Thiết kế nhà ống có giếng trời đẹp hút ánh sáng mặt trời
Giếng trời cuối nhà ống vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa mang lại nét thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Lợi ích của giếng trời trong nhà ống
Giếng trời là không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng từ tầng mái đến tầng trệt của công trình. Ngôi nhà có thiết kế giếng trời sẽ giúp cho các không gian bên trong nhà đón nhận nhiều ánh sáng và gió hơn.
Với những ngôi nhà ống thì việc thiết kế giếng trời càng trở nên bức thiết hơn bởi đây là hạng mục sẽ giúp cải thiện môi trường sống cho gia chủ.
Giếng trời trong nhà ống có nhiều lợi ích. (Ảnh minh họa)
Trước tiên, ưu điểm của việc thiết kế giếng trời cuối nhà ống đó là giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sinh hoạt. Tiếp đó, giếng trời giúp đối lưu không khí giữa các không gian bên trong nhà và môi trường tự nhiên.
Bên cạnh việc góp phần tạo nên vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà, giếng trời cuối nhà ống còn có ý nghĩa về mặt phong thủy.
Vì được thiết kế nằm ở vị trí thông tầng nên khu vực giếng trời sẽ là nơi chịu sự thay đổi thời tiết quanh năm. Do vậy, khi thiết kế giếng trời cần phải đảm bảo không bị dột vào mùa mưa hoặc nắng chói chang vào ngày nắng.
Những mẫu giếng trời cuối nhà ống đẹp
Là một phần không thể thiếu trong thiết kế công trình nhà ở, giếng trời cần có kiểu dáng kiến trúc phù hợp và đồng nhất với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Sau đây là những mẫu giếng trời cuối nhà ống có thể tham khảo:
Giếng trời có mái che: Việc lắp thêm hệ thống mái che cho giếng trời cuối nhà ống sẽ giúp cho gia chủ linh hoạt điều chỉnh ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể lắp đặt mái che cố định hoặc di động cho giếng trời.
Giếng trời có mái che. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Mái che giúp gia chủ điều chỉnh cường độ ánh sáng từ giếng trời vào nhà. (Ảnh minh họa)
Cách âm cho giếng trời: Có cấu tạo giống như một bộ loa khuếch đại nên nhược điểm của giếng trời là âm thanh truyền đi xa. Để tiêu âm, giải pháp hiệu quả thường được các gia chủ sử dụng là tạo độ nhám, sần sùi trên các bức tường ở khu vực giếng trời.
Tường khu vực giếng trời được thiết kế sần sùi để tiêu âm. (Ảnh minh họa)
Trang trí tiểu cảnh tại giếng trời: Hầu hết những ngôi nhà ống có thiết kế giếng trời cuối nhà đều tận dụng khu vực này để trang trí tiểu cảnh. Có hai loại tiểu cảnh thường gặp là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước. Tiểu cảnh khô gồm cây xanh kết hợp với đá và hòn non bộ. Còn tiểu cảnh nước là mô hình thác nước hay hồ nước thu nhỏ có sỏi đá và cây xanh.
Tiểu cảnh khô tại một giếng trời cuối nhà. (Ảnh minh họa)
Giếng trời có tiểu cảnh nước. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi làm giếng trời cuối nhà ống
Với những giếng trời không có mái che, việc thoát nước ở khu vực giếng phải được chú trọng. Luôn đảm bảo đủ độ rộng cần thiết cũng như phải có hệ thống che chắn ở khu vực xung quanh để tránh tình trạng nước mưa làm bẩn những không gian sinh hoạt khác.
Giếng trời có mái thì khi xây dựng phải có giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.
Với giếng trời không có mái che, gia chủ nên chú trọng đến vấn đề thoát nước. (Ảnh minh họa)
Tại một số vùng, ngày hè nắng rất gay gắt, nhất là vào buổi trưa. Nắng gắt chiếu trực tiếp ở giếng trời có thể làm cho một số hạng mục, đồ vật bằng gỗ dễ hư hỏng. Do vậy, ngoài mái che, gia chủ nên lắp đặt thêm hệ thống rèm để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng.
Nếu dưới giếng trời không phải tiểu cảnh thư giãn mà là không gian sinh hoạt, nơi thành viên trong nhà đi lại thì không nên treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí nặng ở phía trên để hạn chế nguy hiểm.
Hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo an toàn khi sử dụng, đặc biệt là với trẻ em.
Khi trang trí giếng trời, với những vật trang trí như cây cảnh treo hay đèn trang trí thì nên đặt trong tầm với, vừa thuận tiện trong việc chăm sóc vừa dễ sửa chữa.
Nhà ống 5 phòng ngủ, có cả gara ô tô ngập tràn ánh sáng
Không chỉ tạo tính thẩm mỹ, 4 giếng trời còn giúp ngôi nhà lấy ánh sáng và gió trời tối đa.
Ở bất kỳ góc nào trong nhà cũng cảm nhận được thiên nhiên.
Nằm trong khu đô thị mới của thành phố Hải Dương, ngôi nhà xây trên diện tích 250 m2 (10 x 25 m) nhưng theo quy hoạch chỉ được phép xây dựng 60% diện tích đất (khoảng 136 m2) và không quá 3 tầng.
Yêu cầu của gia chủ là căn nhà có 5 phòng ngủ chính, gara để được 2 chiếc ô tô.
Ban đầu chủ nhà định xây kiểu biệt thự mini nhưng sau đó nhóm thiết kế quyết định chuyển phương án xây theo kiểu nhà ống to. Bởi, nếu xây dựng kiểu biệt thự mini thì ngôi nhà sử dụng sẽ bị vụn văt các không gian.
Thiết kế theo phong cách hiện đại, ngôi nhà có điểm nhấn chính là giếng trời giữa nhà, phía dưới là hồ cá và bao quanh là hệ thống cây xanh.
Giếng trời trung tâm vừa là điểm nhấn đồng thời là nguồn lấy ánh sáng, gió trời chính của cả ngôi nhà.
Một mặt của giếng trời được xây bằng gạch nung vừa tạo độ nhám, vừa dễ tiêu âm.
Ngoài giếng trời trung tâm, ngôi nhà còn có thêm 3 giếng trời nữa tại vị trí cầu thang, khu vực sinh hoạt chung và phía trước phòng tắm.
Bốn giếng trời giúp các thành viên dễ dàng tương tác với nhau, vừa lấy ánh sáng tối đa cho mọi phòng.
Ở bất kỳ vị trí nào trong nhà cũng có thể nhìn ra không gian xanh mát của giếng trời.
Bức tường gạch bông gió ngăn không gian giếng trời và khoảng sân trước nhà giúp lấy gió từ mặt tiền, cho ngôi nhà luôn mát mẻ.
Không gian phòng khách rộng rãi và thoáng đãng.
Hệ lam ngoài mặt tiền có tác dụng tạo độ thông thoáng cho không gian bên trong. Nguồn ảnh: Quang Minh/V STUDIO
Những mẫu giếng trời cuối nhà ống đẹp, đơn giản nhất Giếng trời cuối nhà ống vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa mang lại nét thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nếu chưa có ý tưởng cho giếng trời nào của ngôi nhà thì bạn có thể tham khảo những mẫu sau. Lợi ích của giếng trời trong nhà ống Giếng trời là không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng từ...