Thiệt hại 940 tỷ đồng tại Sadeco ‘đã được khắc phục’
Ngay sau khi bị phát hiện sai phạm trong việc bán 9 triệu cổ phần, Sadeco đã đàm phán với đối tác hủy hợp đồng hợp tác đầu tư, ngăn chặn thiệt hại 940 tỷ đồng.
Kết luận điều tra về các sai phạm trong việc bán 9 triệu cổ phần của Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco, công ty con của Công ty Tân Thuận IPC – thuộc UBND TP HCM), Công an TP HCM cho rằng Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc IPC, Chủ tịch HĐQT Sadeco), nguyên phó bí thư Thành ủy Tất Thành Cang cùng 18 người khác đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 940 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hồi tháng 8/2018, lúc bị thanh tra, Sadeco đã đàm phán với Công ty Nguyễn Kim để hủy hợp đồng hợp tác đầu tư. Ngày 17/1/2019, Sadeco nhận lại 9 triệu cổ phần đồng thời hoàn trả 360 tỷ đồng cho Nguyễn Kim nên hậu quả của vụ án đã được khắc phục.
Trong vụ án, Tề Trí Dũng bị cho là có vai trò xuyên suốt từ đầu đến khi thực hiện xong việc phát hành cổ phần cho Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim (Công ty Nguyễn Kim).
Công ty Sadeco lúc Tổng giám đốc Hồ Thị Tranh Trúc bị bắt, tháng 5/2019. Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo điều tra, cuối năm 2016, sau khi mua 5,2 triệu cổ phần Sadeco từ Công ty Exim (giá 57.000/cổ phần), Công ty Nguyễn Kim đề xuất mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sadeco và cam kết cùng phát triển 2 dự án tại 79B Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình) và Khu dân cư Rạch Chiếc (hiện là TP Thủ Đức).
Tháng 1/2017, Sadeco thuê Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) xác định giá trị doanh nghiệp, xác định mỗi cổ phần là hơn 36.500 đồng. Đến tháng 6/2017, Sadeco đã phát hành 9 triệu cổ phần và bán cho Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần.
Video đang HOT
Theo cơ quan điều tra, giá này thấp hơn giá trị thực rất nhiều, do Dũng sử dụng kết quả thẩm định giá của HSC – doanh nghiệp không có chức năng thẩm định, khiến tài sản của Sadeco bị đánh giá thấp (trong khi năm 2017 nhà đất tăng giá rất nhiều) gây thiệt hại nghiêm trọng cho Sadeco.
Bà Hồ Thị Thanh Phúc (trái) và Tề Trí Dũng hồi năm 2017. Ảnh: Sadeco.
Để tính thiệt hại vụ án, cơ quan điều tra cùng VKS trao đổi, đưa ra hai phương án. Một là chọn giá trị mà Công ty HSC đã định giá trước đó nhưng theo định giá đầy đủ, thì cổ phần của Sadeco phải có giá hơn 86.000 đồng/cổ phần. Từ đây, cơ quan điều tra tính phần chênh lệch để nhân với số cổ phần bán ra sẽ cho ra thiệt hại.
Cụ thể là: (86.000-40.000) x 9 triệu cổ phần = 777 tỷ đồng. Như vậy, thiệt hại của vụ án sẽ là 417 tỷ đồng (777 tỷ – 360 tỷ).
Tuy nhiên, cách tính này sau đó bị bác bỏ bởi Công ty HSC không có chức năng thẩm định giá và phương pháp họ dùng cũng không phản ánh đúng giá trị tài sản.
Theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 cúa Chính phủ, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự xác định, thời điểm tháng 1/2017, giá trị tài sản của Sadeco là gần 2.890 tỷ đồng, cổ phần Sadeco phải là 144.489 đồng/cổ phần. Vì vậy, khi nhân cho 9 triệu cổ phần sẽ ra thiệt hại là hơn 940 tỷ đồng.
Với các sai phạm trên, ông Tất Thành Cang, Tề Trí Dũng và các bị can khác bị đề nghị truy tố về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Ngoài ra, Tề Trí Dũng và Hồ Thị Thanh Phúc (Tổng giám đốc Sadeco) còn bị cáo buộc thêm hành vi Tham ô tài sản .
Tề Trí Dũng 'bao' nhiều người đi châu Âu bằng tiền Nhà nước
Cựu chủ tịch HĐQT Sadeco Tề Trí Dũng duyệt chi nhiều tỷ đồng đưa hàng loạt người ngoài đi du lịch Châu âu dưới danh nghĩa "học tập kinh nghiệm".
Trong kết luận điều tra các sai phạm khi bán 9 triệu cổ phần của Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco, công ty con của Công ty Tân Thuận IPC, 100% vốn nhà nước), Công an TP HCM xác định Tề Trí Dũng ngoài việc phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí còn có hành vi Tham ô khi sử dụng tiền của Sadeco chi tiêu cá nhân, "bao" nhiều người đi du lịch nước ngoài.
Bà Hồ Thị Thanh Phúc (trái) và Tề Trí Dũng hồi năm 2017. Ảnh: Sadeco.
