Thiệt hại do bệnh dịch quá lớn, các nước xóa nhòa ranh giới vay tiền và in tiền

Theo dõi VGT trên

Bị buộc phải chi tiêu kỷ lục do đại dịch COVID-19, các nhà lập pháp đang xóa nhòa ranh giới giữa vay tiền và in tiền.

Thiệt hại do bệnh dịch quá lớn, các nước xóa nhòa ranh giới vay tiền và in tiền - Hình 1
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP

Hầu hết các nền kinh tế đều cố gắng tách bạch hai hoạt động vay tiền và in tiền càng rõ càng tốt. Thông thường, các quan chức phụ trách ngân sách sẽ khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách bằng cách đi vay tiền trên thị trường trái phiếu. Còn việc in tiền lại là nhiệm vụ của ngân hàng trung ương.

Theo Bloomberg, các ranh giới giữa hai hoạt động bắt đầu nhòa đi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 hiện nay, các ranh giới này đã biến mất.

Khi nhiều ngành kinh tế đổ vỡ và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, chỉ có chi tiêu công mới giúp hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp sống sót. Các chính phủ có trách nhiệm thực hiện nỗ lực giải cứu sẽ chịu cảnh thâm hụt ngân sách tồi tệ nhất trong lịch sử. Ít nhất thì họ cũng lấy tiền cho gói giải cứu bằng các khoản vay từ chính ngân hàng trung ương trong nước – khoản nợ có thể gia hạn vô thời hạn.

Ông Paul McCulley, cựu nhà kinh tế trưởng tại công ty quản lý đầu tư Thái Bình Dương (Pimco), nhận định: “Chúng ta đã có sự liên kết giữa chính sách tài chính và tiền tệ. Chúng ta đã phá vỡ tính rạch ròi giữa hai chính sách. Chúng ta chỉ chưa tuyên bố điều đó mà thôi. Mà thực ra cũng không cần phải tuyên bố, các chính phủ cứ thế mà làm thôi”.

Theo ước tính của Bloomberg, ở Mỹ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) định mua 3.500 tỷ USD trái phiếu năm 2020. Phần lớn trong số đó sẽ là trái phiếu kho bạc dùng để trang trải đa phần khoản thâm hụt tài chính được dự báo sẽ lên tới ít nhất 3.700 tỷ USD. Không ai biết khi nào các khoản nợ sẽ được chuyển từ nợ công vào tay các nhà đầu tư tư nhân.

Thiệt hại do bệnh dịch quá lớn, các nước xóa nhòa ranh giới vay tiền và in tiền - Hình 2
Italy đã thông qua gói kích thích kinh tế 55 tỷ euro để hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình. Ảnh: AFP/TTXVN

Tình huống tương tự đang xảy ra khắp các nền kinh tế phát triển, từ châu Âu tới Nhật Bản, thậm chí xảy ra cả ở các thị trường mới nổi như Indonesia và Ba Lan.

Đằng sau vấn đề “tiền tệ hóa nợ” là nỗi lo lạm phát. Có nhiều giai đoạn trong lịch sử mà các chính trị gia giành quyền kiểm soát việc in tiền và đưa quá nhiều tiền vào nền kinh tế, khiến giá cả leo thang vượt tầm kiểm soát, làm suy yếu giá trị thực của mọi khoản tiết kiệm, từ tài khoản ngân hàng tới trái phiếu.

Các ngân hàng trung ương tách rời khỏi chính phủ là để “hãm phanh” khi các chính trị gia đi quá xa. Quyền tự trị của ngân hàng trung ương một ngày nào đó sẽ lại trở nên cần thiết. Tuy nhiên, theo ông McCulley, hiện giờ là lúc chưa cần quyền đó.

Trong đại dịch COVID-19, các nhà kinh tế thấy mối đe dọa xuất phát từ chiều ngược lại: giảm phát là rủi ro lớn hơn lạm phát. Khó khăn là làm thế nào để kích thích nền kinh tế, chứ không phải hạ nhiệt. Khi các nhà hoạch định chính sách hết không gian để kích thích nền kinh tế thông qua biện pháp hạ lãi suất, họ sẽ tìm cách khác. Kết quả là họ dần dần xóa nhòa ranh giới giữa chính sách tiền tệ và tài chính.

