Thiệt thòi khi sinh viên làm thêm
Kiều Minh từng “dở khóc, dở cười” vì chuyện lịch học bù trùng đúng vào lịch làm việc. Cả hai nơi đều không thể bỏ. Thế là cô nàng đành nghĩ ra mưu kế mà chỉ “học trò” mới nghĩ ra đó là …thuê người đi học.
Lương thấp, công việc nhiều
Ngọc, một sinh viên năm thứ 2, trường Học viện Báo chí, nhân viên làm việc bán thời gian cho một quầy hàng bán gấu bông cho biết: “Họ trả lương thấp lắm. Chỉ tầm 1 triệu tới 1 triệu hai một tháng, được nuôi một bữa cơm và những ngày lễ thì họ có thưởng thêm cho một chút, nhưng chẳng đáng là gì so với công sức mình bỏ ra.”
Sinh viên phải làm nhiều việc một lúc, nhưng lương thấp
Không chỉ thế, có những nơi vắt kiệt sức của những “tri thức trẻ” làm thêm bằng cách giao thêm cho họ nhiều việc. Chẳng hạn, Diệu, sinh viên năm thứ 2 trường Cao đẳng Giao thông, nhân viên bán hàng cho một cửa hàng quần áo ở chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân) vừa phải liên tục “mời chào” khách hàng về sản phẩm họ định mua, vừa phải luôn tay khâu vá những sản phẩm bị lỗi (bị tuột chỉ, rơi cúc…), trực điện thoại, giao nhập hàng, và quét dọn cửa hàng.
Ít ngày nghỉ
Nam, sinh viên năm cuối trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, nhân viên phục vụ ở một quán café nhỏ trên đường Nguyễn Phong Sắc từng phát phiền với thời gian làm việc của mình. Nam hiếm có thời gian để hẹn hò, tụ tập bạn bè bởi ngày nghỉ trong tuần của anh lại …trùng với lịch học của các bạn.
Chuyện ít ngày nghỉ còn ảnh hưởng không chỉ tới các mối quan hệ bạn bè, gia đình như trường hợp của Nam, mà còn ảnh hưởng cả tới chuyện học hành – nhiệm vụ chính của sinh viên, học sinh.
Sinh viên làm thêm có rất ít ngày nghỉ
Kiều Minh từng “dở khóc, dở cười” vì chuyện lịch học bù trùng đúng vào lịch làm việc. Cả hai nơi đều không thể bỏ. Thế là cô nàng đành nghĩ ra mưu kế mà chỉ “học trò” mới nghĩ ra đó là …thuê người đi học, điểm danh hộ. Dù biết đó là sai phạm, nhưng cô “không thể thuê người đi làm được bởi chủ cửa hàng không tin tưởng người lạ và không phải ai cũng biết việc hàng ngày tôi phải làm nên cũng khó cho họ”.
Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên đi làm thêm bị thi lại, thậm chí bị ra trường chậm. Tất nhiên, họ gần như chẳng có thời gian tham gia các hoạt động của lớp, của đoàn.
Video đang HOT
Không chỉ dịp tết mà ngay cả ngày thường những sinh viên bán hàng cho các cửa hiệu quần áo, mỹ phẩm, hay các cửa hàng bán đồ điện tử… đều luôn tự đặt mình trong tình trạng cảnh giác cao độ bởi chỉ sơ sểnh một chút là có khi còn phải bỏ tiền túi ra đền vào chứ không chỉ làm không công cả tháng.
Lan, sinh viên năm thứ nhất trường Công Đoàn, làm bán thời gian cho một cửa hàng mỹ phẩm đã gặp phải tình huống éo le: “Những mỹ phẩm trị giá lớn ở cửa hàng của tôi thường ít bị mất cắp do chúng tôi cảnh giác cao. Nhưng những đồ lặt vặt như son môi, nhũ tay, … lại rất hay bị đánh cắp. Tưởng chừng không đáng mấy chứ mỗi ngày cộng vào một ít như thế tính ra cũng thành một khoản lớn đáng kể”.
Môi trường làm việc: căng thẳng, áp lực cao
Khách hàng không phải ai cũng có nhiều thời gian chờ đợi, không phải ai cũng dễ tính và ôn hòa là những điều mà Tâm, cô sinh viên năm thứ 2 trường Cao đẳng Du lịch, kiêm nhân viên bán hàng cho cửa hàng trà sữa cho biết. “Có người mắng mình trả tiền thừa chậm, cáu gắt vì đưa nhầm loại nước uống, giục giã mình mau chân trong khi họ thừa biết mình đã tăng tốc hết mức có thể rồi”.
