Thiết kế tàu điện Cát Linh – Hà Đông được chỉnh sửa
Bộ Giao thông đã thống nhất phương án thiết kế nội – ngoại thất tàu điện Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), làm nổi bật các biểu tượng văn hóa, chuyển toàn bộ tiếng Trung sang tiếng Việt.
Đối với nội thất tàu, Bộ Giao thông thống nhất phương án thiết kế điều chỉnh chuẩn hóa toàn bộ nội dung tiếng Anh và tiếng Việt trên biển báo, chỉ dẫn hành khách trên tàu và chuẩn hóa lại toàn bộ tên nút bấm điều khiển của lái tàu trong buồng lái.
Đặc biệt, các nút bấm sử dụng tiếng Trung trong thiết kế mẫu sẽ phải chuyển thành tiếng Việt. Nội dung phát thanh trên tàu sử dụng giọng đọc nữ cho mềm mại, giọng đọc chuẩn tiếng Việt với tốc độ vừa phải để hành khách dễ nghe.
Tàu điện Cát Linh – Hà Đông sẽ được vận hành vào cuối năm 2016. Ảnh: Bá Đô
Trong khoang hành khách được bổ sung 3 tay nắm ở mỗi hàng dọc phía ghế trên ngồi, đảm bảo ít nhất 6 người ngồi ghế và 9 người đứng bám tại vị trí gần ghế. Nhà sản xuất sẽ lắp đặt sẵn các mấu chờ, lắp tay nắm để trường hợp khi gia tăng hành khách có thể lắp bổ sung; tăng số chỗ ngồi ưu tiên (màu cam vàng) từ một lên 2 chỗ ở mỗi ghế. Bản đồ LED phía trên cửa ra vào sẽ được điều chỉnh cho rõ ràng hơn, sáng hơn để giúp hành khách dễ đọc.
Phương án thiết kế ngoại thất sẽ tăng kích thước, độ dày nét chữ của biểu tượng Khuê Văn Các và dòng chữ Cát Linh – Hà Đông để đảm bảo nổi bật, dễ nhìn, dễ đọc. Nhà sản xuất cần có biện pháp làm giảm, làm mờ các vết hàn chấm tròn trên thân tàu, vỏ tàu để tăng tính thẩm mỹ, độ tinh xảo nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bộ Giao thông yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt phối hợp với Tổng thầu Trung Quốc rà soát hợp đồng và làm rõ nội dung hạng mục vật tư cung cấp kèm vật liệu dự phòng; công cụ phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa trước mắt cũng như sau này; đảm bảo tàu vận hành ổn định, liên tục trong quá trình vận hành.
Video đang HOT
Bộ Giao thông yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt làm việc với Tổng thầu, tham mưu thành lập đoàn công tác gồm chuyên gia của các cơ quan, đơn vị chuyên môn trong nước sang Trung Quốc kiểm tra, nghiệm thu các bộ phận chi tiết quan trọng của khung, gầm, giá chuyển… trước khi lắp đặt tổng thể đoàn tàu và chạy thử tại cơ sở sản xuất.
Bộ cũng yêu cầu, trong quá trình sản xuất, chế tạo các chi tiết chính, chi tiết quan trọng của bộ phận giá chuyển hướng, khung, gầm… nhà sản xuất phải dập ký tự riêng đặc trưng cho dự án để làm cơ sở kiểm tra, nghiệm thu, đáp ứng yêu cầu.
Hội đồng đánh giá mẫu tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông có nhiều đơn vị tham gia, gồm: Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, TP Hà Nội, Vụ Khoa học – Công nghệ (Bộ Giao thông Vận tải), Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đường sắt Việt Nam…
Ban quản lý dự án Đường sắt đã đưa ra tiến độ hoàn thành phần xây lắp dự án trước 30/6 (trừ ga Cát Linh và một phần khu depot) để ngày 30/9 bắt đầu căn chỉnh, chạy thử đồng bộ. Vào ngày 31/12, tàu điện sẽ bắt đầu chạy toàn tuyến.
