Thiết bị lấy nước theo kiểu “bọ cánh cứng”
Rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên toàn cầu đã được đưa ra, nhằm cố gắng đem lại nguồn nước sạch cho những người dân ở những nơi khô cằn, hoang mạc, hải đảo… Trong số đó đáng chú ý có công trình nghiên cứu về thiết bị thu nước từ không khí của các nhà khoa học từ Đại học Akron, bang Ohio (Mỹ).
Thiết bị này mỗi giờ có thể thu được khoảng 38 lít nước sạch, đủ tiêu chuẩn để uống ngay và có thể lấy nguồn nước này ở những nơi thậm chí là không khí loãng, năng nóng như sa mạc và hoang mạc.
Thiết bị trông như một chiếc balo xinh xắn
Lấy nước theo kiểu “bọ cánh cứng”
Trong điều kiện thường, nước bay hơi trong không khí (gọi là độ ẩm). Những vùng khí hậu nhiệt đới thường có độ ẩm cao nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu gom nước. Tuy nhiên ở những nơi có khí hậu khô nóng việc này khó khăn hơn. Do đó, GS.TS Josh Wong – chuyên gia về cơ khí và polymer tại Đại học Akron, cùng các cộng sự đã tìm cách phát triển thiết bị có thể thu nước từ không khí ở cả những nơi có không khí loãng và khô cằn nhất.
Ý tưởng để phát minh ra thiết bị này của các nhà khoa học đến từ những con bọ cánh cứng và kinh nghiệm lấy nước của người xưa. “Không khí là một trong những nguồn nước dồi dào nhất mà chúng ta đang có. Hãy coi những bản tin dự báo thời tiết tại những nơi bạn đang sinh sống hoặc cơn bão tấn công vào Hawaii. Chúng ta vẫn chưa có khả năng khai thác được nó”, GS.TS Wong nói.
Về lịch sử, GS.TS Josh Wong cho biết, từ xa xưa, cộng đồng cư dân bản địa là người Inca sống trên dãy núi Andes đã sử dụng các kỹ thuật để lấy nước từ thiên nhiên bằng cách thức rất giản đơn. Họ đào những cái hố và sau mỗi đêm thu hoạch những giọt sương trút vào các túi, bình.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ý tưởng lấy nước theo kiểu “bọ cánh cứng” cũng được các nhà khoa học triển khai. Theo dẫn giải khoa học, loài bọ cánh cứng Namib Desert (một loài bọ hung sống trên những hoang mạc khô cằn trên thế giới) thường leo lên điểm cao nhất, có thể là một đụn cát rồi hướng bụng về phía ngọn gió. Gió thổi từ đại dương mang theo hơi nước, ngưng tụ lại cơ thể chúng. Và từ những rãnh nhỏ đặc biệt trên cơ thể chúng sẽ dẫn nguồn nước này đưa đến tận miệng khiến loài bọ này không bao giờ khát nước.
Thu hoạch cả ở cấp độ nano
Là một chuyên gia về polymer, GS.TS Josh Wong cùng với đồng nghiệp đã rất cố gắng tạo ra phiên bản thu nhỏ của thiết bị thu nước từ không khí này bằng cách sử dụng các sợi polymer sản xuất theo quy trình quay điện hóa. Đó là kỹ thuật kéo sợi từ dung dịch polymer hoặc sợi polymer nóng chảy bằng lực tính điện. Từ đó cho chúng ta các sợi
polymer siêu mảnh, với chiều ngang chỉ khoảng vài chục nanomet, điều này đồng nghĩa với việc một diện tích khổng lồ có thể được thu hẹp lại bằng một không gian rất nhỏ. Sau quá trình này, các sợi polymer có kích thước nano này sẽ trở thành một công cụ vô cùng hiệu quả trong việc thu thập nước từ không khí.