Môi trường làm việc căng thẳng, áp lực cao, khách hàng đôi khi rất khó tính
Còn Dục, một nhân viên của quán café, sinh viên năm thứ nhất đại học Thủy Lợi than phiền “Lúc nào tớ cũng luôn chân luôn tay. Khách gọi gì phải có nấy. Ăn nói phải lịch sự, lễ phép. Khách mắng, chủ mắng. Chưa kể họ còn sai bọn mình đủ thứ. Có người gọi ra chẳng dùng tới nhưng vẫn gọi cho …vui”.
Phương tiện đi làm
Hầu hết sinh viên đi làm thêm đều muốn tiết kiệm tối đa các khoản chi phí trong đó có phí đi lại, bởi hơn ai hết họ hiểu kiếm tiền không dễ. Do vậy, phương tiện chủ yếu của họ là xe đạp, xe bus và đi bộ. Ít người sử dụng xe máy bởi đối với các cửa hàng nhỏ, họ sẽ gặp khó khăn về chỗ để xe và hơn cả là nếu trừ tiền xăng xe cho mỗi lần đi làm, họ chả còn lại mấy.
Ăn uống
Đa số các sinh viên đi làm thêm thường ăn uống rất thất thường. Họ đôi khi bỏ bữa, đôi khi ăn chỉ để …tồn tại. Bữa ăn được phụ cấp cũng chả khá khẩm gì hơn. Với mức chi phí thấp mà chủ cửa hàng chấp nhận bỏ ra, có những nhân viên ăn không đủ no do không hợp khẩu vị, do thức ăn quá ít, hoặc do ngày nào cũng phải ăn những thứ như nhau khiến họ phát ngấy…Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thể lực của họ. Nhiều người đã mắc phải những căn bệnh như: đau dạ dày, suy nhược cơ thể, thừa mỡ,…
Nợ lương
Với sinh viên việc chậm lương lại là cả một vấn đề lớn bởi đó là “lương thực” của họ trong tháng tiếp theo. Có những chủ cửa hàng do làm ăn thua lỗ, hoặc chỉ đơn giản là muốn giữ chân nhân viên nên đã quyết định giữ lại số tiền lương của họ trong vài tháng.
Thay đổi tâm lý
Sinh viên dễ xem nhẹ việc học, dễ định hướng sai công việc tương lai nếu lún quá sâu vào việc làm thêm
Môi trường thay đổi kéo theo nhiều diễn biến tâm lý. Có người trở nên lầm lì, có người xem nhẹ việc học tập, không ít sinh viên đi làm thêm cảm thấy mặc cảm, tự ti với công việc, kết quả học tập giảm sút, thấp kém của mình.
Theo VTC
Phản cảm kiểu cứ mở miệng là văng tục của teen
Những status mà T. treo mấy ngày liền trên YM là nguyên nhân một trận chiến nảy lửa giữa T. với cô bạn mà cậu theo đuổi từ ngày cấp 3.
Nói "bậy" cho phong cách?
Hiện nay, ăn tục chửi thề dường như đã trở thành thành trào lưu phản cảm trong một bộ phận bạn trẻ. Ra ngoài đường, tới cổng trường, vào các blog, forum, facebook... nhiều người không khỏi choáng với cách văng tục của teen.
Đối với nhiều teen, những câu nói bậy đã trở thành cửa miệng, như một thứ gây "nghiện" mà không nói ra lại thấy... ngượng mồm.
"Bạn mình đứa nào chẳng nói bậy, nếu không nói bậy thực sự thì cũng có vài câu đệm... Đặc biệt, trên các forum hoặc khi bọn mình chat room mà không có câu nói bậy nào thì cũng thấy thiếu thiếu" - C. H (SN 1995, Móng Cái, Quảng Ninh) hồn nhiên nói.
Vừa hút thuốc lào, vừa văng tục loạn xạ. (Ảnh: VietNamNet)
Cô bạn này còn nói thêm: "Thỉnh thoảng khi mình treo status bậy, một số bạn cũng nêu ý kiến là không nên như thế, mình cũng ngại nhưng thành thói quen mất rồi. Cuối cùng có khi chính các bạn đã từng góp ý với mình lại còn nói bậy hơn. Lúc đang tán phét hoặc tức lên rồi thì chẳng còn biết mình đang nói gì nữa đâu".
