Thiết bị y tế tiền tỷ bám bụi: Giải thích lạ lùng
“Chúng tôi thụ động trong việc lựa chọn máy móc sử dụng, nên máy cần thì không có, máy không cần thì lại được cung cấp theo dự án”.
Bệnh viện thụ động trong việc lựa chọn trang thiết bị y tế
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận về việc sử dụng trang thiết bị y tế tại các bệnh viện địa phương. Kết quả thanh tra chỉ rõ: tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định nhiều trang thiết bị nhận bàn giao thiết bị từ Sở Y tế mới đưa vào sử dụng từ tháng 2/2014, nhưng hiện nay thiết bị đã bị hư hỏng.
Cụ thể: hệ thống làm lạnh tại phòng mổ khoa gây mê hồi sức; máy bơm nước, hệ thống thang máy chuyển bệnh nhân trước và sau phẫu thuật mổ…
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 9/1, Thầy thuốc nhân dân – Bác sỹ chuyên khoa 2, Hồ Việt Mỹ – Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết: “Dự án cung cấp trang thiết bị cho các bệnh viện đa khoa là do Sở Y tế Bình Định làm chủ đầu tư.
Hiện nay, các thiết bị đó vẫn đang được đưa vào sử dụng, trong thời gian bảo hành, nhà cung cấp sản phẩm chịu trách nhiệm sửa chữa nên vẫn hoạt động tốt.
Thế nhưng, bệnh viện chỉ là nơi tiếp nhận và sử dụng các trang thiết bị, còn việc đầu tư trang thiết bị y tế vẫn hoàn toàn do Sở Y tế mua theo vốn ngân sách nhà nước. Chúng tôi thụ động trong việc lựa chọn máy móc sử dụng, nên máy cần thì không có, máy không cần thì lại được cung cấp theo dự án”.
Video đang HOT
Nhiều trang thiết bị đắp chiếu dẫn đến lãng phí
Theo ông Mỹ cho biết, hiện nay, số lượng trang thiết bị y tế của bệnh viện cũng đã đáp ứng được yêu cầu cho một bệnh viện tuyến tỉnh hoạt động. Đặc biệt, lực lượng bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nên các máy móc thiết bị hiện đại đều nắm được quy trình sử dụng, chỉ là thiết bị nào dùng nhiều hay dùng ít.
Riêng đối với các trang thiết bị mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng, đó không phải trách nhiệm của bệnh viện, mà của Sở Y tế, nơi cung cấp máy móc theo từng dự án, đầu tư bằng ngân sách nhà nước.
Đắc Lắc: Nhiều trang thiết bị được cung cấp cũng không quá cần thiết
Trong khi đó, tại Bệnh viện Đa khoa Krông Bông, máy monitoring theo dõi bệnh nhân, xuất xứ của hãng Ininium – Mỹ với giá 127,5 triệu đồng được đầu tư từ năm 2012; máy hút đờm dãi hiệu SU305P, xuất xứ Gemmy – Đài Loan trang bị từ đầu năm 2014, đến nay vẫn nằm nguyên vẹn trong kho.
Trước thông tin trên, ông Trần Ngọc Minh – Giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc cho biết: “Riêng với máy monitoring theo dõi bệnh nhân, hiện nay bệnh viện vẫn dùng, lắp đặt tại khoa nội, trước đây, bệnh viện không dùng vì bệnh nhân không có nhu cầu.
Bởi vì, lượng bệnh nhân có nhu cầu sử dụng dòng máy này vô cùng ít, sau khi bệnh viện thành lập được phòng cứu hộ, cứu nạn thì bệnh viện mới điều máy qua, vì nó phù hợp hơn”.
Theo ông Minh, đây là trang thiết bị được cấp theo dự án vốn ngân sách nhà nước nên vẫn phải sử dụng, nhưng nếu không có thì cũng không sao, không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, vì máy này không quá cần thiết.
“Ngành y là vậy, nhiều lúc thì được đầu tư ồ ạt các trang thiết bị, nhưng nhiều khi thiết bị cần lại không có. Thế nhưng, vì chúng tôi là bệnh viện tuyến huyện nên dự án rất nhiều, dự án ADB, dự án 225, nhưng xin thêm ngân sách phục vụ cho bệnh nhân là chủ yếu”, ông Minh nhấn mạnh.
Cũng rơi vào tình trạng tương tự, năm 2013, Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Lăk đã trang bị máy giúp thở kèm máy khí nén khí, giá 558,6 triệu đồng, hợp đồng ghi hãng sản xuất Heyer – Đức. Kiểm tra chỉ thấy màn hình sản xuất tại Đức, còn cục nén khí sản xuất tại Trung Quốc, bộ phận làm ẩm khí sản xuất tại New Zealand, đến giờ vẫn chưa đưa vào sử dụng.