Đoàn Loan
Theo VNE
Mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông sẽ được trưng bày từ 29/10
Tàu điện mẫu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được trưng bày, lấy ý kiến đóng góp của người dân tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà Nội).
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông), toa tàu mẫu được trưng bày dài 20m, mô phỏng tỷ lệ 1/1 cả về hình dáng, nội ngoại thất như tàu thật. Thời gian trưng bày tàu mẫu từ 10h ngày 29/10 đến 17h00 ngày 30/11. Khách tham quan sẽ được phát phiếu thăm dò ý kiến để Ban quản lý dự án đường sắt tiếp thu, xem xét chỉnh sửa phù hợp cho quá trình sản xuất chế tạo tàu thật.
Theo thiết kế, đầu tàu có hình vát thường thấy ở các đoàn tàu tốc độ cao, kính chắn gió, cửa sổ rộng, tạo dáng vẻ hiện đại.
Phối cảnh tàu điện Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Ban quản lý dự án đường sắt.
Họa tiết trang trí thể hiện nét đặc trưng văn hóa của Hà Nội, có biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông. Đoàn tàu sử dụng chất liệu vỏ thép không gỉ với bề mặt được đánh xước mờ. Màu sắc chủ đạo là xanh lá cây tươi sáng tạo cảm giác trẻ trung, năng động nhưng thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
Bên trong tàu, hai hàng cột cong về phía giữa toa tàu giúp người đi tàu thuận tiện hơn khi ngồi nắm tay vào cột; hàng cột giữa dọc theo lối đi và cột ngang tại hai phía của ghế cho phép hành khách đứng bám ổn định, tạo không gian rộng rãi.
Nội thất bên trong toa tàu. Ảnh: Ban quản lý dự án đường sắt.
Ghế ngồi sử dụng vật liệu composite có độ bền cao, tránh được cảm giác lạnh vào mùa đông. Dãy ghế được bố trí dọc theo toa, dưới cửa sổ. Tại hai đầu của mỗi toa có hai dãy ghế dành riêng cho phụ nữ mang thai, người tàn tật. Tại hai đầu của toa xe có động lực sẽ bố trí khu vực dành cho xe lăn...
Bảng thông tin và bản đồ dạng đèn LED bố trí phía trên các cửa lên xuống.
Khu vực trưng bày tàu điện tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ. Ảnh: Bá Đô
Theo hợp đồng đã ký kết với phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Chi phí mua tàu là hơn 63,2 triệu USD đã được Bộ Giao thông thẩm định. Đoàn tàu gồm 4 toa xe,phục vụ vận chuyển hành khách trục Cát Linh - Hà Đông với tổng số 12 nhà ga trên cao, xuất phát từ Cát Linh (điểm giao cắt giữa đường Cát Linh và Giảng Võ) đến điểm cuối phía trước Bến xe Yên Nghĩa, Hà Đông.
Theo tiến độ của Bộ Giao thông, 30/5/2016 dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành phần thô và 30/6/2016 sẽ hoàn thành xây lắp để khai thác thử.
Đơn vị trúng thầu chế tạo và sản xuất đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông là Công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh, Trung Quốc. Tới năm 2014, Công ty này đã sản xuất 2.349 toa xe cho đường sắt đô thị, cung cấp cho các tuyến tại Bắc Kinh như: Bát Thông (dài 19 km với 13 nhà ga); Bắc Kinh số 1, 2, 13 để phục vụ Olympic Bắc Kinh năm 2008.
Đoàn Loan
Theo VNE
Trưng bày mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông trong tháng 10 Một toa tàu mẫu của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ được Tổng thầu Trung Quốc đưa về Việt Nam trong tháng 10 tới. Theo Ban quản lý dự án đường sắt, Ban và Tổng thầu Trung Quốc đã cơ bản thống nhất nội dung hợp đồng mua sắm thiết bị, đoàn tàu. Theo tiến...