Thiết bị cảm biến nhịp tim có thể được tích hợp trên ôtô
Nhằm cảnh báo và giúp hạn chế tai nạn xảy ra khi đang lái xe, các nhà nghiên cứu đang có ý tưởng tích hợp cảm biến đo nhịp tim vào ghế lái.
Thực tế chúng ta thấy rằng, hàng ngày trên thế giới có rất nhiều tai nạn ôtô xảy ra, trong đó có nguyên nhân là do tài xế buồn ngủ trong khi điều khiển xe, mất tập trung hoặc những người có tiền sử bị bệnh đau tim đột ngột có thể dẫn đến tai nạn.
Từ những nguyên nhân nêu trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra sáng kiến lắp ráp thiết bị cảm biến theo dõi nhịp tim của tài xế vào trong ghế lái, có chức năng có thể phát hiện những thay đổi về sức khỏe của người lái xe ngay cả những dao động nhỏ nhất hoặc bất thường và phát ra cảnh báo.
Cảm biến nhịp tim có thể hữu ích trong xe hơi.
Video đang HOT
Dự án này là sản phẩm trí tuệ tập thể của toàn bộ đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham Trent, phối hợp với Plessey, một công ty địa phương tại Vương quốc Anh chuyên về cung cấp cảm biến điện rung.
Để tạo ra được sản phẩm công nghệ hữu ích trên, hai giáo sư hàng đầu Tilak Dias và William Hurley của nhóm các nhà nghiên cứu đã đặt ra mục tiêu tạo ra một loại vải đặc biệt có thể tích hợp các cảm biến cần thiết, để người lái không cảm thấy khó chịu khi tựa lưng vào ghế.
Các nhà nghiên cứu đang hoàn thiện các bản vẽ và bắt đầu bước vào giai đoạn tạo mẫu. Hy vọng, sản phẩm công nghệ tiên tiến sẽ thành công và sớm được đưa vào sử dụng.
Xuân Lộc (TTTĐ)
An toàn cho hàng ghế sau Vấn đề cấp bách
Vấn đề về an toàn cho hành khách ngồi ghế sau trong ôtô trước giờ ít được quan tâm. Nhưng sự hoàn thiện về công nghệ đã đánh thức các nhà sản xuất. Vì thế công nghệ an toàn cho ghế sau hiện nay đang khá "nóng".
Theo thống kê của Trung tâm quốc gia về thống kê y tế của Mỹ (cdc.gov), trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và chấn thương thì các tại nạn bất ngờ trong xe ôtô là nguyên nhân chính gây chấn thương hoặc tử vong cho những người trẻ tuổi. Năm 2010, theo những số liệu thống kê mới nhất, đối với trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 4 thì các tai nạn không có chủ đích là nguyên nhân xếp thứ 2 gây ra tử vong. Với các lứa tuổi khác như từ 5 đến 9, 10 đến 14 va 15 đến 24 thì đây còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Có thể đây không phải là nguyên nhân gây ra toàn bộ các trường hợp tử vong trong xe ôtô, nhưng nó chiếm đa số.
Sự quan tâm đến an toàn của hành khách ở ghế sau vẫn khá sơ sài và thiếu sót.
An toàn cho người lái và người ngồi ghế hành khách phía trước đã được các nhà sản xuất quan tâm trong nhiều năm qua. Các công nghệ tiến tiến như túi khí hay hệ thống giám sát khi đầu va vào vô lăng đang được triển khai. Nhưng sự quan tâm đến an toàn của hành khách ở ghế sau vẫn khá sơ sài và thiếu sót. Theo ông Steven J. Peterson, giám đốc kỹ thuật khu vực Bắc Mỹ của hệ thống toàn cầu TRW Automotive Occupant Safety Systems (trw.com) cho biết trẻ em dưới 12 là người thường xuyên ngồi ở khu vực ghế sau. Các đối tượng như trẻ em và người rất cao tuổi là những đối tượng rất điển hình hay được xếp ngồi phía sau và dễ đối mặt với rủi ro. Đáng lẽ ra họ phải là các đối tượng phải được quan tâm trước tiên vì khả năng sinh tồn trong các tai nạn của họ là yếu nhất.