Chia sẻ cụ thể, ông Nguyễn Như Khánh – Giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Lăk, tỉnh Đắc Lắc cho hay: “Hiện nay, bệnh nhân nào bị hôn mê thì chúng tôi vẫn dùng thiết bị này để đặt vào phế quản cho bệnh nhân thở.
Cũng là bệnh viện huyện vùng sâu vùng xa, hay xảy ra dịch H5N1, nên được cung cấp dùng để phòng tránh dịch bệnh xảy ra, bệnh nhân cấp cứu thì sử dụng, bệnh nhân tai biến hoặc do nguyên nhân khác thì không cần thiết. Nhưng tất cả các bệnh nhân cũng chỉ có một máy thở đó”.
Nêu ra lý do chưa sử dụng được ngay, theo ông Khánh chia sẻ thì ngay khi đưa thiết bị về các bác sĩ cũng bất ngờ trước những thông tin ghi trên máy, nên không dám đưa vào sử dụng.
Châu An
Theo_Báo Đất Việt
Chờ con từ bụng... người khác
Cho phép mang thai hộ là sự kiện đáng chú ý, đầy tính nhân văn mà Bộ Y tế đã đấu tranh thành công để đưa vào Luật Hôn nhân gia đình (sửa đổi) năm 2015. Rất nhiều phụ nữ tuy không trải qua cảm giác mang thai nhưng lại đang nghẹn ngào đếm từng ngày chờ đứa con của mình chào đời.
Chị T.T.H (32 tuổi, Hà Nội) sinh ra đã bị dị tật không có tử cung. Tuy nhiên, chỉ sau khi kết hôn 3 năm không có con, chị đi khám mới phát hiện chị có trứng, khoẻ mạnh nhưng lại không "có tổ" để mang thai. Đau lòng đến mức tuyệt vọng nhưng chị cũng không có cách nào để có được đứa con.
Một ca thụ tinh nhân tạo tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư. Ảnh: Dương Ngọc
Ngay khi Luật Hôn nhân gia đình (sửa đổi) cho phép mang thai hộ, chị H đã nhận được sự đồng ý của chị họ nên bàn bạc với chồng, nộp hồ sơ đăng ký mang thai hộ. Thủ tục, giấy tờ đều có luật sư giúp đỡ nên không có rắc rối gì. Chị họ khoẻ mạnh nên việc thụ tinh nhân tạo cũng rất thuận lợi. Đến nay, con của vợ chồng chị H đã được 25 tuần. Hàng ngày chị đều dành nhiều thời gian để trò chuyện với đứa con trong bụng chị họ. "Tôi hy vọng dù con không từ "núm ruột" của tôi nhưng cũng có thể hiểu được tình yêu mà tôi dành cho cháu lớn đến nhường nào" - chị H xúc động. Chị cho biết, việc cho phép mang thai hộ thật sự đã đem lại hạnh phúc cho những phụ nữ không có điều kiện sinh nở như chị, giúp chị có được đứa con một cách hợp pháp, khoẻ mạnh.
Cùng niềm vui này, chị N.M.C (30 tuổi, Bắc Ninh) đang khấp khởi chờ đợi đứa con của mình do chị dâu mang thai hộ. Cách đây 4 năm, chị bị mang thai đứa con đầu tiên nhưng đến khi sinh thì bị tai biến sản khoa, con mất, bản thân chị phải cắt bỏ tử cung. "Tôi đã quyết tâm vận động người thân và may mắn chị dâu đồng ý. Chị ấy đã sinh 2 đứa con khoẻ mạnh, bụ bẫm nên con tôi chắc chắn cũng sẽ đáng yêu lắm" - chị C cho biết.
Theo bác sĩ Hồ Sĩ Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), kể từ khi việc mang thai hộ có hiệu lực pháp luật, đến nay riêng Bệnh viện Phụ sản T.Ư đã thực hiện hơn 50 ca mang thai hộ thành công, trong số hơn 70 hồ sơ nộp đến Bệnh viện. Ca mang thai hộ lớn nhất cũng đã 33 tuần tuổi, đứa trẻ dự định sẽ ra đời trong mùa xuân tới.
Theo bác sĩ Hùng, một số trường hợp phải loại hồ sơ là vì không đầy đủ giấy tờ chứng minh các điều kiện để được mang thai hộ, hoặc người mang thai hộ không đủ điều kiện sức khoẻ để mang thai an toàn. Các bác sĩ chưa gặp trường hợp nào mà người mang thai hộ đến phút chót lại từ chối.
Theo_Dân việt
TP HCM: Các mặt hàng thiết yếu giữ giá ổn định Tại các chợ ở TP HCM, các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, rau xanh được cung cấp đầy đủ giá bán không tăng so với những ngày thường. Hôm nay (2/1), giá cả các mặt hàng thiết yếu tại TP HCM ổn định. Trong dịp Tết dương lịch này, trên địa bàn thành phố đã có hơn 9. 200 điểm bán...