Video đang HOT

Sau khi Nhật Bản trở thành nước đầu tiên có lãi suất 0% cuối những năm 1990, các bộ trưởng tài chính nước này đã đẩy mạnh chi tiêu trong khi thống đốc ngân hàng trung ương bắt đầu mua các khoản nợ xuất hiện sau đó. Ngân hàng trung ương mua nợ qua các ngân hàng, chứ không trực tiếp từ Bộ Tài chính. Các khoản này được coi là tạm thời. Điều này cho phép các nhà lập pháp lý luận rằng không có tình trạng tiền tệ hóa nợ. Những người chỉ trích không đồng ý với điều đó nhưng những gì họ cảnh báo, ví dụ như lạm phát tăng vọt, lại không xảy ra.

Sau năm 2008, cuộc tranh cãi nói trên xảy ra khắp thế giới khi ngày càng nhiều nền kinh tế kết hợp thâm hụt ngân sách với “nới lỏng định lượng”. FED đã mua trái phiếu kho bạc trên thị trường mở thông qua một loạt thương nhân. Các ngân hàng trung ương khác cũng hành động tương tự. Các chính sách này thậm chí còn được đẩy xa hơn trong đại dịch hiện nay.

Theo ông Stephen Roach, giảng viên cấp cao tại Đại học Yale, không có lựa chọn nào khác, nền kinh tế đang rơi vào cái hố lớn nhất từ trước tới nay, nên chúng ta cần các khoản kích thích tài chính khổng lồ và ngân hàng trung ương phải vào cuộc để cung cấp tiền cho gói kích thích. Ông Roach cho rằng điều đó không có nghĩa là sẽ không có hậu quả.

Ở Mỹ, hàng loạt gói kích thích do FED hậu thuẫn có nghĩa là lạm phát có thể bắt đầu tăng sau đại dịch. Những người nắm giữ trái phiếu lúc nào cũng thiệt trong giai đoạn lạm phát tăng.

Nhiều chục năm qua, các nền kinh tế phát triển không phải lo lắng điều gì xa xôi như vậy. Lạm phát đã giảm và gần như không tồn tại cho dù các chính phủ có vay tiền nhiều tới đâu và các ngân hàng trung ương cho vay nhiều tới đâu. Vắng bóng lạm phát lâu khiến nhiều người kêu gọi thực hiện các chính sách thậm chí còn táo bạo hơn để kéo các nền kinh tế ra khỏi vũng lầy virus, cho dù có phải xóa nhòa ranh giới nợ và tiền.

Thiệt hại do bệnh dịch quá lớn, các nước xóa nhòa ranh giới vay tiền và in tiền - Hình 3
Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo nền kinh tế có thể rơi xuống mức thấp nhất trong 300 năm. Ảnh: THX/TTXVN

Ví dụ, tại Liên minh châu Âu, nhà đầu tư George Soros đã đề xuất các nước thành viên hợp lực để phát hành “trái phiếu vĩnh viễn”, tức là không có thời hạn. Ông cho rằng họ có thể trả lãi suất 0,5% hoặc tương tự. Hạ mức lãi suất đó xuống 0% thì trái phiếu đó về cơ bản sẽ là tiền mặt.

Theo dự luật mà hai nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện Rashida Tlaib và Ilhan Omar đề xuất, Bộ Tài chính Mỹ sẽ đúc đồng xu (đồng xu bạch kim trị giá mỗi đồng 1.000 tỷ USD) để có tiền cho các gói kích thích dành cho hộ gia đình mà không cần tăng nợ quốc gia.

Dự luật này còn rất xa vời nhưng nhiều biện pháp khác đang được thực hiện. Ngân hàng Trung ương Anh đã cho chính phủ vay thấu chi. Ngân hàng Trung ương New Zealand cho biết sẽ để ngỏ khả năng mua trái phiếu quốc tế chính phủ trực tiếp. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang ghìm nợ chính phủ 10 năm ở mức 0%.

Theo ông Nicola Mai, giám đốc danh mục đầu tư tại Pimco, các chính phủ và ngân hàng trung ương có thể sẽ không công khai biến nợ công thành tiền, vì rủi ro với ổn định tiền tệ lớn hơn lợi ích. Ông nói: “Tôi cho rằng không cần hợp tác công khai. Đó là hợp tác ngầm. Nhưng kết quả thì giống nhau: Ngân hàng trung ương hậu thuẫn thị trường trái phiếu quốc tế, tức là cho phép chính phủ chi tiền”.

