Thiếu đạn pháo, Ukraine dựa vào UAV mang chất nổ để cầm cự với Nga
Máy bay không người lái (UAV) chính xác hơn pháo binh nhưng kém uy lực hơn nhiều. Chúng đang giúp Ukraine đối phó với các lực lượng của Nga, ít nhất là vào lúc này.
Một chiếc UAV mang theo quả đạn để tấn công phương tiện hoặc bộ binh trên chiến trường Ukraine. Ảnh: AP
Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 8/1, từ một boongke ở mặt trận phía Đông Nam Ukraine, có thể dễ dàng nhận thấy nguồn cung cấp đạn pháo của Ukraine đã giảm như thế nào. Cứ 5 hoặc 6 quả đạn pháo của Nga bắn tới, quân Ukraine chỉ bắn trả 1 hoặc 2 quả.
Khi cuộc xung đột chuẩn bị bước sang năm thứ 3, Nga đang ở thế tấn công, được hỗ trợ bởi một nền kinh tế đang trên đà hồi phục. Trong khi đó, Ukraine đang thiếu đạn dược do viện trợ bổ sung từ Mỹ, nhà ủng hộ chính của họ, vẫn bị Quốc hội chặn lại.
Khi đạn pháo sắp cạn kiệt, quân đội Ukraine ở tiền tuyến đang ứng biến và sử dụng UAV mang chất nổ để tìm cách cầm chân quân Nga.
Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine cho biết: “Chúng tôi ngày càng sử dụng UAV cỡ nhỏ vì chúng tôi thiếu đạn pháo”. Tuy nhiên, ông Fedorov lưu ý rằng “UAV không thể thay thế hoàn toàn pháo binh”.
Video đang HOT
Các lực lượng Ukraine đã gắn nhiều loại đạn, chất nổ khác nhau vào một số UAV – loại để tấn công bộ binh, loại khác được thiết kế để xuyên thủng xe bọc thép.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng của Ukraine vào UAV cho thấy cuộc xung đột có thể diễn ra như thế nào nếu dòng vũ khí phương Tây tới Kiev bị cắt giảm nghiêm trọng.
UAV không thể so sánh về tốc độ với đạn pháo hoặc bắn xuyên qua bức tường bê tông, nhưng chúng rẻ hơn và dễ sản xuất hơn nhiều.
Với việc các gói viện trợ bổ sung từ Mỹ và EU bị đình trệ, lực lượng Ukraine đang thiếu đạn dược, ngân quỹ và nhân lực. Nhiều lữ đoàn đã bị tiêu hao sau cuộc phản công mùa hè nhưng không tạo được đột phá đáng kể.
Hiện giờ, phía Ukraine đang cố gắng cầm cự cho đến khi có thêm nguồn lực. Giống như trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột – trước khi vũ khí phương Tây đổ vào Ukraine – sự thiếu hụt vũ khí đó đã dẫn đến việc phải sử dụng UAV để thay thế cho hỏa lực pháo binh.
UAV không thể bay xa và nhanh như đạn pháo binh. Chúng cũng không thể mang nhiều chất nổ hoặc nổ xuyên qua bức tường bê tông. Nhưng chỉ với vài trăm USD mỗi chiếc, UAV có giá thấp hơn nhiều so với đạn pháo và dễ sản xuất hơn nhiều.
Cả Nga và Ukraine đã tăng cường sử dụng máy bay không người lái trong 6 tháng qua khi chúng thể hiện tính hữu dụng của mình trên các khu vực có địa hình trống trải và bằng phẳng của Ukraine.
Chúng chính xác hơn nhiều so với pháo binh, cho phép những người điều khiển UAV theo dõi các phương tiện đang di chuyển và lực lượng bộ binh. Trong khi pháo binh thường cần nhiều lần bắn để bắn trúng mục tiêu thì máy bay không người lái hầu như đều tấn công trúng mục tiêu.
Mặc dù máy bay không người lái có hiệu quả trong chống lại bộ binh và phương tiện, nhưng chúng không thể mang đủ chất nổ để phá hủy các công sự mà pháo binh có thể bắn xuyên qua. Ngoài ra, chúng bay chậm hơn nhiều so với đạn pháo binh, khi UAV tiếp cận đến thì mục tiêu đã di chuyển.
