Thiết bị hồng ngoại phát hiện muỗi nhiễm virus Zika
Phương pháp này phát hiện virus Zika có trong muỗi, góp phần ngăn chặn bệnh lây lan trước khi nó kịp phát tán.
Theo MX, tiến sĩ Maggy Sikulu-Lord, đại học Queensland, Australia và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và sử dụng ánh sáng hồng ngoại để phát hiện virus Zika trong muỗi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.
Thiết bị giúp phát hiện muỗi nhiễm virus Zika trong vòng 10 giây. Ảnh: MX
“Chúng tôi sử dụng thiết bị quang phổ ánh sáng cận hồng ngoại, phân tích cách ánh sáng bị hấp thụ và phản hồi lại ở muỗi mang mầm bệnh trong 10 giây. Tia hồng ngoại này nhanh gấp 18 lần và rẻ hơn 110 lần so với tiêu chuẩn tốn kém và đắt tiền hiện nay”, bà Maggy nói.
Nhóm nghiên cứu cho biết phương pháp này cũng có khả năng phát hiện một số bệnh. Họ hy vọng các cơ quan y tế có thể sử dụng nó để ngăn chặn bùng phát dịch sốt xuất huyết và sốt rét trước khi mầm bệnh phát tán.
Tỷ lệ chính xác của công nghệ tia hồng ngoại gần 99%. Ảnh: MX
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Fiocruz, Rio de Janeiro, Brazil đã chứng minh được tỷ lệ chính xác của công nghệ này khoảng 94-99%.
Tiến sĩ Maggy mong muốn phương pháp này sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới thông qua để ứng dụng giám sát tại các quốc gia có nhiều muỗi mang mầm bệnh. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu phát triển thêm các máy quang phổ cầm tay để quét muỗi trong nhiều khu vực, tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Lễ phát động phòng chống sốt xuất huyết và virus Zika tại Hà Nội
Hoạt động diệt muỗi ngay từ đầu mùa mưa được chủ động thực hiện đồng loạt trên 18 phường của quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện ra quân chiến dịch "Vì cộng đồng không còn dịch sốt xuất huyết và virus Zika" diễn ra tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm cuối tháng 3 vừa qua. Sau Hà Nội, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) và nhãn hàng Remos sẽ mở rộng chiến dịch trên 11 tỉnh thành, trọng tâm là 3 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ.
Đại diện 18 phường cam kết cùng chung tay phòng ngừa sốt xuất huyết, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai trong lễ ra quân. Các tình nguyện viên tích cực dọn dẹp khu vực sống, phát quang bụi rậm, thu gom rác thải. Trong khi đó, đội ngũ nhân viên y tế thực hiện phun thuốc diệt muỗi và lăng quăng trên diện rộng.
Chương trình còn phát tờ rơi tư vấn cách phòng, trị sốt xuất huyết và virus Zika của cơ quan y tế. Để nâng cao hiệu quả ngừa muỗi cắn, nhãn hàng Remos đã tặng miễn phí và tư vấn sử dụng hơn 500.000 mẫu thử sản phẩm chống muỗi tại các nhà thuốc trên cả nước.Nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai trong lễ ra quân. Các tình nguyện viên tích cực dọn dẹp khu vực sống, phát quang bụi rậm, thu gom rác thải. Trong khi đó, đội ngũ nhân viên y tế thực hiện phun thuốc diệt muỗi và lăng quăng trên diện rộng.
Tình nguyện viên dọn dẹp khu vực sống, phát quang bụi rậm, thu gom rác thải.
Tại lễ ra quân, bác sĩ Trịnh Thị Thu Hà - Trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cảnh báo: "Muỗi là tác nhân truyền bệnh sốt rét, viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết.
Người dân đã biết đến dịch sốt xuất huyết từ nhiều năm trước, tuy nhiên chưa có kiến thức và hành động phòng chống dịch hiệu quả.
Phun thuốc diệt muỗi và lăng quăng trên diện rộng.
Bác sĩ Hà lưu ý, trẻ em chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân, nên các bậc phụ huynh cần chủ
động phòng chống cho bé bằng những cách dưới đây:
- Tránh mặc quần áo tối màu; nên mặc áo dài tay quần dài, đi giày và đội mũ khi ở ngoài trời.
- Mắc màn khi ngủ.
- Vệ sinh khu vực sống, không để nước tụ đọng trong các bể, lu chứa...
- Hạn chế cho bé chơi ở các khu vực ẩm thấp
- Trồng các loại cây xua muỗi quanh nhà như bạc hà, oải hương, sả chanh...
- Sử dụng sản phẩm xịt hay thoa chống muỗi có chứa 15% Diethyltoluamide lên các vùng da lộ ra ngoài mỗi ngày; đặc biệt là khi sinh hoạt ở khu vực nhiều muỗi, đi du lịch, cắm trại... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), hoạt chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ 10-30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (8-10 tiếng), an toàn cho sức khỏe.
An San
Theo Dân trí
Bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở Đồng Nai Những năm qua, Đồng Nai luôn là điểm nóng của cả nước về bệnh sốt xuất huyết. Trong 9 tháng của năm 2018, sốt xuất huyêt tiếp tục bùng phát tại địa phương này với hàng ngàn ca mắc, 2 trường hợp đã tử vong. Hiện đang là cao điểm của mùa mưa, trong khi địa phương này có hàng trăm ngàn công...