồ ăn, thức uống, quần áo...
Hình ảnh ông bố ôm 2 con nhỏ tháo chạy khỏi cơn lũ lịch sử ở Nghệ An Những ngày qua, dư luận hướng về miền Trung ruột thịt khi nơi đây phải hứng chịu cơn bão số 4. Sau ảnh hưởng của bão, bà con lại tiếp tục phải đối mặt với trận lũ quét lịch sử. Tại Kỳ Sơn, Nghệ An, trận lũ quét xảy ra đã khiến bao gia sản bị vùi lấp, thậm chí một người mẹ...