Thiết bị tự lái của Nhật Bản tự tìm đường không cần GPS
Builder Taisei, một trong những tập đoàn xây dựng dân dụng lớn nhất Nhật Bản, đang tìm kiếm công nghệ tiết kiệm lao động cho đường hầm và các địa điểm xa xôi khác.
Một chiếc xe có bánh xích tự lái qua đường hầm bằng hệ thống định vị do Taisei phát triển
Theo Nikkei, Buider Taisei đã phát triển một hệ thống định vị cho các phương tiện xây dựng không dựa vào GPS hoặc dữ liệu định vị vệ tinh khác, cho phép chúng tự dẫn đường đến những địa điểm xa xôi, hẻo lánh. Công nghệ mới của Taisei sử dụng cảm biến laser để tạo bản đồ ba chiều về môi trường xung quanh. Đây được cho là công nghệ đầu tiên thuộc loại này được phát triển ở Nhật Bản. Trước đó, đã có đồng nghiệp trong ngành của Taisei tại quê nhà Tokyo tạo ra những bước đột phá cho công nghệ xe tự lái, nhưng họ dựa vào tín hiệu trên bầu trời để hướng dẫn cho các phương tiện của mình.
Hiện tại, Taisei đang tìm cách điều chỉnh hệ thống cho phù hợp với các dự án thực tế trong đường hầm và các khu vực khác mà tín hiệu GPS khó hoặc không thể tiếp cận được, nhằm giúp đối phó với tình trạng thiếu lao động xây dựng bằng cách tự động hóa nhiều máy móc hơn.
Taisei dùng bản đồ 3D định vị các chướng ngại vật cản đường xe chạy và cho phép nó lập biểu đồ các đường vòng xung quanh. Công nghệ này gần đây đã được thử nghiệm trên một chiếc xe tải có bánh xích, chạy 5 km/giờ qua đường hầm. Một khi chiếc xe được trang bị cảm biến tự di chuyển qua môi trường đơn giản như vậy một lần, nó có thể thu thập đủ dữ liệu để tự lái trong những chuyến đi sau này. Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) tự hào có phạm vi phủ sóng trên toàn thế giới, nhưng trên thực tế tín hiệu của nó có thể dễ dàng bị chặn bởi núi hoặc nhà cao tầng.
Mỹ là nước tiên phong trong công nghệ định vị khi phóng vệ tinh nguyên mẫu đầu tiên cho mạng GPS vào năm 1978. Hiện tại, Trung Quốc đi sau với hệ thống định vị vệ tinh của riêng mình gọi là Beidou. Một phân tích của Nikkei về dữ liệu từ công ty thu phát vệ tinh Trimble của Mỹ trong năm ngoái cho thấy Beidou đang đi trước GPS về tần suất quan sát 165 quốc gia.
Siêumáy tính Nhật Bản tiếp tục cho đối thủ 'ngửi khói'
Liên minh Riken-Fujitsu giúp Nhật Bản duy trì danh hiệu quốc gia sở hữu siêu máy tính nhanh nhất thế giới hai lần liên tiếp.
Siêu máy tính Fugaku
Theo bảng xếp hạng hai lần mỗi năm của tổ chức TOP500, siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu thế giới về tốc độ điện toán. Lần đầu tiên Fugaku giành danh hiệu này là vào tháng 6.
Siêu máy tính được đặt theo tên của núi Fuji, là kết quả của sự hợp tác giữa viện nghiên cứu Riken và công ty Fujitsu. Không chỉ có tốc độ nhanh nhất, Fugaku còn cho đối thủ "ngửi khói" ở 3 danh mục khác khi đo lường hiệu suất sử dụng trong công nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn. Như vậy, Fugaku là siêu máy tính đầu tiên trên thế giới thống trị 4 danh mục trong hai kỳ xếp hạng liên tiếp.
Fugaku có thể thực hiện 442 nghìn triệu triệu phép toán mỗi giây, nhanh hơn khoảng 3 lần so với siêu máy tính Summit của Mỹ. Fugaku giúp thực hiện các mô phỏng mạnh mẽ dùng trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quân sự, công nghiệp. Ông Satoshi Matsuoka, Giám đốc trung tâm khoa học điện toán Riken, tin rằng Fugaku sẽ giải quyết được nhiều vấn đề xã hội hóc búa.
Vào tháng 5, Fugaku được chuyển đến Trung tâm Khoa học điện toán của Kiren tại Kobe, cùng địa điểm đặt siêu máy tính tiền nhiệm K đã ngừng hoạt động vào mùa hè năm ngoái. K là siêu máy tính đầu tiên của thế giới thực hiện được hơn 10 nghìn triệu triệu phép toán mỗi giây. Nó đứng đầu bảng xếp hạng vào tháng 6/2011 và giữ vị trí số 1 trong một năm.
Chuyển đổi số, Nhật Bản loại bỏ sử dụng con dấu trong 99% thủ tục hành chính Để thúc đẩy số hóa trong hoạt động chính quyền, Nhật Bản đã giảm việc sử dụng con dấu đến 99% trong các thủ tục hành chính. Trong một cuộc họp báo vào thứ Sáu tuần trước, Bộ trưởng cải cách Hành chính Nhật Bản Taro Kono thông báo rằng, ông sẽ bãi bỏ gần như mọi yêu cầu cần đến con dấu...