Thierry Henry và vụ bê bối ‘bàn tay của Quỷ’
Khác với “bàn tay của Chúa” mà Diego Maradona làm năm xưa giúp Argentina vô địch World Cup. Với các CĐV Ireland, pha bóng của Henry chẳng khác gì “bàn tay của Quỷ”.
Hơn một thập niên đã trôi qua kể từ pha chơi bóng bằng tay của Henry, pha chơi bóng tước đi giấc mơ World Cup của những người hâm mộ tuyển Ireland. Với những cầu thủ đã xuất hiện trong trận đấu định mệnh ấy, đó là những giây phút họ không thể nào quên.
Henry và tuyển Pháp từng tạo ra một trong những scandal lớn của bóng đá. Ảnh: Getty.
Bàn tay của Quỷ
Ngày 18/11/2009, Pháp gặp Ireland trong trận đấu play-off tranh vé World Cup 2010 khu vực châu Âu. Ireland chơi ngoan cường và cầm chân đến hiệp phụ.
Đến phút thứ 13 của thời gian đá bù, trung vệ William Gallas đánh đầu tung lưới Ireland sau đường chuyền ngang của Thierry Henry. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu pha quay chậm sau đó cho thấy, Henry đã dùng tay khống chế bóng trước khi chuyền cho đồng đội ghi bàn.
Tình huống đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới của Henry
Một tháng trước, HLV Giovanni Trapattoni các học trò nhận phải lá thăm xui xẻo nhất trên hành trình thực hiện giấc mơ World Cup của dân tộc Ireland. Họ gặp nhà á quân Pháp ở loạt đấu play-off. Đó là đội bóng gồm Thierry Henry, Nicolas Anelka, Eric Abidal, Florent Malouda, Karim Benzema, Patrice Evra hay William Gallas.
Thế nhưng, Pháp của năm 2009 không phải là đội bóng của mùa hè vài năm trước trên đất Đức. Họ thi đấu kém thuyết phục ở vòng loại. Tính cách đồng bóng của HLV Raymond Domenech biến “Les Bleus” trở thành tập thể tầm thường kể từ khi Zinedine Zidane giải nghệ. Nó cũng phản ánh giai đoạn khủng hoảng thế hệ của bóng đá Pháp.
Tuy nhiên, ít ai nghĩ Pháp sẽ gặp nhiều khó khăn đến như vậy trước Ireland. Trong lịch sử của mình, Ireland chỉ mới 3 lần dự World Cup.
Nhiều người Pháp đã gọi pha chơi bóng của Henry là “bàn tay của Chúa” như một cách so sánh với pha bóng Diego Maradona giúp Argentina vô địch World Cup 1986. Pha bóng ấy xấu xí, nhưng đến cuối cùng nó vẫn giúp người Pháp thoát khỏi ác mộng không dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Với những người Ireland, họ gọi pha chơi bóng của Henry là “bàn tay của Quỷ”, pha bóng xấu xí đã hủy hoại giấc mơ World Cup của cả một dân tộc.
Bóng đá châu Âu từng coi hành động của Henry là nỗi xấu hổ. Ảnh: Getty.
Hủy hoại giấc mơ
Video đang HOT
Shay Given, người gác đền của tuyển Ireland năm đó, nhớ lại: “Tôi không muốn nói đó là sự gian lận thông thường, nó còn hơn cả thế nữa, chúng tôi đã bị hủy hoại bởi sự sai trái đó”.
20 phút sau pha bóng của Henry, tuyển Pháp chính thức dự World Cup 2010 trên đất Nam Phi. Mọi chuyện không dừng lại ở đó, tình huống khống chế bóng bằng tay đã tạo ra vết nhơ trong sự nghiệp lẫy lừng của cựu tiền đạo Arsenal, thanh danh của bóng đá Pháp bị vấy bẩn.