Trên một diễn dàn dành riêng cho teen, thành viên với nick: tuanaa... còn có hẳn một bài viết mang tên "Cẩm nang chửi bậy" trong đó anh bạn này đưa ra một bảng thống kê rõ ràng về 5 mức độ chửi bậy
Thành viên này còn chú thích thêm những ví dụ cụ thể mà khi đọc bất cứ ai cũng phải sốc. Vẫn biết rằng: "Chửi bậy mức này thường làm đối tượng "chim cú" tột độ... đau nhói con tim, tan nát cõi lòng, uất ức quá mà hóa điên", nhưng thật ngạc nhiên khi chửi bậy cũng trở thành tiêu chí để teen phân chia "đẳng cấp".
Dở khóc dở cười vì văng tục
Trên các forum hoặc blog, ngôn ngữ chửi bậy thường được viết tắt thành các cụm mà chúng tôi không muốn trích dẫn ra đây. Trong cụm từ ấy, cả người viết lẫn người đọc đều hiểu nó có nghĩa gì và đôi khi khiến người ghé thăm nóng mặt.
Thoát khỏi thế giới ảo, ra ngoài cuộc sống, những cụm từ viết tắt ấy được cụ thể hóa thành văng tục. Những câu văng tục như vậy nhiều khi lại mang tới cái kết đáng buồn.
Những phát ngôn tục tĩu còn dễ khiến teen hiểu lầm và phát sinh bạo lực. (Ảnh minh họa)
N.L (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia tay người yêu sau lần đi ra mắt. L kể lại: "Hôm ấy, mình với anh ấy làm cơm ở trong bếp. Tưởng chỉ có 2 đứa nên cả hai thoải mái nói chuyện. Đương nhiên chuyện văng tục cũng thường thôi. Cả mình cả anh ấy đều quen thế rồi. Vậy mà không biết thế nào mẹ anh ấy lại nghe được, suốt cả buổi tỏ ý không thích mình. Mãi về sau anh ý nói mình mới biết là mẹ anh không thể chấp nhận một đứa con dâu mở miệng ra là văng tục".
Sau chuyện đó, L vẫn luôn tỏ ra cay cú: "Không ngờ anh ấy đểu...(văng tục)... Mẹ mới nói như vậy mà đã đòi chia tay. Anh ta cũng văng tục chửi bậy có kém gì mình đâu chứ".
L không những không rút kinh nghiệm sau sự đổ vỡ đó mà yahoo của cô nàng luôn sáng với những status bậy đầy kích động và tục tĩu.
Với T. (Trung cấp Kỹ thuật Hưng Yên) thì việc nhiễm nói bậy là do cày game thường xuyên và mấy người bạn trong phòng nói nhiều quá thành quen.
Cuối cùng, để chứng tỏ mình "bằng bạn bằng bè" và "đẳng cấp" của một game thủ thực thụ, T đã để 1 staus "bậy" cả tuần liền. Kết quả là cô bạn cùng học cấp 3 mà T "thầm thương trộm nhớ" mấy năm liền vô tình nhìn thấy và nổi giận đùng đùng, không thèm nhìn mặt.
T. đau khổ: "Mình nhận được một cái tin nhắn của cô ấy nói rằng không ngờ mình lại trở nên như vậy và kiên quyết không làm bạn bè gì cả."
"Đối với những người khác thì không nói làm gì, nhưng tính cô ấy thì mình hiểu. Đến bây giờ cũng một thời gian dài rồi mà mình nhắn tin hay gọi điện đều chẳng thấy hồi âm. Rõ là đen!". - T nói thêm.
Vì những câu phát ngôn bậy, cả T. và L. đều có những kết quả không tốt, nhưng thay vì sửa đổi thì cả hai lại ngụy biện và tiếp tục có những phát ngôn mà bản thân cho là "đẳng cấp".
Những teen chửi bậy nghĩ "việc này không có gì" và đều không lường trước được hậu quả. Những chia rẽ tình cảm là khó tránh khỏi, thậm chí từ những phát ngôn này còn dễ khiến teen hiểu lầm và phát sinh bạo lực.
Hơn nữa, ngay nhiều người trong chính giới trẻ cũng thấy phản cảm và lên án gay gắt "trào lưu"mở miệng ra là văng tục này của teen.
Theo Vietnamnet
Cười ra nước mắt với thói "sĩ diện hão" của teen boy Không hiểu sao ở những năm 2 lẻ 10 như bây giờ, vẫn còn có những chuyện cười ra nước mắt với thói sĩ diện hão rởm đời của những "hot boy" 9x. Mời đi ăn, về nhà... đòi lại tiền Có lẽ trong đời H.Anh (sn1990), chưa bao giờ cô bạn gặp phải tình huống dở khóc dở cười như lần này....