Thiết kế nhà phong cách cổ điển
Trang trí nhà theo phong cách vintage cổ điển mang đến không gian sống với những vẻ đẹp nhẹ nhàng, hoài cổ nhưng lại rất bình dị.
1. Màu sắc
Với phong cách nội thất cổ điển truyền thống, trắng và các màu sắc nhẹ nhàng tươi sáng được ưa chuộng dùng làm tone màu chủ đạo cho ngôi nhà. Gam màu trắng đem đến sự dịu dàng, thuần khiết cho “nàng thơ” vintage. Đôi khi, bạn có thể nhấn nhá thêm một chút màu hồng nhẹ nhàng sẽ đem đến nét độc đáo cho những ai yêu thích sự bay bỗng. Với xu hướng thiết kế hiện đại ngày ngay, thì phong cách này đã có sự đa dạng trong việc phối chọn màu sắc hơn. Các nhà thiết kế có thể sử dụng những gam màu như nâu, xanh lam, rêu,… vào thiết kế để làm nổi bật lên nét cổ điển cho không gian những vẫn hiện đại, phù hợp với xu hướng.
Ảnh minh họa
2. Đồ nội thất
Đồ nội thất chính là yếu tố quan trọng nhất trong phong cách này. Đúng như cái tên gọi của nó, đồ nội thất phong cách Vintage mang đậm nét xưa cũ, mang giá trị cổ điển vượt thời gian nhưng lại vô cùng tinh tế. Những bộ bàn ghế với kiểu dáng xưa, màu gỗ truyền thống, chiếc đồng hồ quả lắc đồ sộ, chiếc ghế sofa đã sờn vải, chiếc giường sắt uốn mềm mại, chiếc gương trang trí mang hơi hướng văn hóa,… tạo nên dấu ấn đặc trưng cho phong cách này. Trông cũ kỹ, lỗi thời nhưng chúng lại có một nét cuốn hút lạ kỳ trong con mắt của những người say đắm vẻ đẹp xưa cũ. Trên tất cả, chúng mang linh hồn của một thời đại, mang dấu ấn lịch sử đi cùng với năm tháng.
3. Chất liệu
Khi thiết kế một ngôi nhà phong cách vintage, bạn cần chú trọng đến việc chọn chất liệu đồ nội thất, đồ trang trí. Nếu bạn bỏ quên những chất liệu như gỗ, vải voan, thảm trải sàn, giấy dán tường họa tiết hoa hồng, rèm cửa thêu ren,… thì ngôi nhà của bạn đã thiếu đi phân nửa hơi thở của sự cổ điển lãng mạn. Chính những chất liệu này đem đến cảm giác mộc mạc và vẫn nhẹ nhàng, tinh tế cho không gian.
Video đang HOT
4. Cách trang trí
Trang trí nhà theo phong cách vintage thường toát lên vẻ mộc mạc nhưng không bị gò bó trong số lượng đồ nội thất. Bạn có thể sử dụng nhiều đồ trang trí Vintage cho ngôi nhà từ những quyển sách cũ, khung ảnh lưu giữ những khoảnh khắc vô giá, khăn trải bàn họa tiết hoa hồng, một chiếc đồng hồ cát,… Với kiểu phong cách nội thất vintage này, bạn có thể thỏa sức trang trí cho không gian của mình theo ý thích miễn là sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, gọn gàng. Đồ trang trí phong cách cổ xưa này thường chuộng các vật liệu có in hình hoa lá mang đậm nét thơ mộng, lãng mạn. Bạn có thể vận dụng chúng vào ngôi nhà của mình.
Ảnh minh họa
5. Ánh sáng
Một đặc điểm không thể không nhắc đến là cách sử dụng ánh sáng trong một ngôi nhà vintage. Đặc trưng của lối thiết kế này là dùng ánh sáng nhẹ cho không gian mờ ảo, huyề bí và mơ mộng hơn. Ở những ô cửa sổ nhỏ, bạn nên treo thêm các tấm rèm ren voan có tác dụng làm giảm cường độ của ánh sáng tự nhiên vào căn nhà. Những loại đèn chùm nhỏ có ánh sáng vàng nhẹ nhàng cũng được sử dụng nhiều để tạo không gian ấm áp vào buổi tối cho nhà phong cách nội thất vintage. Bạn cũng có thể sử dụng đèn handmade, đèn led nhỏ,…tùy theo sở thích của mình và đặt ở vị trí bạn cho là phù hợp nhất.
6. Mang thiên nhiên vào không gian nhà
Mặc dù trang trí nhà cửa với bất kì phong cách ào thì cây xanh vẫn được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi. Không những tạo nên không gian thông thoáng, dịu nhẹ và tái tạo không khí mà còn giúp tinh thần những thành viên trong gia đình được thư giãn và nhận được nguồn không khí trong lành.