Người Pháp không phải là Argentina, Henry không phải là Maradona, và “Gà trống Gaulois” cũng không vô địch World Cup nhờ sự xấu xí đó.
Tạp chí TIME sau đó bầu chọn hành động của Henry là một trong 10 vụ gian lận lớn nhất trong thể thao. Khi trọng tài nổi hồi còi kết thúc trận đấu, Henry quay sang phân trần với hậu vệ Richard Dunne của Ireland. Anh bảo mình đã dùng tay chơi bóng.
Và điều khiến người Ireland thêm phẫn nộ là câu nói sau đó của đội trưởng đội tuyển Pháp: “Đó là một pha chơi bóng bằng tay, nhưng tôi không phải trọng tài. Bóng nảy lên rồi chạm tay tôi. Theo lẽ thường tôi phải tiếp tục thi đấu khi trọng tài không thổi phạt”.
Với tư cách cầu thủ chuyên nghiệp, Given phải bước tiếp. Tuy nhiên, sự uất ức sau trận đấu đó sẽ theo đuổi cựu thủ môn Man City đến suốt phần đời còn lại. “Mỗi khi bạn nghĩ về quá khứ, nghĩ về việc bạn đã lỡ cơ hội chơi ở một kỳ World Cup, không dễ dàng gì”, anh thổ lộ.
“Dĩ nhiên chúng tôi phải ghi bàn sau đó để giành chiến thắng, hoặc chí ít cũng kéo trận đấu đến loạt luân lưu. Nhưng khi bạn thua cuộc bởi sự bất công, bạn nhìn vào ánh mắt thất vọng của người hâm mộ, rất khó để vượt qua”, Given nói tiếp.
Vài ngày sau trận đấu đó, hơn 500.000 người dân Ireland đã ký vào lá đơn trên Internet đề nghị FIFA tổ chức trận đấu lại. Các CĐV Ireland giận dữ, gây sức ép buộc Liên đoàn Bóng đá Ireland (FAI) và chính phủ phải can thiệp, lấy lại sự công bằng.
Nhiều người hâm mộ Ireland thậm chí dọa giết Henry, dù không ít trong số đó là fan hâm mộ Arsenal. Với họ, giấc mơ World Cup của một dân tộc lớn hơn tất thảy. Cựu chủ tịch FIFA, Sepp Blatter, kể lại với FourFourTwo rằng Henry đã muốn giải nghệ sau khi gia đình bị đe dọa.
“Khi tôi thấy Messi dùng tay ghi bàn vào lưới Espanyol cho Barca, họ bảo cậu ấy là thiên tài, người là truyền nhân của Maradona. Nhưng khi đó là tôi, lại bị đối xử như đã giết một ai đó”, Henry kể lại.
Tuy nhiên, văn hóa bóng đá châu Âu không giống với bóng đá Nam Mỹ, và trong con mắt của không ít người dân lục địa già, chân sút người Pháp là “kẻ gian lận” và đã phỉ nhổ vào những giá trị cao đẹp nhất của bóng đá.
Chủ tịch FIFA Blatter từng bị chỉ trích sau vụ bồi thường 5 triệu USD cho LĐBĐ Ireland. Ảnh: Getty.
Cuối năm đó, Thủ tướng Ireland Brian Cowen kêu gọi FIFA tổ chức một trận đá lại.
Ông đem chuyện này trao đổi với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy khi 2 người có mặt ở hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ). Đáp lại, Sarkozy lúng túng: “Xin lỗi nhưng tôi không phải trọng tài”.
FAI gửi đơn đến FIFA yêu cầu được tổ chức một trận đấu lại. Cơ quan quyền lực của bóng đá thế giới khước từ đề nghị đó, dù cá nhân Henry tuyên bố việc tổ chức một trận đá lại là phương án hợp lý nhất.
