Thiếu đất đắp nền, đe dọa tiến độ cao tốc La Sơn-Cam Lộ
Không chỉ thiếu đất đắp nền, dự án Cam Lộ-La Sơn còn đối mặt với tình trạng thiếu vật liệu, có thể giá vật liệu sẽ bị đẩy lên cao.
Dự án cao tốc Cam Lộ-La Sơn (Thừa Thiên Huế – Quảng Trị) phấn đấu hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2021. Khi đẩy nhanh tiến độ thi công, các nhà thầu vướng phải tình trạng khan hiếm vật liệu thi công, nhất là nguồn vật liệu đất đắp nền đường. Bộ Giao thông-Vận tải phối hợp các bộ, ngành, địa phương tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tiến độ dự án quan trọng này.
Những ngày này, gói thầu xây lắp số 7, dự án cao tốc Cam Lộ-La Sơn đoạn qua tỉnh Thừa Thiên-Huế đang triển khai khẩn trương. Hiện nhà thầu đang thiếu khoảng 100.000 mét khối đất đắp nền đường. Ông Hoàng Văn Sang, điều hành Công ty Thành An, gói thầu xây lắp số 7 từ Km 65 150 đến Km 67 200 lo lắng, các mỏ đất đều nằm xa công trình, còn mỏ ở gần thì không đảm bảo theo yêu cầu của dự án.
Ban Quản lý dự án và các nhà thầu tìm giải pháp điều chuyển đất đắp nền.
“Bởi vì đất là vật liệu quan trọng, có đất, có đủ vật liệu mới triển khai các bước tiếp theo. Nhà thầu xin cấp phép mỏ đất nhưng đang chờ đợi tỉnh cấp phép. Hiện tỉnh cũng tạo điều kiện nhưng quy trình phải đúng, thủ tục thì phải chặt chẽ. Trong lúc đó thì nhà thầu khắc phục tạm trong khi chờ đợi mỏ của mình”, ông Sang nói.
Video đang HOT
Tại gói thầu xây lắp số 9 dự án cao tốc Cam Lộ-La Sơn đoạn qua tỉnh Thừa Thiên-Huế, tổng khối lượng đắp nền đường hơn 500.000m3, theo thiết kế điều phối nội bộ khoảng 150.000m3, còn lại 350.000m3 điều phối từ gói thầu số 8. Tuy nhiên, những vị trí điều chuyển từ gói 8 về gói 9 cũng rất khó khăn.
Còn tại gói thầu xây lắp số 6, khối lượng đất đắp cần 1,4 triệu khối đất rời. Nhà thầu đã đi nhiều mỏ để điều tra trữ lượng vật liệu, các mỏ được chỉ dẫn trong hồ sơ thiết kế thì gần như không còn đất, hoặc chưa được cấp phép.
Ông Nguyễn Vũ Quý, Quyền Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông- Vận tải, đơn vị được giao điều hành dự án cao tốc La Sơn-Cam Lộ cho biết: “Về đất đắp, chúng tôi có 2 giải pháp chính. Trước hết, để mở những mỏ đất mới phục vụ cho dự án thì chúng tôi thường xuyên làm việc và phối hợp rất tốt với địa phương. Và địa phương cũng quyết liệt để mở những mỏ mới cho dự án. Thứ hai là chúng tôi có những giải pháp điều hòa giữa các gói thầu với nhau để làm sao đảm bảo duy trì thi công như hiện tại cũng như sắp tới đủ đất cho dự án. Về giá thì một số chủ mỏ cũng có hiện tượng tăng giá. Tuy nhiên, về vấn đề này, chúng tôi cũng đã làm việc cụ thể với địa phương, đề nghị địa phương quản lý. Bởi vì trách nhiệm của địa phương là quản lý giá này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng là, các chủ mỏ đất cũng manh nha dự kiến vậy thôi. Nhưng với sự quản lý chặt chẽ của địa phương, tôi tin rằng giá đất sẽ hài hòa theo đúng thông báo giá mà địa phương đã ban hành”.
