Thiếu cả thầy lẫn thợ
Sáng qua 14-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi đối thoại với gần 1.000 đại biểu đại diện cho hơn 7 triệu thanh niên cả nước tham dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X. Tham dự còn có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo một số bộ, ngành.
Thiếu lao động trình độ cao nền kinh tế khó phát triển bền vững
Buổi đối thoại đã thu hút sự quan tâm tham gia trao đổi của đông đảo thanh niên, những người đại diện cho thế hệ trẻ hôm nay. Nhiều vấn đề được thanh niên quan tâm như hệ thống giáo dục, chất lượng đào tạo, việc làm sau ra trường, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài cũng như việc đào tạo, dự báo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước.
Đại biểu Đào Xuân Yên, đoàn Thanh Hóa chia sẻ: “Đào tạo đại học còn tràn lan, chưa thực sự gắn kết với nhu cầu xã hội, sinh viên gặp khó khăn khi xin việc, làm nảy sinh những tiêu cực khi tuyển dụng cán bộ, công chức”. Trước ý kiến này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, đấy là một vấn đề lớn, khó, đang đặt ra với cả xã hội. Nền kinh tế của chúng ta hiện nay đang thiếu cả thầy cả thợ chứ không phải thừa thầy thiếu thợ. Trong số 60 triệu người trong độ tuổi lao động, đến 2012 số lao động qua đào tạo các cấp mới chiếm 46%. Nhưng trong số đó, có 8% từ đại học trở lên, trong khi các nước phát triển hầu hết lao động trong độ tuổi đều được đào tạo, đào tạo lại, tỷ lệ từ đại học trở lên khá cao, như Malaysia là 20,1%, Thái Lan 14,2%, Hàn Quốc 33,6%. Bên cạnh đó, cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý.
“Đảng, Nhà nước rất cần đội ngũ trí thức được qua đào tạo đại học, cao đẳng, nhưng mặt khác, đất nước cũng đang rất cần công nhân, kỹ thuật viên lành nghề. Những bạn, những em chưa đủ điều kiện vào ngay CĐ, ĐH thì con đường vào học trung cấp, học nghề cũng rất tốt. Có nhiều điều kiện để các bạn lập thân, lập nghiệp, khẳng định mình trong cuộc sống. Vấn đề đặt ra là phải học thật, tài năng thật, năng lực thật”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đại biểu Đặng Tất Dũng hiện đang học tập tại Anh thì cho rằng, chúng ta chưa chú tâm xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp. Đó là một trong những lý do khiến không ít du học sinh ngần ngại về nước làm việc. Song, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, chúng ta hết sức coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, nhưng cơ chế phát triển nguồn nhân lực là vấn đề mới, cùng với xây dựng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tới 2010, ta có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, nhưng chưa có cơ quan dự báo quốc gia về nguồn nhân lực, tức là công tác đào tạo chủ yếu dựa vào khả năng đào tạo, chứ không dựa vào nhu cầu của xã hội. Năm 2010, Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược xây dựng nguồn nhân lực tới 2020, tức là chúng ta đã có đầu bài cho vấn đề này. Tới năm vừa rồi, 62/63 tỉnh, thành và các bộ, ngành đã xây dựng xong đề án phát triển nguồn nhân lực. Đây là một trong hai trụ cột của mô hình phát triển mới, cùng với việc sử dụng vốn và đất.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lâu nay khi xây dựng kế hoạch, các ngành, các địa phương đều nhấn mạnh nhiều đến vấn đề vốn, khai thác đất, nhưng việc chăm lo nhân lực cho ngành, cho địa phương chưa rõ. Không những vậy, người sử dụng lao động, các doanh nghiệp có than phiền về nguồn nhân lực, nhưng doanh nghiệp làm gì để giải quyết thì chưa nhiều. Chúng ta cần chuyển từ giai đoạn than phiền sang cùng bắt tay với Nhà nước, ai cần người đó phải hành động, nơi thu hút lao động lớn nhất là doanh nghiệp, họ có nhu cầu sẽ tuyển dụng, nhất là doanh nghiệp nước ngoài đến tận trường, sinh viên chưa ra trường đã trao học bổng. Nếu quyết tâm, tìm kiếm, các bạn sẽ tìm được nơi phát huy khả năng của mình. Ví như Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải Field, nhiều trường quốc tế mời dạy, nhưng Giáo sư cam kết về Việt Nam 3 tháng mỗi năm và làm Giám đốc Viện Toán…
Theo ANTD
Thủ tướng đối thoại với thanh niên
"Chúng ta cũng đã có những người như GS Ngô Bảo Châu, dù không trực tiếp nhưng hàng năm vẫn dành 3 tháng quý giá để về Viện cao cấp toán học để nghiên cứu và giảng dạy... Đó chính là những cố gắng đáng ghi nhận của các nhà khoa học, nghiên cứu sinh khi đất nước còn trong giai đoạn khó khăn".
Ngày 14/12, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi đối thoại với đại biểu thanh niên xung quanh các vấn đề lao động, việc làm, giáo dục đào tạo thanh niên...
Thiếu cả thầy lẫn thợ
Vấn đề đào tạo và hướng nghiệp cho thanh niên là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm hơn cả. Đặt câu hỏi đầu tiên với Thủ tướng, đại biểu Đào Xuân Yên (đoàn Thanh Hóa) nêu: Vấn đề về cơ cấu nguồn nhân lực của VN đang gặp nhiều bất cập, thừa thầy thiếu thợ, cơ cấu đào tạo không hợp lý vừa gây tình trạng lãng phí vừa tạo cơ chế dễ phát sinh tiêu cực trong việc tuyển chọn. "Vậy Thủ tướng nghĩ sao về vấn đề này?".