Ngoài ra, thiết bị thu hoạch nước này của các nhà khoa học Đại học Akron còn chạy bằng pin Lithium-Ion, nên còn có khả năng lọc nước, tiêu diệt bất kỳ loại vi trùng, vi khuẩn nào có trong hơi nước. Vì vậy có thể uống nước trực tiếp sau khi thu hoạch. Để dễ hiểu hơn, GS.TA Josh Wong đã lấy ví dụ khi chúng ta đang đeo kính ở ngoài trời nóng rồi bước vào phòng có điều hòa nhiệt độ, khi đó kính sẽ bị hơi sương bám vào, hơi sương đó chính là kết tinh của những hạt nước có kích thước nano tích tụ lại.
Với ưu điểm nhỏ, gọn, rẻ tiền, trông như một chiếc balo xinh xinh, GS.TS Josh Wong cùng các đồng nghiệp hy vọng rằng thiết bị này hấp dẫn nhiều Mạnh Thường Quân đầu tư để phát triển quy mô rộng rãi trên toàn cầu giúp người dân nghèo có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn nước sạch. “Rất nhiều người sẽ phải chịu cảnh thiếu nước sạch trên toàn thế giới trong những năm tới. Chúng tôi hy vọng, thiết bị của chúng tôi đang phát triển sẽ là giải pháp cho vấn đề này. Mọi người đều sẽ được sử dụng nước sạch. Chứ không phải 0,1% như hiện nay”. GS.TS Josh Wong nhấn mạnh.
Theo ANTD
Hộp sọ không răng và cái chết đau đớn của bà mẹ đơn thân yêu nhầm sát nhân
Để cảnh sát không thể xác định danh tính nạn nhân, hung thủ đã loại bỏ hết răng rồi ném phần thi thể cô xuống hồ.
Các chuyên gia cho biết, con người có thể thay đổi họ tên, thay đổi màu tóc, màu mắt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ một số đặc điểm nhận dạng khác. Tuy nhiên, có duy nhất một thứ không thể thay đổi được, đó chính là mẫu ADN của họ. Đó là lý do vô số sự thật tưởng chừng không bao giờ có thể làm sáng tỏ nhưng cuối cùng cũng đã được giải quyết. Loạt bài "Bi kịch sau tờ giấy xét nghiệm ADN" sẽ phần nào hé lộ những câu chuyện kỳ lạ ấy.
Tina Elaine Mott và con trai.
Vụ án
Một ngày đầu tháng 8/1996, hai cậu bé rủ nhau tới khu vực hồ Linden thuộc thành phố Hamilton (bang Ohio, Mỹ) để câu cá. Vừa thả lưỡi câu xuống nước, nó đã vô tình mắc phải vật gì đó khá nặng. Nhẹ nhàng kéo lên bờ, hai cậu bé bàng hoàng phát hiện đó là một hộp sọ người.
Cảnh sát lập tức có mặt phong tỏa hiện trường. Hộp sọ không còn chiếc răng nào nhưng các chuyên gia pháp y vẫn thấy vài mô mềm cho thấy nạn nhân mới chỉ qua đời từ vài tuần trước. Sau khi phân tích hộp sọ, họ kết luận đây là một phụ nữ da trắng dưới 35 tuổi. Một vết cắt sâu trên đỉnh hộp sọ cho thấy ai đó đã chém dao hoặc một vật dài, sắc vào đầu nạn nhân. Hàng chục vết cắt, rạn, lõm khác chứng tỏ hộp sọ hứng chịu lực cắt, đập của nhiều công cụ. Ngoài ra, một chân răng gãy, chứng tỏ hung thủ cố ý loại bỏ hết răng ra khỏi hàm để không ai có thể xác định danh tính nạn nhân.
Từ những thông tin này, cảnh sát đặt ra nghi vấn đây là nạn nhân của một vụ án mạng man rợ. Rất nhiều người và phương tiện được điều động để tìm kiếm những bộ phận cơ thể khác trong hồ nhưng không có kết quả.