Dự án Cam Lộ-La Sơn đang đối mặt với tình trạng thiếu vật liệu, có thể giá vật liệu sẽ bị đẩy lên cao. Bộ Giao thông-Vận tải đã làm việc với các địa phương và đề nghị đẩy nhanh tiến độ cấp phép mỏ; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giá vật liệu xây dựng; có giải pháp, chế tài kịp thời và phù hợp để chống độc quyền, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng.
Các nhà thầu thi công dự án cao tốc La Sơn-Cam Lộ mong muốn đẩy nhanh tiến độ.
Bộ Giao thông-Vận tải cũng chỉ đạo nhà thầu tư vấn tiếp tục khảo sát các khu vực lân cận tuyến để tìm kiếm các mỏ có đủ điều kiện về chất lượng, trữ lượng, điều phối đất để tận dụng ngay vật liệu đủ tiêu chuẩn đắp nền; nghiên cứu tận dụng đối với vật liệu đào đổ thải theo hướng có thể nghiền và phối trộn đạt tiêu chuẩn đắp nền.
Ông Phan Quang Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông-Vận tải cho biết: “Về tiến độ chung của dự án, Bộ Giao thông-Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu phải hoàn thành đúng cam kết. Cho nên một số khó khăn giải quyết muộn thì chúng tôi sẽ có giải pháp kỹ thuật phù hợp. Đánh giá chung là tiến độ đã đạt. Các tiến độ thi công của từng gói thầu, chúng tôi đã điều chỉnh từng chi tiết để phù hợp với mốc tiến độ và thời tiết khu vực đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2021″./.
Cuối tháng 6, thông xe nút giao 319 kết nối cao tốc Long Thành
Dự án nút giao 319 kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ chính thức được thông xe vào ngày 30/6.
Nút giao 319 kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ chính thức thông xe vào cuối tháng 6.
Ngày 15/4, ông Trần Như Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO cho biết, hiện nhà thầu thi công đang gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng hoàn thành hệ thống đường giao thông của dự án vào cuối tháng 4. "Đến ngày 30/6 sẽ thông xe và đưa vào vận hành thu phí hoàn vốn dự án", ông Hoàng nói.
Theo ghi nhận, tuyến chính kết nối trung tâm huyện Nhơn Trạch đã được thảm nhựa, ô tô đã có thể lưu thông đến đoạn đường tiếp giáp với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (cao tốc Long Thành).
Nhà thầu đang thi công lắp đặt hệ thống chiếu sáng, các hạng mục phụ khác. Các cầu đã thi công hoàn thành thảm nhựa mặt đường, đường dẫn đang được khẩn trương hoàn thiện kết nối vào cao tốc Long Thành.
Dự án đường 319 kết nối cao tốc Long Thành có điểm đầu tại ngã ba Bến Cam (huyện Nhơn Trạch), chiều dài toàn tuyến 9,46km. Trên tuyến xây dựng 3 nút giao được kết nối liên thông dạng hoa thị, trong đó nút giao quan trọng nhất là nút giao đường 319 kết nối với cao tốc.
Sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ "giải cứu" tình trạng ùn tắc nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Long Thành nhiều năm qua.
Trước đó đầu tháng 12/2020, hạng mục quan trọng nhất của dự án là cầu vượt kết nối vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã được hợp long.
Theo kế hoạch dự án sẽ được đưa vào vận hành trong quý 1/2021. Tuy nhiên do vướng mặt bằng hạng mục nhà điều hành thu phí, hoàn thiện thủ tục lắp đặt gói thầu thu phí tự động không dừng nên đến nay chưa đưa vào vận hành.
Dự án đường giao thông nối TP Sầm Sơn với KKT Nghi Sơn đạt 80,6% giá trị hợp đồng UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về tiến độ thực hiện dự án đường giao thông nối TP Sầm Sơn với KKT Nghi Sơn (giai đoạn 1). Theo báo cáo của Sở Giao thông - Vận tải, đến nay công trình đã thi công đạt 608/754 tỷ đồng, tương đương 80,6% giá trị hợp đồng (còn lại thảm bê tông nhựa...