Vậy những công nghệ mà các nhà sản xuất cung cấp để bảo đảm an toàn cho hành khách ở ghế sau là gì? Chỉ là một chiếc dây an toàn, trong khi đó ghế của trẻ em thường là các ghế nâng được lắp thêm bởi phụ huynh. Theo kết quả một cuộc điều tra của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hệ thống dây an toàn cho trẻ em thường được sử dụng không chính xác. Trong số 3.500 xe tham gia khảo sát thì có đến 72% là lắp các ghế ngồi đặc biệt cho trẻ, điều này làm tăng nguy cơ bị thương của trẻ em khi có tai nạn xảy ra. Cuộc điều tra này cũng đã xét đến khả năng người ngồi ở hàng ghế sau không chỉ là trẻ em. Nhưng có một thực tế là việc sử dụng dây an toàn là rất được quan tâm và để ý khi ngồi ở ghế trước, còn ghế sau hành khách ít khi tự giác sử dụng.
Theo Hiệp hội an toàn xa lộ Mỹ (ghsa.org), có 16 tiểu bang đã ban bố luật dành cho dây an toàn phụ, nghĩa là bạn không được phép điều khiển xe nếu tất cả các hành khách chưa thắt dây an toàn. Nhưng ngay cả trong những tiểu bang này, sự tuân thủ về dây an toàn cho ghế sau cũng không được chấp hành cẩn thận. Theo CDC, thì luật sử dụng dây an toàn được áp dụng trong 88% các tiểu bang sử dụng luật cơ sở và 79% đối với các tiểu bang sử dụng luật thứ cấp, có nghĩa chúng vô cùng phổ biến. Nhưng pháp luật chỉ có yêu cầu cụ thể giành cho ghế trước (ví dụ ở Michigan, đây là nơi sử dụng pháp luật cơ sở và nó chỉ qui định dây an toàn cho ghế trước).
Các chuyên gia kỹ thuật chỉ ra rằng, các dây an toàn của ghế sau không thể giống với các dây an toàn ở ghế trước. Chúng phải được thiết kế làm sao để phù hợp với 2 đối tượng người già và trẻ nhỏ. Ví dụ vấn đề bảo vệ phần đầu cho trẻ em là rất quan trọng. Còn đối với người già, độ thít vào ngực của dây an toàn phải không quá lớn, vì xương của người già có xu hướng giòn.
Còn về túi khí, việc thiết kế thiết bị này cho ghế sau cũng không đơn giản như ghế trước. Ở ghế trước, các vị trí đặt túi khí là cố định, còn ghế sau đối tượng hành khách khá phong phú, vì thế cần lắp đặt thêm các cảm biến để túi khí được sử dụng hiệu quả nhất.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, các công nghệ mới về dây an toàn và túi khí cho ghế sau sẽ được triển khai tại thị trường chây Âu vào năm 2015. Có lẽ vì mọi người đã nhận ra tầm quan trọng của sự an toàn dành cho ghế sau nên các công nghệ sẽ được mở rộng nghiên cứu và sử dụng tăng cường.
Phan Liên (TTTĐ)
Những mẫu ô tô mới an toàn nhất thế giới Lincoln MKZ 2014, Ford Fusion, Mazda 3... là những mẫu xe được đánh giá cao về mức độ an toàn tại Mỹ - thị trường khắt khe nhất thế giới. Chevrolet Malibu 2014 Tại thị trường Mỹ, Malibu 2014 là một trong những mẫu xe được đánh giá cao về độ an toàn của Chevrolet. Mẫu sedan này được trang bị động cơ...