Vài tuần sau, Ireland cử nhiều quan chức cấp cao đến Thụy Sĩ để gặp FIFA. Ông Blatter sau đó kể lại phái đoàn của Ireland đã đề nghị cho họ tham dự World Cup 2010 với tư cách đội thứ 33. “Họ rất khiêm tốn và hỏi tôi liệu Ireland có thể trở thành đội thứ 33 tại World Cup. Họ thật sự đã yêu cầu điều đó”, Blatter nói.
Chủ tịch FAI John Delaney lại kể câu chuyện khác: “Chúng tôi cảm thấy cần kiện FIFA vì 2 lý do. Một, trận đấu bất công. Hai, thái độ chế nhạo chúng tôi sau đó”.
“Khi Blatter gặp vợ tôi, ông ta khựng lại 7-8 giây gì đó và nói, tôi duyệt cô bạn gái mới của anh rồi đấy”, Delaney nói tiếp.
FAI dọa kiện FIFA ra tòa và để tránh rắc rối, Sepp Blatter quyết định cho FAI vay 5 triệu USD để sửa sân vận động Aviva ở Dublin. “Đã có vài thỏa thuận được đặt ra và chúng tôi quyết định đồng ý. Điều đó tốt cho FAI”, Delaney kết luận.
Khoản vay nói trên chỉ được phía Ireland thanh toán nếu họ đoạt vé dự World Cup 2014. Bằng không, FIFA sẽ xem đó như là khoản viện trợ không hoàn lại cho một LĐBĐ thành viên.
Sân Aviva được sửa xong vào năm 2010, và ĐTQG Ireland cũng không dự thêm kỳ World Cup nào từ đó đến nữa. Scandal chơi bóng bằng tay của Henry và những cuộc thỏa thuận, đổi chác sau đó của giới chóp bu đã phơi bày nhiều vấn đề của bóng đá thế giới.
“Tôi không chắc liệu trên đời này có tồn tại cái gì gọi là nghiệp hay không, nhưng vài người nói nó thi thoảng xảy ra”, Given nói. Henry giã từ tuyển Pháp sau World Cup 2010, giải đấu được đánh giá là đáng xấu hổ nhất trong lịch sử nền bóng đá nước này. Người hùng một thời của tuyển Pháp bị cô lập, đội bóng áo lam khiến người hâm mộ phẫn nộ khi nội bộ đội bóng xảy ra mâu thuẫn và ĐTQG bị loại từ vòng bảng.
Về phần Blatter, ông bị mất chức chủ tịch FIFA sau bê bối tham nhũng lớn nhất lịch sử được khui ra năm 2017. Báo chí Anh từng bình luận khoản tiền mà Blatter dúi cho FAI đã đi ngược lại những giá trị cao đẹp của bóng đá.
Bóng ma Calciopoli và chức vô địch World Cup đẫm nước mắt của Italia
Năm 2006 mang đến những cung bậc cảm xúc hoang đường nhất với bóng đá Ý, họ lên ngôi vô địch thế giới cùng scandal Caciopoli và nhiều cầu thủ có nguy cơ đứng trước vành móng ngựa.
Calciopoli rúng động bóng đá thế giới
Vụ bê bối bán độ tỷ số được người ta gọi với cái tên Calciopoli, bị phanh phui vào tháng 5/2006. Bóng ma đó ảnh hưởng trực tiếp đến Juventus, AC Milan, Fiorentina, Lazio và Reggina khi họ bị phát hiện đã tham gia đường dây dàn xếp tỉ số. Một mạng lưới thông tin giữa các cá nhân thuộc các CLB và tổ chức trọng tài đã bị phát hiện khi cố ý dàn xếp kết quả có lợi trong những trận đấu tâm điểm.
Luciano Moggi, người thao túng toàn bộ những bê bối của bóng đá Italia suốt cả thập kỷ
Cây viết nổi tiếng John Foot đã viết trong cuốn sách Calcio của mình: " Một thế giới tối tăm chất đầy sự lừa lọc, gian dối, đã đi ngược đạo đức và chính trị. Tâm điểm của thế giới đen tối đó chính là Luciano Moggi, Giám đốc thể thao của Juventus."