Nhiều ông lớn viễn thông khốn đốn, dự kiến thiệt hại 40 tỷ USD/năm trong 2 năm tới

Các nhà phân tích trên toàn cầu chỉ ra, với việc hàng loạt sự kiện lớn phải hủy bỏ vì Covid-19, du lịch thế giới "đóng băng", kinh tế suy thoái... các nhà khai thác viễn thông cũng sẽ bị tác động rất mạnh.

Nhiều ông lớn viễn thông khốn đốn, dự kiến thiệt hại 40 tỷ USD/năm trong 2 năm tới - Hình 1

Những năm gần đây, các công ty viễn thông lớn đang chịu áp lực từ nhiều phía vì các ứng dụng nhắn tin OTT đang ảnh hưởng đến doanh thu thoại và SMS, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt về giá và giảm tỷ suất lợi nhuận. Trong bảng xếp hạng 500 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2020 của Brand Finance, chỉ có 36 thương hiệu viễn thông, mà tới 80% thương hiệu bị giảm giá trị.

Tồi tệ hơn, dịch Covid-19 bùng phát càng làm tăng thêm sức ép đối với các nhà khai thác viễn thông. Thay vì tăng lên thì lưu lượng truy cập data di động trên toàn thế giới lại có xu hướng giảm, vì mọi người sử dụng Wi-Fi tại nhà nhiều hơn là dữ liệu di động. Khi bị cách ly, mọi người cũng có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào các OTT để liên lạc miễn phí, thay vì gọi hay nhắn tin thông thường.

Mặc dù nhiều nhà phân tích tin rằng một khi vượt qua được đại dịch này, viễn thông sẽ là một trong số ít những ngành đứng vững với sự phát triển của cộng nghệ số, thì đó cũng không phải là con đường dễ dàng cho tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Giá cổ phiếu của các telcos đã được báo cáo giảm và các công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ở Trung Quốc.

Nhiều ông lớn viễn thông khốn đốn, dự kiến thiệt hại 40 tỷ USD/năm trong 2 năm tới - Hình 2

Theo phân tích của Analysys Mason, các nhà khai thác viễn thông dự kiến sẽ chịu sự sụt giảm trung bình 3,4% doanh thu trong năm 2020 do những thách thức xuất phát từ đại dịch Covid-19.

Công ty nghiên cứu này dự báo doanh thu viễn thông trên toàn thế giới sẽ giảm trong năm nay, nhưng lưu ý rằng điều này sẽ là trong ngắn hạn. Họ dự báo ngành này sẽ phục hồi 0,8% bắt đầu từ năm 2021. Trước khi đại dịch gây ra hậu quả kinh tế, Analysys Mason dự báo tăng trưởng doanh thu viễn thông toàn cầu là 0,7% vào năm 2020.

Analysys Mason cho rằng, các nhà khai thác viễn thông tại các nền kinh tế phát triển có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với dự báo thiệt hại doanh thu lên tới 40 tỷ USD/năm cho năm 2020 và 2021.

Một công ty nghiên cứu khác, Juniper Research dự đoán, các hạn chế đi lại nghiêm ngặt trọng do đại dịch Covid-19 sẽ dẫn đến doanh thu chuyển vùng của ngành viễn thông giảm tới 25 tỷ USD trong 9 tháng tới. Cụ thể, hơn một nửa doanh thu chuyển vùng của tất cả các nhà khai thác trong năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng, với khoản lỗ lên tới 12 tỷ USD tính riêng trong giai đoạn du lịch quốc tế thường cao điểm (giữa tháng 6 và tháng 8).

Dưới đây là ước tính thiệt hại của một số telcos hàng đầu:

AT&T

Nhiều ông lớn viễn thông khốn đốn, dự kiến thiệt hại 40 tỷ USD/năm trong 2 năm tới - Hình 3

AT&T báo cáo đã không đạt mục tiêu doanh thu và thu nhập trong quý 1/2020, với mức giảm lên tới 4,6%. Đại dịch Covid-19 đã làm AT&T giảm tới 433 triệu USD thu nhập (doanh thu giảm 600 triệu USD), chủ yếu do quảng cáo liên quan đến các sự kiện thể thao giảm. Công ty này ngay từ tháng trước đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng đại dịch Covid-19 có thể có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh.