Tiến hành rà soát danh sách những người mất tích trên địa bàn trong vài tháng qua, cảnh sát đã lọc ra được 4 người. Trong đó, đáng nghi nhất là Tina Elaine Mott, 21 tuổi. Cô mất tích khoảng 2 tháng trước khi phát hiện hộp sọ.
Tina Elaine Mott là mẹ đơn thân và có con trai mới 18 tháng tuổi. Mẹ con cô hiện đang sống cùng bạn trai là Timothy Allen Bradford, 24 tuổi. Khi cảnh sát thẩm vấn, Tim Bradford nói Tina trở về New York để thăm người thân vài ngày và để lại con trai cho anh chăm sóc. Tuy nhiên, sau đó anh không thể liên lạc được với cô nên đã trình báo cảnh sát.
Gã đàn ông có tính cách hung bạo
Timothy Allen Bradford đã giết hại dã man bạn gái sau một cuộc cãi vã.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy Tina không hề tới New York. Lấy lời khai tại đồn cảnh sát, mẹ của Timothy Allen Bradford tiết lộ rằng lâu nay, bà rất sợ tính khí hung dữ của con trai mình đồng thời khẳng định Tina không bao giờ muốn xa con, cho dù cô về New York để thăm người thân.
Cảnh sát sau đó phát hiện Timothy là kẻ nghiện ma túy và đã rút tiền từ một máy ATM bằng thẻ của Tina Elaine Mott sau khi cô mất tích. Tiến hành khám nhà của Timothy, họ cũng phát hiện bộ dao bếp gồm 19 chiếc với các lưỡi cỡ nhỏ, vừa và lớn. Khi cảnh sát phun luminol (chất phát quang khi tương tác với máu ngay cả khi máu được lau sạch) trong nhà, họ tìm thấy nhiều máu trên tấm thảm ở phòng khách và sàn buồng tắm. Máu cũng xuất hiện ở khe giữa sàn và bồn tắm.
Ngoài ra, hung thủ nhổ hết rang của nạn nhân nhưng lại quên mất hai chiếc răng khôn trong hàm trên của hộp sọ. Nhóm chuyên gia sau đó đã lấy mô trong 2 răng khôn và các vết máu để xét nghiệm ADN và so sánh với mẫu máu của con trai Tina. Kết quả cho thấy chúng trùng khớp. Như vậy, hộp sọ và các vết máu đều là của Tina.
Ngoài ra, nhóm điều tra phát hiện protein của người trên một con dao dài trong bộ dao 19 chiếc trong nhà của Timothy Bradford và Tina Elaine Mott. Với những chứng cứ như thế, cảnh sát thẩm vấn Tim thêm một lần nữa. Cuối cùng thanh niên 24 tuổi thú nhận anh ta giết Tina trong một cuộc cãi vã vào tối 4/6/1996 rồi phân xác cô bằng 8 con dao.
Tim khai anh ta ném hộp sọ người yêu xuống hồ Linden, phần thi thể còn lại được chôn trong một khu đất hoang vu. Mặc dù phạm tội giết người man rợ, Timothy Bradford chỉ nhận mức án 25 năm tù do hợp tác với cảnh sát trong quá trình điều tra. Bị cáo không giải thích lý do anh ta giết Tina Elaine Mott, chỉ liên tục khẳng định rằng vẫn rất yêu cô.
Theo Danviet
Trump bị chế giễu vì tô nhầm màu quốc kỳ Mỹ Tổng thống Mỹ tô màu xanh dương cho một sọc ngang trên quốc kỳ, nhưng trên thực tế cờ Mỹ chỉ có sọc đỏ và trắng. Tổng thống Mỹ Donald Trump tô màu quốc kỳ cùng trẻ em tại một bệnh viện ở bang Ohio hôm 24/8. Ảnh: Twitter. Trong chuyến thăm các trẻ em tại một bệnh viện ở bang Ohio cùng...