Theo điều tra, ngày 28/4/2017, ông Dũng ký nghị quyết thông qua Quỹ tiền lương năm 2017 của Sadeco là hơn 24 tỷ đồng. Bốn tháng sau, Chủ tịch HĐQT lại ký thông qua việc hạch toán 100% chi phí nghỉ mát của cán bộ nhân viên vào chi phí hoạt động. Theo quy định, số tiền này đảm bảo không quá một tháng lương thực tế cho toàn thể nhân viên.
Trong năm này, tổng số tiền chi lương thực tế của Sadeco là 21,76 tỷ đồng (thấp hơn dự toán), nên tiền trả lương bình quân một tháng là 1,81 tỷ đồng. Do đó, chi phí đi nghỉ mát không được vượt quá số tiền này (Theo Thông tư 96/2015 của Bộ Tài chính).
Đến tháng 10/2017, toàn bộ chi phí tham quan, nghỉ mát của Sadeco chi cho cán bộ, nhân viên là 949 triệu đồng; nguồn kinh phí nghỉ mát chỉ còn lại 861 triệu đồng. Tuy nhiên, bà Hồ Thị Thanh Phúc (Tổng Giám đốc Sadeco) đã chỉ đạo lập hồ sơ cho 2 đoàn đi "tham quan, khảo sát mô hình phát triển các khu công nghiệp, cảng và bất động sản dân dụng tại một số quốc gia phát triển ở Châu âu với tổng chi phí hơn 4,6 tỷ đồng - vượt quá mức quy định là hơn 3,7 tỷ.
Cơ quan điều tra xác định, nhiều cá nhân tham gia đoàn không phải là cán bộ, nhân viên của Sadeco. Mục đích của việc đi công tác nước ngoài cũng không nhằm phục vụ cho hoạt dộng sản xuất, kinh doanh bởi Sadeco không có dự án khu công nghiệp hay dự án cảng.
Làm việc với cảnh sát, các cá nhân tham gia chuyến đi đều thừa nhận chỉ đơn thuần là tham quan, du lịch nghỉ mát, không gặp gỡ, tiếp xúc bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp, đối tác tại nước ngoài; không khảo sát dự án cảng biển, công trình, không liên quan đến công việc của công ty.
Tề Trí Dũng là người chủ trương các chuyến đi, trực tiếp tham gia; bàn bạc hợp đồng và điều chỉnh nội dung chương trình tham quan với Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành. Dũng cũng là người quyết định danh sách tham gia chuyến đi.
Ngoài ra, ông Dũng còn bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng từ nguồn thù lao, quỹ khen thưởng để chi tiêu cá nhân. Các khoản tiền này được bà Phúc chỉ đạo các nhân viên ký nhận tiền mặt rồi chia một phần cho Dũng.
Kết quả điều tra cho thấy, tổng nguồn quỹ được chi trong năm 2017-2018 là hơn 7,2 tỷ đồng. Bà Phúc được chi 2,7 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ nhận 625 triệu, phần còn lại đưa ông Dũng; hàng loạt nhân viên nhận hàng trăm triệu đồng nhưng thực lãnh chỉ một phần. Trong thời gian Sadeco bị thanh tra, Dũng chỉ đạo bà Phúc hủy tất cả các tài liệu, chứng từ chi có tên "Tề Trí Dũng", thay tên người khác nhận thay các khoản này.
Làm việc với cơ quan điều tra, lúc đầu Dũng thừa nhận lấy 1,7 tỷ đồng thông qua các thư ký, nhân viên của Sadeco để chi hỗ trợ bà con nghèo, thăm người ốm, đoàn công tác của thành phố, tặng quà Tết.... nhưng sau đó phản cung cho rằng không nhận bất kỳ khoản tiền nào.
Đối với việc Sadeco bán 9 triệu cổ phần cho Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần, cơ quan điều tra xác định Tề Trí Dũng có vai trò xuyên suốt từ đầu đến cuối. Giá cổ phần thấp hơn giá trị thực rất nhiều do Dũng sử dụng kết quả thẩm định của doanh nghiệp không có chức năng thẩm định. Tài sản của Sadeco bị đánh giá thấp, sai quy định gây thiệt hại cho Nhà nước 940 tỷ đồng, trong đó có hơn 413 tỷ là vốn của UBND TP HCM và 157 tỷ là vốn của Thành ủy.
Liên quan vụ án, cơ quan điều tra đề nghị truy tố nguyên phó bí thư Thành ủy Tất Thành Cang và 18 người khác về tội Vi phạm quy định vê quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Trong đó có Hồ Thị Thanh Phúc; Trần Công Thiện (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận - thuộc Thành uỷ TP HCM); Lê Hoàng Minh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty IPC)...
Ông Tề Trí Dũng khai báo quanh co, đối phó, né tránh trách nhiệm Theo Cơ quan CSĐT Công an TP HCM, trong quá trình điều tra, bị can Tề Trí Dũng không hợp tác làm việc, khai báo không thành khẩn, quanh co, đối phó, né tránh trách nhiệm nên cần xử lý nghiêm trong quá trình truy tố, xét xử. Ngày 12-11, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa hoàn tất kết...