Thiết kế ô tô tự nạp năng lượng mặt trời
Trong tương lai không xa, thế giới sẽ có một loại ô tô thân thiện môi trường đến mức chỉ cần đỗ xe ngoài trời nắng là đủ năng lượng di chuyển.
Thiết kế của chiếc Lightyear One
Trong tương lai không xa, thế giới sẽ có một loại ô tô thân thiện môi trường đến mức không cần sạc điện mà chỉ cần đỗ xe ngoài trời nắng là đủ năng lượng để di chuyển. Đó chính là chiếc xe Lightyear One do Lightyear (công ty khởi nghiệp của Hà Lan) chế tạo.
Phương tiện này có cổng sạc để cắm vào bộ sạc nhưng cũng có thể phục hồi năng lượng cho xe bằng cách đỗ xe ngoài trời nắng. Các tấm pin năng lượng mặt trời gắn trên xe sẽ hấp thụ năng lượng đủ để dùng xe trong 60 dặm (gần 100km) lớn hơn số km phần lớn người dùng trong 1 ngày.
Theo Giám đốc điều hành Lightyear Lex Hoefsloot: “Với mùa hè ở Hà Lan, bạn có thể không cần phải sạc xe trong vòng 2 tháng”.
Video đang HOT
Ngoài tính năng sạc tự nhiên, chiếc xe thân thiện môi trường có hệ thống pin trữ đủ năng lượng để di chuyển 450 dặm. Các tấm pin mặt trời sẽ hoạt động kể cả khi xe di chuyển, như vậy khi bạn đi trên đường cao tốc trong thời gian ban ngày, phương tiện đó vẫn đang nạp năng lượng.
Lightyear phủ các tấm pin mặt trời với tổng diện tích 5m2 như một loại kính dùng để chống nắng nên chúng rất chắc và trong trường hợp xảy ra tai nạn sẽ không bị vỡ thành những mảnh sắc nhọn.
Sự thông minh của chiếc xe còn thể hiện ở chỗ nó có thể tự động bật điều hòa trong xe trước thời gian người lái khởi động, do đó dù để xe ngoài trời rất lâu, bên trong xe vẫn thoáng mát.
Duy chỉ có giá của chiếc xe là không hề rẻ. Đến thời điểm này, những chiếc xe tự sạc mới dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm, dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2021. Công ty đã nhận đặt trước với giá 119.000 euro (tương đương 127.000 USD).
Sau này, khi được bán ra thị trường, Lightyear One có giá lên tới 150.000 euro bao gồm thuế. Lightyear sẽ tập trung vào thị trường châu Âu trước sau đó mới tới Mỹ.
Theo Giaothong
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay dự án điện mặt trời
Ủng hộ chủ trương phát triển năng lượng sạch nhiều ngân hàng đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho vay cho vay các dự án điện mặt trời.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là vấn nạn mang tính toàn cầu. Do đó, xu hướng đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm xanh của cá nhân, doanh nghiệp được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến khích áp dụng. Đó cũng là lý do các nhà băng đang bắt tay đẩy mạnh tín dụng xanh trong năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, điều kiện để các doanh nghiệp làm điện mặt trời được hưởng giá bán 9,35 cent/kWh (mức giá cao so với nhiều nước khác) là có chứng chỉ vận hành thương mại (COD) trước ngày 30/6. Điều này tạo nên cảnh "chạy đua" tham gia đầu tư trước hạn chót của nhiều doanh nghiệp. Song hành với đó, không ít ngân hàng cũng tung ra những gói vay để tạo cơ hội cho nhà đầu tư. Hạn mức cho vay tại các nhà băng phổ biến là 70% vốn đầu tư dự án và bảo hiểm 75% sản lượng điện trong 5 năm.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( Vietinbank) vừa công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng, tương đương 62,5% tổng vốn đầu tư cho dự án điện mặt trời TTC 01 tại Tây Ninh.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng có hợp tác thu xếp nguồn vốn tài trợ bổ sung vốn lưu động với TTC Energy, tài trợ đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời cho thuê.
Năm 2017, Agribank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng ký thỏa thuận đồng tài trợ vốn cho nhà máy điện mặt trời Phong Điền (Thừa Thiên Huế) với vốn đối ứng của chủ đầu tư chiếm 40%, vốn vay các ngân hàng chiếm 60%.
SHB có gói cho vay đối với các dự án năng lượng tái tạo công suất không quá lớn. Cụ thể, cùng sự hỗ trợ của World Bank, ngân hàng giảm trừ trực tiếp vào lãi suất vay còn 1,5%/năm với hạn mức tối đa 80% trong 15 năm cho các dự án có công suất không quá 30 MW.
BIDV cũng phối hợp với SolarBK đưa ra các gói giải pháp điện mặt trời hỗ trợ các hộ gia đình. Hạn mức cho vay tối đa 75% tổng vốn đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái công suất 2-10 kWp với thời hạn 12-36 tháng, lãi suất 10%/năm.
Tương tự, HDBank cũng cho vay doanh nghiệp đầu tư xây lắp các dự án điện mặt trời trên mái nhà, hạn mức tối đa 10 tỷ đồng, thơi hạn 5 năm.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng là một trong số những nhà băng tham gia cấp vốn cho dự án điện mặt trời, đơn cử như nhà máy Phước Hữu công suất lắp đặt 65 MWp của CTCP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang thông qua việc mua toàn bộ 650 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm do công ty phát hành.
Lãi suất cổ định năm đầu tiên là 10% và các kỳ tiếp theo là tổng của lãi tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng tại MSB cộng với biên độ 3,5%/năm.
Theo thuonggiaonline.vn
Ô tô điện tự sạc bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới có gì đặc biệt? Mới đây một công ty ở Hà Lan đã giới thiệu ra thị trường mẫu xe điện Lightyear One đầu tiên trên thế giới chạy bằng năng lượng mặt trời. Ngày 25/6, công ty khởi nghiệp Lightyear của Hà Lan chính thức trình làng nguyên mẫu Lightyear One. Đây là chiếc ô tô điện đầu tiên trên thế giới có thể chạy đường...