Thiết bị theo dõi thể dục tiết lộ khả năng phục hồi của bệnh nhân COVID
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại California mới đây cho biết, các thiết bị theo dõi thể dục đeo tay như Fitbits hoặc Apple Watch có thể giúp theo dõi sự phục hồi của bệnh nhân COVID-19.
Nghiên cứu tiến hành từ cuối tháng 3 năm 2020 đến cuối tháng 1 năm 2021, bao gồm 875 người đeo Fitbit, 234 người trong số đó có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Dữ liệu từ các thiết bị đeo cho thấy, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 có các triệu chứng về hành vi và sinh lý (bao gồm nhịp tim tăng) có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc vài tháng. Các nhà nghiên cứu cho hay, các triệu chứng này kéo dài hơn ở những người bị COVID-19 so với những người mắc các bệnh hô hấp khác. Những người mắc COVID-19 trung bình mất 79 ngày để nhịp tim khi nghỉ ngơi trở lại bình thường. Trong khi đó, những người không mắc COVID-19 chỉ mất 4 ngày.
Theo TS. Robert Hirten, chuyên gia về tiêu hóa và thiết bị đeo tại Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, các thiết bị đeo này hỗ trợ giám sát bệnh nhân COVID-19 một cách chặt chẽ trong thời gian dài để đánh giá xem virus đã thực sự ảnh hưởng đến họ như thế nào?
Một số nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng, các thiết bị theo dõi thể dục đeo được có thể thu thập dữ liệu về nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, hoạt động thể chất và các thông tin sức khỏe khác. Đồng thời, các thiết bị này cũng có thể giúp phát hiện các dấu hiệu ban đầu của COVID-19.
Hiện tại có khoảng 1/5 người Mỹ sử dụng thiết bị này.
5 phút luyện tập cơ thở cũng giúp hạ huyết áp hiệu quả
Theo nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim Mỹ, thực hiện bài tập "Huấn luyện sức mạnh cơ hô hấp đề kháng cao" (IMST) 5 phút mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe mạch máu, với hiệu quả tương đương hoặc thậm chí là cao hơn khi tập aerobic hoặc dùng thuốc.
Ảnh: Sci-News.com
Ra đời vào những năm 1980, IMST được xem là biện pháp giúp những người mắc bệnh hô hấp nghiêm trọng tăng cường sức mạnh cơ hoành và các cơ hô hấp khác. Theo đó, người dùng phải tập luyện với một thiết bị cầm tay, như Power Breathe (ảnh) , giống như đang hút một ống hơi có lực hút ngược lại.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia tại ại học Arizona chọn ra 36 tình nguyện viên từ 50-79 tuổi có huyết áp tâm thu cao hơn mức bình thường (từ 120 mmHg trở lên) và chia họ thành 2 nhóm, một nửa luyện tập IMST và nửa còn lại thực hiện bài tập không có công dụng tăng cường sức mạnh cơ thở.
Sau 6 tuần, các chuyên gia nhận thấy thấy huyết áp tâm thu của nhóm tập IMST trung bình giảm 9 điểm, tương đương mức giảm thường đạt được khi đi bộ 30 phút mỗi ngày với tần suất 5 ngày/tuần hoặc tác dụng của một số phác đồ điều trị bằng thuốc. ặc biệt, lợi ích này vẫn được duy trì ngay cả khi ngừng tập luyện IMST. Nhóm tập IMST cũng thấy cải thiện 45% chức năng nội mô mạch máu cũng như tăng đáng kể nồng độ ôxít nitric - phân tử quan trọng giúp làm giãn động mạch và ngăn ngừa tích tụ mảng bám.
Trong một thử nghiệm trước đó, IMST cho thấy có hiệu quả cải thiện sức khỏe tim mạch đáng kể ở phụ nữ mãn kinh - đối tượng vốn ít nhận được nhiều lợi ích về chức năng mạch máu nhờ luyện tập aerobic giống như nam giới. "Có rất nhiều cách thay đổi lối sống có thể giúp mọi người duy trì sức khỏe tim mạch khi lớn tuổi. Song chúng mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và khó tiếp cận đối với một số người. Còn IMST có thể được thực hiện trong 5 phút tại nhà trong khi bạn xem tivi" - Tác giả chính Daniel Craighead nhận xét.
Có thể bạn đã bị rối loạn chức năng nuốt mà không biết! Trong khi đó, các rối loạn về nuốt chiếm tới 49,5% các nguyên nhân gây ra bệnh phổi mạn và ngược lại các bệnh hô hấp mạn tính làm gia tăng tỷ lệ cảm giác nghẹn và vướng ở cổ. Cơ thể người là một khối thống nhất. Động tác nuốt và thở thường phối hợp với nhau khi đảm nhận chức năng...