Thiếu đất chôn, người Nhật dần chuộng ‘mộc thụ táng’
Ở một vài thành phố của Nhật, mộ phần có giá đắt hơn nhà đất. Điều này khiến những phương pháp chôn cất thay thế trở nên hiệu quả hơn, trong đó có mộc thụ táng.
Khi dân số thế giới tiếp tục tăng, không gian cho người chết, đặc biệt là ở các thành phố lớn, ngày càng hạn hẹp. Do đó, nhiều nơi đã thay đổi phương thức chôn cất, xóa bỏ những nghĩa trang truyền thống để lấy đất cho người sống.
Đơn cử, ở Singapore, các khu mộ gia đình bị chuyển thành nhà tro hỏa táng. Mộ ở đây chỉ có thời hạn 15 năm, sau đó hài cốt cần hỏa táng để dùng không gian cho đợt chôn cất khác. Ở Hong Kong (Trung quốc), mộ phần là bất động sản đắt đỏ nhất (tính theo giá trị mỗi m2). Chính quyền đã phải nhờ đến các ca sĩ và người nổi tiếng để thúc đẩy việc hỏa táng thay vì mai táng theo kiểu truyền thống.
Trước sự căng thẳng đến từ niềm tin tôn giáo và tác động đến môi trường, một số quốc gia đã có các giải pháp sáng tạo để giải quyết tình trạng này, trong đó có Nhật Bản.
“Mộc thụ táng” tại Nhật Bản
Từ đầu những năm 1970, các nhà chức trách tại Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về việc thiếu không gian chôn cất ở khu vực thành phố. Họ đưa ra nhiều giải pháp mới, từ nghĩa trang ở các thị trấn nghỉ dưỡng, nơi gia đình có thể đi nghỉ kết hợp thăm mộ phần theo kiểu truyền thống, đến các tuyến xe bus về khu vực nông thôn nơi chôn cất người thân. Đầu năm 1990, Grave-Free Promotion Society, một tổ chức tình nguyện, cũng đã thúc đẩy việc rải tro hỏa táng.
Không gian chôn cất theo phương thức truyền thống ngày càng hạn hẹp. Ảnh: Smithsonian Magazine.
Từ 1999, đền Shounji ở phía bắc Nhật Bản đã đem đến một giải pháp mới cho cuộc khủng hoảng này. Đó là Jumokuso, hay “mộc thụ táng”. Trong đó, các gia đình chôn tro hỏa táng dưới đất và một cây được trồng lên trên để đánh dấu mộ phần.
Đền Shounji đã mở một ngôi đền nhỏ hơn có tên Chishoin ở khu vực vốn đã có một rừng cây nhỏ. Tại đây, trong một công viên nhỏ, thay vì những cột đá như mộ truyền thống, các nhà sư thực hiện nghi lễ cúng cho người đã khuất dưới những tán cây. Các gia đình cũng có thể viếng thăm người thân và thực hiện các nghi thức tôn giáo – khác với việc rải tro – điều khiến họ không có nơi cố định để cúng lễ.
Tro hỏa táng được chôn dưới gốc cây, để người thân vẫn có không gian tưởng niệm thay vì mộ phần như truyền thống
Trong khi không phải tất cả gia đình thực hiện “mộc thụ táng” đều theo đạo Phật hay thường đi chùa, phương thức này thể hiện sự quan tâm của Phật giáo Nhật Bản đến trách nhiệm môi trường. Có thể do ảnh hưởng của niềm tin của đạo Shinto rằng thần linh sống trong thiên nhiên, trong lịch sử, Phật giáo Nhật Bản vốn khác biệt với các nền Phật giáo khác do sự tập trung vào thế giới tự nhiên.
Cụ thể, họ cho rằng thực vật là thực thể sống, nằm trong vòng luân hồi, và từ đó cần được bảo vệ. Do vậy, các học viện Phật giáo Nhật Bản thường xem tác động của con người lên môi trường là một điều đáng lo ngại, xét về mặt tôn giáo. Người đứng đầu đền Shounji cho rằng mộc thụ táng là một phần trong cam kết bảo vệ môi trường của tín ngưỡng này.
Video đang HOT
Ý tưởng đó lan tỏa ở Nhật Bản đến mức các ngôi đền và nghĩa trang công cộng khác cũng đã học theo mô hình này, một số cung cấp không gian dưới cây riêng lẻ, và một số là không gian quanh một cây chung.
Đồng thời, chi phí cho mộc thụ táng cũng thấp hơn nhiều so với phương thức truyền thống, điều có vai trò quan trọng khi nhiều người Nhật đang phải chăm sóc gia đình đa thế hệ. Tỷ lệ sinh tại Nhật thuộc hàng thấp nhất thế giới, nên con cái thường không có anh chị em, mà phải một mình chăm sóc và lo lắng cho bố mẹ, ông bà.