Điều khác biệt ở phong cách này chính là việc lựa chọn loại cây và bố trí như thế nào cho hợp lý. Với những người yêu phong cách vintage nên chọn những chậu cây đơn giản với vật dụng được làm bằng chất liệu đất nung, gỗ hay những chai lọ đã cũ. Màu sắc của chậu cây nên chọn các gam màu như trắng, xám, nâu với sắc thái nhẹ nhàng để phù hợp với toàn bộ ngôi nhà.
Nhành cây khô cũng là một trong những cách độc đáo để mang thiên nhiên vào ngôi nhà của bạn. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm mà không tốn bất cứ một chi phí nào. Để chúng trở nên sinh động, bạn có thể sử dụng thêm các loại dây đèn hoặc đồ trang trí nhỏ treo trên nhành cây.
7. Không nên bỏ qua yếu tố hiện đại
Dù phong cách vintage là phong cách mang đến cảm giác xưa cũ, song bạn cũng đừng quên một chút hiện đại trong đó. Đan xen một chút yếu tố cổ điển hiện đại sẽ tạo nên vẻ đẹp hợp thời của ngôi nhà. Bạn hoàn toàn có thể thiết kế một chiếc tivi trong phòng hay các đồ điện tử đáp ứng nhu cầu của bản thân mà không phải lo chúng sẽ phá hỏng không gian vintage của bạn. Nếu biết cách sắp xếp một cách khéo léo thì yếu tố hiện đại và cổ điển sẽ được kết hợp hài hòa mà không hề đối chọi với nhau./.
Lựa chọn bàn ghế cho phòng khách
Phòng khách luôn đuợc coi là không gian quan trọng trong ngôi nhà ở, là gương mặt của ngôi nhà.
Trong phòng khách có thể có nhiều loại đồ đạc nội thất, nhưng có một thứ không thể thiếu - đó là chỗ ngồi, cụ thể là bộ bàn ghế tiếp khách hay dùng để sinh hoạt gia đình.
Nói chung, nếu phòng khách không phải quá đặc biệt (vì lý do nào đó), thì chỗ ngồi trong phòng khách luôn được hiểu rằng là một bộ bàn ghế. Bộ bàn ghế này có chức năng là để ngồi tiếp khách, trao đổi, trò chuyện, nghỉ ngơi, giải trí... Phòng khách thông thường cũng là phòng sinh hoạt chung gia đình, nên chỗ ngồi này ngoài chức năng tiếp khách cũng là nơi sinh hoạt chung của gia đình, và vì vậy thường liên quan tới các thiết bị nghe nhìn khác như tivi, máy nghe nhạc...
Tuy nhiên, để có một phòng khách đẹp, với bộ bàn ghế - mang vai trò chủ đạo - đẹp thì việc lựa chọn và sắp xếp, kê đặt rất rất quan trọng. Một bộ bàn ghế "xịn", đắt tiền không quyết định giá trị của chỗ ngồi và giá trị của không gian phòng khách.
Nhu cầu sử dụng: Cần xác định trước và rõ ràng là bộ bàn ghế này là để phục vụ đối tượng nào? Ví dụ như khách làm việc, giao dịch; khách họ hàng, bạn bè thân thiết; sử dụng cho riêng khách, hay gia đình là chính, hay kết hợp cả hai? Trong trường hợp bàn ghế để tiếp khách mang tính lễ nghi, thì nên sử dụng các bộ bàn ghế nghiêm trang, đăng đối, màu trầm hoặc nhã nhặn, tránh dùng các màu nóng, hình thù kiểu dáng khác thường; các đơn nguyên ngồi phải tạo nên các vị trí đối diện nhau trong giao tiếp. Còn trong trường hợp sử dụng chính cho gia đình, thì có thể sử dụng ghế ngồi kết hợp với nằm.
Phù hợp phong cách kiến trúc, nội thất: Đây là điều quan trọng nhất của yếu tố thẩm mỹ. Mỗi ngôi nhà, căn phòng có phong cách kiến trúc - nội thất khác nhau thì bàn ghế phải có phong cách tương ứng. Nếu như nội thất phòng khách mang phong cách cổ điển thì nên dùng các loại bàn ghế cổ, hoặc salon bằng gỗ, nếu như nội thất có phong cách dân gian, không gian gần gũi thiên nhiên có thể dùng các loại bàn ghế mây, tre; còn nếu nội thất phong cách hiện đại có thể dùng các loại sofa. Hiện nay xu hướng kiến trúc nhà phố trong đô thị theo hướng hiện đại nhiều, và sofa rất được ưa chuộng.
Sofa có mặt bằng hình chữ L trong phòng khách phong cách hiện đại.