Cho đến nay, UAV chỉ đang giúp Ukraine chặn bước tiến của Nga xung quanh làng Robotyne ở phía Nam thị trấn Orikhiv, vì một số đơn vị pháo binh trong khu vực đã được điều động đến các khu vực khác của mặt trận.
Uy lực pháo phản lực phóng loạt đầu tiên được quân đội Mỹ sử dụng
Khác với khí tài BM-13 xuất xứ từ Liên Xô, pháo phản lực phóng loạt đầu tiên của quân đội Mỹ được lắp trên xe tăng.
Những dữ liệu được trang Tanks-encyclopedia.com chia sẻ cho thấy, Bộ Quốc phòng Mỹ vào đầu thập niên 1940 sau khi thu thập tin tình báo về loại pháo phản lực phóng loạt BM-13 được Liên Xô sử dụng để chống lại quân Đức tại Mặt trận phía Đông, đã giao nhiệm vụ cho Cục Quân khí Mỹ chế tạo một loại vũ khí tương tự "nhằm tăng cường hỏa lực cho bộ binh".
Xe tăng M4 Sherman được lắp dàn phóng T34 Calliope. Ảnh: Wikipedia
Kỹ sư Victor Hawkins làm việc tại Cục Quân khí Mỹ sau đó đã phác thảo nguyên mẫu về loại pháo phản lực đầu tiên dành cho quân đội nước này. Nhưng thay vì lắp dàn phóng hỏa tiễn trên xe tải giống như pháo BM-13 của Liên Xô, vị kỹ sư này đã sử dụng xe tăng M4 Sherman để làm bệ phóng.
Theo thiết kế của ông Hawkins, dàn hỏa tiễn lắp trên xe tăng Sherman được đặt tên là T34 Calliope có tổng cộng 60 ống phóng lắp cách nóc xe tăng khoảng 1m, với tổng trọng lượng 835kg. Bên trong mỗi ống phóng sẽ có một tên lửa chứa chất nổ với đường kính 114mm. Góc bắn của loại vũ khí này nằm trong khoảng -12 đến 25 độ, với tầm bắn tối đa đạt 4km.
Khoảnh cách giữa dàn phóng T34 Calliope và nóc xe tăng M4 Sherman là 1m. Ảnh: Tanks-encyclopedia.com
Khi cần thiết, dàn hỏa tiễn T34 Calliope có thể được tháo bỏ khỏi xe tăng M4, và kíp chiến đấu dễ dàng điều khiển khí tài như một cỗ xe tăng thông thường.
Dù ra mắt vào năm 1943, nhưng mãi đến tháng 3/1945, pháo T34 Calliope mới được quân đội Mỹ sử dụng lần đầu để chống lại quân đội Đức ở châu Âu. Khi đó, các sư đoàn thiết giáp Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng Smith Patton Jr (1885-1945) được lệnh công phá phòng tuyến đối phương ở bang Saarland thuộc miền tây nước Đức. Tại đây, các khẩu pháo T34 Calliope đã chứng minh tính hiệu quả trong chiến đấu tới mức quân Đức coi khí tài này là "một mục tiêu có giá trị".
Hai xe tăng M4 Sherman lắp dàn phóng T34 Calliope triển khai tại Mặt trận phía Tây. Ảnh: Tanks-encyclopedia.com
"Một trong những người đồng đội thân thiết nhất của cha được giao nhiệm vụ điều khiển chiếc xe tăng có lắp pháo T34 Calliope. Một hôm, anh ấy điều khiển cỗ xe này cùng một số xe tăng M4 khác đi qua một con đường. Rủi thay, nơi đó đã bị quân đội Đức mai phục từ trước. Binh sĩ đối phương chờ tới khi xe tăng M4 gắn pháo T34 Calliope xuất hiện liền tập trung hỏa lực nhằm vào nó. Trước những đòn tập kích bất ngờ, chiếc xe do người đồng đội của cha điều khiển lập tức phát nổ", một đoạn trong cuốn hồi ký của binh sĩ Glen Lamb thuộc Sư đoàn thiết giáp 12 Mỹ gửi con trai, viết.
Lý giải việc pháo binh Ukraine sát thương hơn dù thua Nga về số lượng Theo giới chuyên môn, dù Ukraine thua Nga về số lượng pháo binh, song độ sát thương do các lực lượng của Kiev gây ra lại đáng kể hơn. Trong xung đột ở Ukraine cũng như ở các cuộc chiến trước đây, pháo binh là sát thủ lớn nhất trên chiến trường. Đây thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến 80%...