Những cuộc điều tra cho thấy Moggi đã thống trị hầu hết mọi mặt của bóng đá Italia thời bấy giờ, từ những bản hợp đồng chuyển nhượng cho đến việc thao túng các trọng tài. Ngay cả việc phát sóng các trận đấu trên sóng truyền hình cũng đều bị Moggi điều khiển, hình ảnh và tên tuổi của Juve luôn được đánh bóng và chăm sóc kỹ lưỡng.
Moggi không từ một thủ đoạn từ tống tiền cho đến hối lộ rồi thậm chí dùng bạo lực để xây dựng cả một đế chế. Những kẻ không tuân theo sẽ phải chịu đau đớn. Những đối thủ không chịu thỏa hiệp sẽ hứng chịu những kết quả bất lợi, trong khi đó những trọng tài không làm theo lời ông ta rồi sẽ tiêu tan sự nghiệp. Tất cả đều phải phục tùng những quy tắc quỷ quái, nhưng thực chất, điều đó nói lên một điều: sự ảnh hưởng và quyền lực của những CLB lớn của Ý thời bấy giờ là quá lớn.
Moggi và Antonio Giraudo, một quan chức cấp cao của Juventus đã bị buộc tội điều khiển các trọng tài bằng các cuộc điện thoại nhằm hướng đến những kết quả có lợi trong cuộc đua tới chức vô địch - họ chẳng khác gì những nhà biên kịch đại tài của Hollywood cả. Mặc dù có một số CLB cũng nằm trong danh sách đen ấy, nhưng các công tố sau khi điều tra đều cho rằng Juve là đội bóng duy nhất nhúng tay vào việc dàn xếp kết quả các trận đấu.
Chính vì vậy, Juventus phải hứng chịu hình phạt nặng nhất và gây sốc nhất trong lịch sử đội bóng: bị đẩy xuống Serie B, danh hiệu vô địch 2 mùa bóng 2004-05 và 2005-06 đều bị tước bỏ, xuất phát mùa giải mới với mức -9 điểm (sau khi đã kháng cáo). AC Milan cũng bị loại khỏi Champions League mùa sau đấy. Fiorentina, Lazio bị trừ hạng.
Ban lãnh đạo Juventus đã từ chức vào giữa tháng 5/2006, sau đó là Moggi. Chủ mưu của vụ bê bối đã phải đứng sau song sắt nhà tù 5 năm 4 tháng và bị cấm vĩnh viễn tham gia các hoạt động liên quan đến bóng đá cùng một số nhân vật khác, trong đó có Giraudo.
Juventus đẩy xuống Serie B năm 2006, danh hiệu vô địch 2 mùa bóng 2004-05 và 2005-06 đều bị tước bỏ
Vào thời điểm đó, Juventus, một đế chế lừng lẫy của bóng đá thế giới, đối mặt với cái kết hệt như Ngày Tận Thế. Đã từ rất lâu, hình ảnh sọc trắng đen đã trở thành một biểu tượng của giải đấu hấp dẫn bậc nhất hành tinh. Đã từng có thời điểm đẳng cấp của Juve được chứng tỏ qua những bộ đôi đẳng cấp như Baggio và Zoff, Tardelli và Vialli, Zidane và Platini.
Bằng một cách nào đó, Lão Bà đã từng thoát khỏi vấn nạn doping diễn ra trong thập niên 90, nhưng Calciopoli lại là một câu chuyện rất khác. Hố đen ấy khiến Juve trở nên cùng cực và hứng chịu những búa rìu dư luận.
Đó là một sự trừng phạt tất yếu của vụ bê bối rúng động toàn nước Ý và chao đảo cả nền bóng đá. Đội tuyển Italia dưới sự dẫn dắt của HLV Lippi dự World Cup 2006 với sự hoang mang tột độ và nhiều trụ cột Azzurri thời điểm đó có nguy cơ đứng trước vành móng ngựa bởi những bê bối liên quan đến CLB của mình.