Góc nhìn từ truyền thống
Trào lưu này không phải là không gây tranh cãi. Nhiều cộng đồng tôn giáo và văn hóa tại Đông Á cho rằng cần có không gian thực tế để thăm viếng người chết, thực hiện nhiều nghi lễ tâm linh. Theo học thuyết Khổng Tử, con cái có trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ, ông bà và tổ tiên đã qua đời thông qua việc cúng lễ đồ ăn và những thứ khác.
Tại Nhật, trong lễ Obon – thường tổ chức vào giữa tháng 8, người theo đạo Phật sẽ đến thăm mộ gia đình, cúng đồ ăn, thức uống cho tổ tiên với niềm tin rằng các linh hồn được về trần gian trong giai đoạn này. Điều này lặp lại vào Xuân phân và Thu phân.
Mộ phần truyền thống của người Nhật. Ảnh: Ashahi.
Bên cạnh đó, một số ngôi đền Phật giáo bày tỏ sự lo ngại rằng mộc thụ táng sẽ cắt đứt mối liên kết với xã hội và kinh tế của họ với cộng đồng địa phương. Từ thế kỷ 17, theo truyền thống, họ thực hiện nhiều nghi thức cúng lễ để linh hồn của các gia đình được siêu thoát và nhận công quả hàng năm.
Dù vậy, mộc thụ táng vẫn đang dẫn trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy sự giảm sút của các nghi lễ tôn giáo truyền thống, cùng sự trỗi dậy của các phương thức tâm linh thay thế. Tuy nhiên, hơn tất cả, nỗ lực thực hiện các phương thức mai táng mới thể hiện sự linh hoạt của các nghi thức tôn giáo hay tâm linh, khi có thể thích nghi theo các yếu tố xã hội và môi trường.
Vì sao người Nhật Bản lịch sự?
Lối sống và cách cư xử của người dân xứ anh đào khiến họ nhận được nhiều thiện cảm. Tuy nhiên, điều này có vẻ không đơn giản như những gì mọi người vẫn thấy.
Theo Stuff , dịch vụ là thứ châu Á làm tốt hơn bất kỳ điểm đến nào khác. Và Nhật Bản là "đỉnh cao" của dịch vụ khi tới châu Á.
"Những lái xe taxi lịch sự, nhã nhặn. Các gói bưu kiện được đóng gói cẩn thận. Những cái cúi đầu chào từ người phục vụ bất cứ khi nào bạn bước vào. Nhật Bản có lẽ là nơi lịch sự nhất Trái Đất", tờ Stuff viết.
Tinh thần omotenashi
Cây viết Keisuke Tsunekawa từ Live Japan Perfect Guide , website chuyên về lối sống, du lịch và văn hóa Nhật Bản, nhận định để hiểu rõ về sự lịch sự, tử tế của người xứ anh đào, bạn phải biết về "omotenashi".
Khái niệm omotenashi, hay lòng hiếu khách vị tha, là nền tảng của văn hóa Nhật Bản. Đó là một "đặc ân" cho chủ nhà khi được chào đón khách. Họ sẽ cố gắng đảm bảo mọi nhu cầu của vị khách đều được đáp ứng. Điều này thể hiện ở mọi mặt cuộc sống, từ cửa hàng tạp hóa, nhà hàng hay đơn thuần việc giúp người lạ trên phố.
Omotenashi là văn hóa lịch sự nổi tiếng của người Nhật Bản.
Tư duy giúp đỡ này ảnh hưởng sâu đến lối sống của mỗi người. Khi mất ví ở Nhật Bản, khả năng cao bạn không bị ăn trộm. Hãy đến đồn cảnh sát gần nhất tìm thử. Người Nhật thậm chí còn mang những chiếc ô bị bỏ quên đến đồn cảnh sát gửi.
Hay nếu là một du khách nước ngoài đến Nhật Bản và bị lạc đường, bạn đừng ngại tìm người địa phương giúp đỡ. Rất có thể, bạn sẽ gặp một người thân thiện, tốt bụng, làm tất cả để giúp bất chấp rào cản ngôn ngữ.
Rất nhiều câu chuyện khác tương tự liên quan đến lòng tốt của người Nhật mà bạn chỉ cần vài cú nhấp chuột trên Internet để tìm thấy. "Người Nhật tốt quá có lẽ là câu mà nhiều du khách phải thốt lên khi đến đây", Live Japan Perfect Guide đánh giá.
Nghịch lý trong cuộc sống
Đó là câu chuyện bề nổi của những du khách nước ngoài khi tới Nhật Bản. Tuy nhiên, giữa hai người Nhật với nhau, đó sẽ là một câu chuyện khác.
Lee Tuloch, cây viết của Stuff đã đưa ra một số ví dụ, lấy từ trải nghiệm trong lần cuối anh đến Nhật Bản.