Phù hợp tỷ lệ: Cần căn cứ vào diện tích, chiều cao, không gian phòng khách và các không gian liên quan để lựa chọn bàn ghế (salon, sofa) có độ lớn/ nhỏ phù hợp. Một phòng khách nhỏ thì chọn bộ nhỏ, nếu chọn bộ lớn khi kê vào trông rất chướng mắt và vướng lối đi, còn ngược lại phòng lớn mà dùng bộ nhỏ thì sẽ "lọt thỏm", không đẹp và không tận dụng được ưu thế diện tích. Độ lớn/ nhỏ của bộ bàn ghế phụ thuộc vào kích thước, kiểu dáng và số chỗ ngồi. Các bộ salon, sofa thông thường có từ 4 đến 5 chỗ ngồi. Với các bộ salon kiểu cổ điển thường là có 4 ghế giống nhau, một số khác và nhiều bộ sofa kiểu hiện đại thường có một ghế dài 3 chỗ và 2 ghế đơn (tổng cộng là 5 chỗ ngồi).
Hình dáng: Các loại sofa hiện đại có hình dáng rất đa dạng, liên quan đến cách thức tổ hợp và kê sắp. Có thể kể tới dạng sofa 3 đơn nguyên (1 dài, 2 đơn) như đã kể ở trên, còn có dạng mặt bằng hình chữ L, chữ U, mặt bằng cong (hướng tâm, tự do) ... Số lượng đơn nguyên và khả năng tổ hợp, lắp ghép có thể rất đa dạng để tạo nên những bố trí mặt bằng có thể thay đổi phù hợp từng hoàn cảnh. Cần căn cứ vào mặt bằng phòng khách, các yếu tố liên quan khác như lối đi, cửa sổ, hướng xem tivi... để lựa chọn các loại bàn ghế, salon, sofa có hình dáng phù hợp.
Màu sắc: Bộ bàn ghế (salon, sofa) luôn đặt ở vị trí trung tâm, là điểm nhấn của phòng khách. Vì vậy yếu tố màu sắc cũng rất quan trọng. Cần xem xét màu sắc trong tương quan với tổng thể của phòng khách như độ lớn phòng, màu sắc của trần, tường, sàn, cửa và rèm cửa, hệ thống chiếu sáng (tự nhiên, nhân tạo)... Phòng nhỏ thì không nên chọn những bộ có màu nóng (đỏ, cam) vì dễ gây bức bối; nền màu sẫm thì cũng không nên chọn sofa có màu sẫm, màu đen vì sẽ lẫn vào nền, không nổi.
Sofa màu đen cho cảm giác sang trọng.
Chất liệu: Thực ra chất liệu liên quan trực tiếp đến vấn đề phong cách đã đề cập ở phần trước. Như các loại salon cổ điển thường bằng gỗ, và có màu nâu gỗ. Một số loại salon phong cách cổ điển châu Âu có thể có màu sơn trắng - tuy nhiên thực tế số này không nhiều vì không gần gũi với văn hóa nước ta và ít công trình có không gian phù hợp. Điều lưu ý là ở chất liệu cho sofa. Với sofa thì có thể tách rời hai bộ phận: Đó là khung đệm và vỏ bọc. Khung đệm là phần không nhìn thấy, nằm ở bên trong, còn vỏ bọc bên ngoài tạo nên màu sắc và chất cảm. Sofa có hai loại vỏ bọc chính là da (da thật, giả da) và vải. Sofa bọc vải tạo cảm giác ấm áp và gần gũi hơn. Vải cũng cho nhiều lựa chọn về hoa văn và màu sắc hơn da. Tuy nhiên nếu trong điều kiện khó vệ sinh thì nên sử dụng sofa bọc da. Hiện nay trên thị trường có một số loại sofa nhập khẩu mà vỏ bọc vải hoàn toàn có thể tháo rời (bằng hệ thống phéc-mơ-tuya và tấm dán lông) rất thuận tiện cho việc vệ sinh và thay thế.
Trên đây là vài điều lưu ý để lựa chọn một bộ bàn ghế - chỗ ngồi nơi phòng khách. Tuy nhiên bộ bàn ghế đó, dù là salon, sofa, dù là quan trọng nhất của phòng khách cũng không quyết định tất cả, để làm nên một phòng khách đẹp. Điều đó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như kiến trúc căn phòng, các thành phần nội thất như kệ tủ, hệ thống chiếu sáng, tranh ảnh... Sự bài trí sắp xếp các vật dụng sử dụng và trang trí cũng có vai trò quan trọng, bổ sung và hỗ trợ cho chỗ ngồi trong không gian chung của phòng khách./.
Khu vườn xanh tươi bên ngôi nhà nhỏ nhìn thôi cũng thấy yên bình Ngôi nhà với khu vườn nhỏ đẹp như tranh vẽ, cũ kỹ với rêu phong tựa nét vẽ đượm màu xưa cũ của thời gian ấy đã được nhiếp ảnh gia Tomkins ghi lại khiến nhiều người yêu thích và mong muốn được một lần ghé thăm. Nhiếp ảnh gia Tomkins sinh thời đã sống ở vùng ngoại ô phía Bắc của thành...