Deutsche Telekom

Nhiều ông lớn viễn thông khốn đốn, dự kiến thiệt hại 40 tỷ USD/năm trong 2 năm tới - Hình 4

Công ty này đã tuyên bố sẽ phải đóng cửa các cửa hàng tại Đức trong tháng 3, cho đến khi có thông báo mới. Nhà điều hành viễn thông Đức cho biết, trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19, họ sẽ ngừng bán hàng và dịch vụ tại khoảng 500 cửa hàng trên toàn quốc. Họ cũng tạm thời đóng cửa tất cả các cửa hàng tại Hà Lan và 80% các cửa hàng ở Mỹ.

Verizon Communications

Nhiều ông lớn viễn thông khốn đốn, dự kiến thiệt hại 40 tỷ USD/năm trong 2 năm tới - Hình 5

Đối thủ của AT&T cho biết trong báo cáo kết quả quý 1 rằng lợi nhuận của khách hàng doanh nghiệp không đủ để bù đắp cho sự suy giảm từ phía người tiêu dùng. Với hàng chục triệu người thất nghiệp, nền kinh tế bế tắc và hầu hết người Mỹ phải cách ly tại nhà, hoạt động kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Verizon đang gặp khó khăn.

Trong 3 tháng đầu năm, Verizon đã mất 68.000 thuê bao điện thoại trả sau, con số mất thuê bao này nghiêm trọng hơn 54% so với cùng kỳ năm 2019. Verizon cũng đã phải đóng cửa các cửa hàng của mình. Gần 70% các điểm bán lẻ của họ đã bị đóng cửa.

Telenor

Nhiều ông lớn viễn thông khốn đốn, dự kiến thiệt hại 40 tỷ USD/năm trong 2 năm tới - Hình 6

Công ty này đãcảnh báo sự bất ổn xung quanh tình hình Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng đến tài chính của họ trong năm 2020, mặc dù nhà điều hành đã cố gắng vượt qua các tác động của đại dịch trong ngắn hạn.

Trong một tuyên bố, CEO Sigve Brekke cho biết công ty bắt đầu thấy tác động từ sự lây lan toàn cầu của cuộc khủng hoảng, ảnh hưởng đến hiệu suất của họ từ cuối tháng 3, khi họ gặp phải tình huống phong tỏa ở nhiều thị trường. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến doanh thu chuyển vùng và thị trường trả trước châu Á. Những hiệu ứng này đang tiếp tục vào quý 2, Brekke nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tùRộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tù
15:14:28 27/12/2024
Showbiz lại có thêm 1 cặp đôi phim giả tình thật: Nhà trai hot nhất hiện tại, nhà gái sở hữu body đẹp mê mẩnShowbiz lại có thêm 1 cặp đôi phim giả tình thật: Nhà trai hot nhất hiện tại, nhà gái sở hữu body đẹp mê mẩn
13:07:50 27/12/2024
Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"
16:33:52 27/12/2024
140 triệu người hóng phốt động trời sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái, dàn nam thần bị réo gọi gây sốc140 triệu người hóng phốt động trời sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái, dàn nam thần bị réo gọi gây sốc
13:15:02 27/12/2024
Phan Đạt trực tiếp nhắc thẳng tên Thu Trang - Tiến Luật sau lùm xùm với Phương LanPhan Đạt trực tiếp nhắc thẳng tên Thu Trang - Tiến Luật sau lùm xùm với Phương Lan
13:11:02 27/12/2024
Phản ứng "độc lạ" của hội WAG Việt khi ĐT Việt Nam thắng Singapore, riêng vợ Duy Mạnh không tin chồng mình xuất sắc nhấtPhản ứng "độc lạ" của hội WAG Việt khi ĐT Việt Nam thắng Singapore, riêng vợ Duy Mạnh không tin chồng mình xuất sắc nhất
12:46:44 27/12/2024
Nhà hàng tự ý làm tròn hóa đơn thêm 350 đồng, người đàn ông bất bình kiện ra tòa: Phán quyết khiến ai nấy thán phụcNhà hàng tự ý làm tròn hóa đơn thêm 350 đồng, người đàn ông bất bình kiện ra tòa: Phán quyết khiến ai nấy thán phục
15:35:55 27/12/2024
Song Joong Ki bị vợ mắng 1 câu điếng người!Song Joong Ki bị vợ mắng 1 câu điếng người!
14:40:11 27/12/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc

'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc

Nhạc việt

17:36:09 27/12/2024
Một tháng qua, bài hát Tái sinh - sáng tác mới của nhạc sĩ Tăng Duy Tân do ca sĩ Tùng Dương thể hiện làm mưa làm gió trên mạng xã hội
Dự báo thế giới 2025: Chìa khóa để vượt qua 'cơn gió ngược'

Dự báo thế giới 2025: Chìa khóa để vượt qua 'cơn gió ngược'

Thế giới

17:31:40 27/12/2024
Theo các giả định này, nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong khi đà tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, vẫn chưa thấy rõ sự phục hồi kinh tế bền vững ở Trung Quốc mặc dù các biện pháp kích thí...
Phía sau bức ảnh nam sinh đẹp trai động lòng người là một câu chuyện rơi nước mắt

Phía sau bức ảnh nam sinh đẹp trai động lòng người là một câu chuyện rơi nước mắt

Netizen

17:21:39 27/12/2024
Hoàng Khải là thạc sĩ luật tại Đại học Thanh Hoa. Cậu đã tích cực ôn luyện và phải trải qua tới 5 lần dự thi mới thi đỗ trong năm 2022. Hoàng Khải cũng nhanh chóng được nhận làm thực tập sinh tại một công ty luật danh tiếng
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 49: Kiên tuyên chiến với ông Liêm, Hùng được bạn bè cho cơ hội sửa lỗi

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 49: Kiên tuyên chiến với ông Liêm, Hùng được bạn bè cho cơ hội sửa lỗi

Phim việt

17:07:35 27/12/2024
Kiên đã đi gặp luật sư để hỏi cụ thể cũng như xin tư vấn đề vấn đề đăng ký bản quyền cho món mứt cầu vồng do mình sáng chế ra.
Sao Việt 27/12: Khả Ngân hiếm hoi khoe ảnh sexy

Sao Việt 27/12: Khả Ngân hiếm hoi khoe ảnh sexy

Sao việt

16:51:50 27/12/2024
Khả Ngân đăng tải loạt ảnh mới. Ở thời điểm hiện tại, nữ diễn viên vẫn giữ được nhan sắc xinh đẹp và rạng rỡ hết nấc.
Du khách làm rơi điện thoại iPhone vào hòm công đức, phản ứng lạ của ban quản lý

Du khách làm rơi điện thoại iPhone vào hòm công đức, phản ứng lạ của ban quản lý

Lạ vui

16:29:11 27/12/2024
Khi anh đang rút tiền từ túi áo, chiếc điện thoại iPhone vô tình bị kéo ra và rơi thẳng vào hòm công đức. Dinesh nhanh chóng liên hệ với những người quản lý ngôi đền, nhờ lấy lại giúp chiếc điện thoại.
Hôm nay nấu gì: 4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối

Hôm nay nấu gì: 4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối

Ẩm thực

16:26:09 27/12/2024
4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối. Món ăn nào cũng ngon, cân bằng hương vị, ai ăn cũng phải khen hết lời.
Báo động tình trạng của Triệu Lộ Tư

Báo động tình trạng của Triệu Lộ Tư

Hậu trường phim

15:05:50 27/12/2024
Người hâm mộ đang vô cùng lo lắng cho Triệu Lộ Tư khi nhìn thấy hình ảnh mới nhất của cô. Tài khoản mạng xã hội của nữ diễn viên cũng đột ngột bị khóa trong một tuần.
G-Dragon nằm trên sân khấu sau khi kết thúc màn biểu diễn trong đêm Giáng sinh

G-Dragon nằm trên sân khấu sau khi kết thúc màn biểu diễn trong đêm Giáng sinh

Nhạc quốc tế

15:02:41 27/12/2024
Vào ngày 25/12 (giờ địa phương), chương trình phát sóng trực tiếp mang tên SBS Gayo Daejeon 2024 đã kết thúc với màn trình diễn của G-Dragon.