Chức vô địch World Cup 2006 đẫm nước mắt
Italia đến World Cup 2006 với nhiều hoài nghi, nhất là sau thất bại ê chề ở Euro 2004. Họ vẫn sở hữu những ngôi sao "dát vàng" như Nesta, Cannavaro, Totti, Buffon, Zambrotta cùng thế hệ cầu thủ đang lên như Pirlo, Gattuso, De Rossi, Luca Toni...
Cú húc đầu lịch sử của Zidane với Materazzi trong trận chung kết World Cup 2006
Người Ý khởi đầu giải đấu với chiến thắng đơn giản Ghana 2-0 nhưng nhiều vấn đề đã xảy ra ở trận hòa Mỹ 1-1. De Rossi đã nhận thẻ đỏ khi thúc cùi trỏ vào mặt cầu thủ Mỹ và nhiều cầu thủ lên án lối chơi tấn công của HLV Lippi, chính Cannavaro lên tiếng cho rằng Italia chỉ hợp với lối chơi "phòng ngự bê tông".
HLV Lippi đã nghe theo các học trò và Italia đã thắng CH Séc 2-0 ở trận cuối vòng bảng, khi họ biết cách tận dụng cơ hội dù bị Nedved cùng đồng đội liên tục gây sức ép. Italia đã để lại không ít tai tiếng ở trận thắng Australia 1-0 ở vòng 1/8, khi Materazzi nhận thẻ đỏ, Groosso ăn vạ kiếm phạt đền và cú sút thành công của Totti đưa Italia tiến vào tứ kết.
Càng vào sâu, Italia càng chơi thuyết phục và họ vượt qua Ukraine 3-0 nhờ bàn thắng của Gianluca Zambrotta và cú đúp của Luca Toni. Đến trận bán kết với chủ nhà Đức, lối chơi khoa học, chặt chẽ và hai bàn thắng ở hiệp phụ của Grosso, Del Piero đã giúp Azzurri tiến vào trận chung kết.
Kịch bản đẹp đẽ của Espana 82 hiện về và người Ý tự tin trong trận đấu sinh tử với Pháp. Zidane mở tỷ số trên chấm phạt đền nhưng cú đánh đầu cực mạnh của Materazzi sau quả đá phạt của Pirlo, đã đưa trận đấu trở về vạch xuất phát.
Cú húc đầu lịch sử nhằm vào Materazzi, tấm thẻ đỏ cho Zidane và chiến thắng trên chấm 11m của Italia để lên ngôi vô địch. Bí ẩn những lời lẽ khiêu khích của Materazzi với Zidane vẫn là dấu hỏi nhưng với người Ý, chức vô địch đó dù có hoang đường nhưng xứng đáng với nỗ lực phi thường của đoàn quân HLV Lippi.
Chức vô địch World Cup 2006 đã cứu rỗi cả nền bóng đá Italia
Chính chức vô địch năm đó giúp án phạt cho các CLB và cầu thủ Italia được giảm nhẹ và không cầu thủ nào phải hầu tòa. "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới". Ngưới Ý đã tái sinh từ những khó khăn gian khổ nhất và hình ảnh Cannavaro, Buffon, Pirlo, Luca Toni, Gilardino, Gattuso nâng cao chiếc Cúp vàng năm đó, đã cứu rỗi cả nền bóng đá Italia.
Thùy Anh
Martial sẽ không phát huy hết khả năng ở MU? Cựu danh thủ Thierry Henry lo ngại đàn em đồng hương Anthony Martial sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của mình tại MU. Anthony Martial có khởi đầu ấn tượng ở MU sau khi anh cập bến Old Trafford với giá 36 triệu bảng vào Hè 2015. Ở mùa bóng đầu tiên chơi cho MU, tiền đạo người Pháp đã ghi...