Những người trẻ ở Nhật Bản thường xuyên "chúi mặt" vào điện thoại di động mà không để tâm đến gì khác khi đi đường, hoặc ở các nơi công cộng. Ở ngã tư Shibuya nổi tiếng, dòng người "điên cuồng" đi qua nhau mà không một lời xin lỗi.
Cách ứng xử đời thường giữa người Nhật với người Nhật có thực sự đẹp?
Những người trên tàu va vào nhau, chen lấn nhưng cũng chẳng ai nói xin lỗi. Đôi khi, họ còn không nhường ghế cho người lớn tuổi hay phụ nữ mang thai. Có những người còn vứt rác xuống đất hoặc ngó lơ khi thấy rác bị người khác vứt xuống đất. Nhiều người vẫn nghĩ người Nhật sẽ luôn mang rác về nhà để xử lý sau.
Hút thuốc ở nơi có biển cấm vẫn diễn ra. Các hình xăm, vốn không được xuất hiện trong khu vực nhà tắm công cộng cũng bắt đầu trở lại. Tiêu chuẩn cho các tài xế taxi cũng giảm xuống...
Không làm phiền ngay cả một con chó
Trong suy nghĩ của người Nhật, họ thường không muốn làm phiền hoặc "ít liên quan" nhất có thể tới người khác. Họ cố gắng tránh sự chú ý của những người khác càng nhiều càng tốt.
Nếu thấy ai đó gặp khó khăn ở ga tàu, bạn sẽ thấy nhiều người đi qua mà không phản ứng lại. Đó có thể do họ vội hoặc... không muốn liên quan. Ưu tiên hàng đầu của họ không phải giúp đỡ mà là muốn tránh bị liên quan tới bất kỳ ai.
"Chắc ai khác sẽ giúp thôi, họ nghĩ như vậy", Live Japan Perfect Guide viết.
Trang này nói về suy nghĩ của người Nhật bằng câu: "Không làm phiền ai khác, kể cả chó cũng vậy".
Người Nhật không thích làm phiền ai, kể cả một con chó.
Cây viết của Live Japan Perfect Guide giải thích bằng một ví dụ. Khi bạn trên đường và gặp một người đang đi dạo cùng con chó của họ. Ở các quốc gia khác, việc đến gần, bắt chuyện và thậm chí cưng nựng con chó hoàn toàn bình thường. Các mối quan hệ thân thiết có thể bắt đầu từ những cử chỉ thân mật nhỏ như vậy.
Tuy nhiên, cảnh này không, hoặc rất hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản. Với họ, nói chuyện với người lạ là điều không nên.
Nếu bạn cố tiếp cận chủ con chó để trò chuyện thân thiện, họ khả năng cao sẽ bỏ đi. Ngay cả những người lịch sự tiếp chuyện cũng cố gắng giữ khoảng cách với bạn. Kiểu cư xử này rõ ràng không phổ biến ở các quốc gia châu Á khác.
Nét văn hóa tế nhị
Có hai vấn đề cần bàn khi nói về lòng tốt từ người Nhật. Đó là quan niệm không gây rắc rối cho người bên ngoài, vốn đã được dạy cho những đứa trẻ từ bé. Thứ hai là tâm lý e ngại người khác nghĩ gì về mình. Hai điều này đã dẫn tới một khái niệm khác mang tên "tatemae".
Hiểu đơn giản, tatemae là nét văn hóa lịch sự của người Nhật. Họ để ý đến cảm nhận của người khác và sợ khi từ chối lời đề nghị, mời mọc, đối phương sẽ thấy tổn thương. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đôi bên. Nhất là trong kinh doanh, ai hiểu tatemae nhiều hơn, người đó sẽ có nhiều thuận lợi.
"Lòng tốt của người Nhật có thể xem như kết quả của mong muốn được người khác nhìn nhận tốt hơn", cây viết của Live Japan Perfect Guide nhận xét.
Điều này có thể khiến nhiều người nghĩ sự tử tế mang tính giả tạo. Tuy nhiên, Keisuke Tsunekawa lại nghĩ khác. Anh cho rằng ý định thực tế không quan trọng bằng việc khiến đối phương có thể vui vẻ, thoải mái hơn.
"Đối với người Nhật, đó là điều tốt", anh viết.
Onsen - Sở hữu báu vật cho sức khỏe và sắc đẹp từ dòng địa nhiệt ngàn năm Từ nguồn khoáng nóng được người Nhật "tôn sùng" như thần dược, onsen đã trở thành một nghệ thuật, một lựa chọn thông thái, một lối sống tinh tế cho sức khỏe dài lâu. Sức khỏe - định nghĩa mới về sự giàu có Khi cuộc sống hiện đại giải phóng con người phần nào khỏi những nỗi lo cơm áo gạo tiền,...