Thiết bị phóng xạ được cất giữ trong két sắt dưới cầu thang!
Một thiết bị chứa nguồn phóng xạ dùng đo độ chặt nền đường được tỉnh Phú Yên xin về nhưng không biết cách sử dụng, đem bảo quản sơ sài trong… két sắt.
Việc quản lý thiết bị chứa nguồn phóng xã ở Việt Nam bị đánh giá còn lỏng lẽo, chưa bảo đảm an toàn.
Chiều 16-6, ông Trần Quang Nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết vừa ký công văn yêu cầu Trung tâm Tư vấn Cầu đường Phú Yên thực hiện ngay các biện pháp che chắn, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh đối với máy đo độ chặt nền đường có chứa nguồn phóng xạ của trung tâm này. Đồng thời, yêu cầu Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Phú Yên truy tìm nguồn gốc thiết bị trên và liên hệ với Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt để lưu giữ an toàn lâu dài.
Theo ông Dương Ngọc Anh, Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Bức xạ hạt nhân thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, năm 2002, PMU1 (Bộ GTVT) nâng cấp Quốc lộ 1 qua Phú Yên. Tỉnh Phú Yên xin các thiết bị của PMU1, trong đó có thiết bị đo độ chặt nền đường có sử dụng nguồn phóng xạ, nhập từ Mỹ. Tuy nhiên, trong danh mục Bộ GTVT chỉ ghi thiết bị đo độ chặt nền đường có sử dụng phóng xạ, không có lý lịch gốc của máy là sản xuất năm nào.
Khi đưa về, Sở GTVT giao cho Trung tâm Tư vấn Cầu đường Phú Yên quản lý và sử dụng nhưng do không biết sử dụng nên thiết bị này được cất. Do biết có nguồn phóng xạ này nên Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên kiểm tra và hướng dẫn bảo quản. Sau đó, Trung tâm Tư vấn Cầu đường Phú Yên xây một kho nhỏ kẹp chì để giữ máy.
Đáng nói là khoảng 2 năm trước, Trung tâm Tư vấn Cầu đường Phú Yên chuyển địa điểm nên đem thiết bị về bỏ trong két sắt đựng tiền để dưới chân cầu thang.
Video đang HOT
Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên kiểm tra thấy bảo quản thiết bị chứ nguồn phóng xạ như thế là không đảm bảo nên đã làm việc với Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt và gửi công văn lên Cục An toàn bức xạ để nhờ hỗ trợ biện pháp bảo quản. Hiện Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt đã đồng ý lưu giữ thiết bị này.
Theo Hồng Ánh
Người lao động
Nghi vấn thiết bị phóng xạ thất lạc nằm dưới 10 mét rác
Nhân viên bãi chôn lấp chất thải rác công nghiệp Kbec Vina (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) khẳng định từng vứt "vật thể lạ" giống thiết bị phóng xạ thất lạc xuống đất và nó đang bị 10 mét rác đè lên.
Cục trưởng Vương Hữu Tấn (bên phải) dẫn đầu đoàn tìm kiếm tại bãi rác được cho từng xuất hiện thiết bị chứa phóng xã. Ảnh: Hoàng Trường
Chiều 7/4, Đoàn công tác của Bộ Khoa học - Công nghệ cùng Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến bãi chôn lấp chất thải rác công nghiệp Kbec Vina (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) để làm việc với nhân viên Trần Văn Toàn - người báo tin từng thấy vật thể giống thiết bị phóng xạ mà cơ quan chức năng đang tìm kiếm.
Theo anh Toàn, khoảng 7 tháng trước, một số công nhân bãi rác phát hiện một khối sắt lạ nằm lẫn trong đống rác chuẩn bị xử lý. "Nó giống ruột bình thủy. Phần đầu bằng, trên thân có hình tam giác màu vàng, đặc biệt có một kíp nổ và khóa như quả lựu đạn", anh Toàn miêu tả.
Vụ việc sau đó được báo với công an xã Tóc Tiên nhưng nơi đây xác định không phải là bom đạn hay vật nguy hiểm nên anh Toàn ném "vật thể lạ" vào bãi chôn lấp. "Tôi nghĩ nó đúng là thiết bị chứa phóng xạ mà các cơ quan chức năng đang tìm. Từ ngày ném nó xuống đến nay, lượng rác lấp lên ước tính 10 mét", anh Toàn nói.
Anh Toàn khẳng định vật thể anh từng nhìn thấy giống với thiết bị chứa phóng xạ mà cơ quan chức năng đang tìm kiểm. Ảnh: Hoàng Trường
Ngoài bãi Kbec Vina, trong ngày, đoàn tìm kiếm cũng tới các bãi chôn lấp rác và cơ sở nấu chì trong khu vực huyện Tân Thành, song không có tín hiệu của thiết bị chứa phóng xạ bị thất lạc.
Trao đổi với VnExpress, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng An toàn Bức xạ và Hạt nhân của Bộ Khoa học - Công nghệ cho biết, trước thông tin anh Toàn cung cấp, có thể phải tổ chức đào xới bãi rác Kbec Vina để dò tìm xem có hay không thiết bị phóng xạ bị thất lạc. Bởi nếu bị chôn vùi ở độ sâu khoảng 10 mét thì thiết bị dò tìm không thể phát hiện.
"Đối với thiết bị phóng xạ này, khó có tác động như va đập hoặc hơi nóng gây ra hư hỏng. Sẽ không có trường hợp rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài vì chất phóng xạ đã được cô đặc như một lõi sắt bằng chiếc nan xe máy", ông Tấn nói.
Ngoài việc tổng lực tìm kiếm, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng làm rõ một số nghi vấn xung quanh việc thất lạc thiết bị này tại công ty chủ quản. "Quan điểm của chúng tôi là phải áp dụng mọi biện pháp để nhanh chóng thu hồi thiết phóng xạ, tránh gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tiến trình đến đâu cũng còn phải phụ thuộc phía cơ quan điều tra", ông Tấn cho hay.
Thiết bị phóng xạ thất lạc cùng loại với thiết bị này. Ảnh: Xuân Mai
Trước đó, khoảng giưa thang 3, khi ban giao tai san do thay đôi nhân sư phu trach an toan bưc xa, nhà máy thép Pomina 3 (KCN Phu My I, huyên Tân Thanh)phat hiên môt nguôn phong xa dung đê đo mưc thep Co-60 (nguôn phong xa thuôc nhom 4) bi thât lac.
Hôm qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức cuộc họp khẩn, yêu cầu truy tìm thiết bị chứa nguồn phóng xạ Co-60. Lực lượng chức năng chia thành bốn nhóm tìm trong khuôn viên nhà máy và những địa điểm nghi vấn tại khu dân cư, kể cả các điểm thu mua phế liệu nhưng chưa có kết quả.
Hoàng Trường - Xuân Mai
Theo VNE
Vũng Tàu truy tìm khẩn cấp thiết bị phóng xạ thất lạc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng 6/4 phải tổ chức cuộc họp khẩn với các ban ngành sau khi nhận thông tin Nha may thep Pomina 3 bị thât lac nguôn phong xa. Theo Pomina 3 (KCN Phu My I, huyên Tân Thanh), nha may co năm nguôn phong xa lăp đăt trên dây chuyên san xuât. Khoảng giưa thang 3,...