Trả lời thắc mắc này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rằng đây là vấn đề lớn và khó đang đặt ra cho cả xã hội. "Nền kinh tế, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của VN hiện nay là thiếu cả thầy và thợ chứ không phải "thừa thầy thiếu thợ" như nhiều bạn trẻ suy nghĩ", Thủ tướng nhận định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với thanh niên
Dẫn số liệu, Thủ tướng cho biết đến năm 2012 dân số nước ta là 88 triệu người, trong độ tuổi lao động chiếm 60 triệu (66%) người. Trong số được đào tạo này thì chỉ có 8% có trình độ ĐH-CĐ trở lên, trong khi đó các nước công nghiệp thì hầu hết những người lao động đều được đào tạo và trình độ CĐ trở lên đều cao hơn nước ta rất nhiều. Ví dụ: Thái Lan: 14%; Hàn Quốc: 33%; Malaysia 20%..
Đến cuối năm 2011, nếu tính theo tiêu chí số có trình độ/số vạn dân thì VN chỉ có 250 sinh viên/1 vạn dân trong khi Thái Lan là 374, Hàn: 674, Nhật: 316. Trong chiến lược phát triển thì con số này ở VN đến năm 2015 là 300, năm 2020 là: 350-400. Thủ tướng nhấn mạnh, tỉ lệ này của nước ta còn thấp, tỉ lệ có trình độ cũng còn thấp, số lượng SV cũng thấp nhiều so với các nước.
"Nói như vậy để thấy rằng con đường lập thân, lập nghiệp của các bạn là rất rộng mở. Cả nước hiện nay có 2,2 triệu số sinh viên CĐ trở lên, con số này rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng đất nước", người đứng đầu Chính phủ nói.
Đảng, Nhà nước, Chính phủ tạo mọi điều kiện để tất cả sinh viên được học tập tốt. "Bản thân chúng tôi đều đặt ra quyết tâm không để bất cứ bạn nào thi đậu ĐH, CĐ mà không thể đi học vì lý do khó khăn kinh tế" - Thủ tướng khẳng định.
Chia sẻ khó khăn với đất nước
Thắc mắc về chính sách ưu đãi với du học sinh đang học tập và công tác ở nước ngoài, Phó Giáo sư Bùi Thế Duy - Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hỏi: "Thủ tướng, Chính phủ có chính sách gì để thu hút lưu học sinh về nước làm việc. Thực tế cho thấy hiện có một bộ phận lưu học sinh muốn ở lại nước sở tại làm việc khi kết thúc khoá học, ngoài trở ngại về thu nhập ở trong nước, nhiều lưu học sinh còn e ngại có được trọng dụng, có được giao việc không hay về nước để trưng bày, để cắt vào ngăn tủ... Xin Thủ tướng cho ý kiến về vấn đề này"?
PGS Bùi Thế Duy, một trong những PGS trẻ nhất Việt Nam
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, định cư ở nước ngoài, có khoảng 100.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở các nước. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích đồng bào, thanh niên đang định cư học tập ở nước ngoài về làm việc trong nước.
"Thực tế, những chính sách đó chưa thoả mãn nhu cầu của các bạn được đào tạo sâu ở các chuyên ngành khác nhau. Chính phủ sẽ tạo điều kiện phù hợp để thanh niên có trình độ cao ở các nước về làm việc. Chính phủ đang rà soát bổ sung các cơ chế chính sách thu hút lưu học sinh", Thủ tướng nói.
Mặt khác, người đứng đầu Chính phủ cũng bày tỏ niềm mong muốn, mọi công dân Việt Nam, đồng bào đang định cư ở nước ngoài, thanh niên đang học ở nước ngoài cũng chia sẻ với khó khăn đất nước mình.... "Chúng ta cũng đã có những người như GS Ngô Bảo Châu, dù không trực tiếp về nước giảng dạy nhưng hàng năm vẫn dành 3 tháng quý giá để về Viện cao cấp toán học để nghiên cứu và giảng dạy... Đó chính là những cố gắng đáng ghi nhận của các nhà khoa học, nghiên cứu sinh khi đất nước còn trong giai đoạn khó khăn như hiện nay", Thủ tướng nói.
Trả lời về vấn đề nhà ở của SV, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết khi năm 2009 làm việc về vấn đề này, Thủ tướng đặt yêu cầu phải làm sao tăng quỹ chỗ ở ký túc xá cho sinh viên. Tới nay, với nguồn kinh phí ban đầu nhà nước đã xây thêm 300.000 chỗ ở cho sinh viên, nâng tỷ lệ ở ký túc xá lên 34%. Phó Thủ tướng khẳng định chỉ tiêu 2020 sẽ cố gắng đạt mức 60% sinh viên ở ký túc như các nước.
Về việc cho sinh viên vay vốn, Phó Thủ tướng cho biết: "Dù có khó khăn nhưng Thủ tướng vẫn kiên quyết sẽ duy trì đầy đủ mức vay hỗ trợ này và tăng quy mô thêm. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn hiện nay thì mức vay 1,05 triệu đồng/tháng sẽ còn tính toán thêm".
Theo TNO
Từ 50 lao động trở lên phải thành lập công đoàn Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Công đoàn tỉnh Trà Vinh (nhiệm kỳ 2008-2012) đã đề ra chỉ tiêu "Phấn đấu trong nhiệm kỳ phát triển mới 10.000 đoàn viên, thành lập mới 100 CĐCS và nghiệp đoàn". Thành lập CĐCS chi nhánh Cty CP may Mỹ Tho - Khu công nghiệp Long Đức (Trà Vinh). Giữa nhiệm kỳ, BCH LĐLĐ tỉnh...