Thiên thạch từng rơi vào Việt Nam
Theo Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, TS Lê Huy Minh, thiên thạch rơi không có gì lạ lẫm, trong quá khứ thiên thạch từng rơi vào Việt Nam.
Phát hiện mảnh vỡ thiên thạch ở Việt Nam
Trao đổi với PV, TS Lê Huy Minh cho hay, thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái đất là hiện tượng tương đối nhiều. Nhưng rơi tận xuống mặt đất như vụ ở nước Nga hôm 15/2 lại là chuyện hiếm. Bởi thiên thạch khi rơi với vận tốc lớn sẽ bốc cháy hết trong bầu khí quyển. Chỉ có những thiên thạch quá lớn, không cháy hết mới rơi xuống mặt đất.
Hiện tượng sao băng cũng là một dạng thiên thạch bốc cháy khi rơi vào bầu khí quyển. Đó là những thiên thạch có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã đã bị thiêu cháy hết trên đường đi. Do đó, từ mặt đất, con người có thể nhìn thấy vết xẹt ngang qua bầu trời.
Thiên thạch có khối lượng lớn, chuyển động với vận tốc lớn, sinh ra sóng xung kích tác động đến môi trường. Cụ thể như vụ nổ thiên thạch ở vùng Ural (Nga) ngày 15/2 vừa qua, sóng xung kích làm vỡ cửa kính, đổ công trình xây dựng… Một tác hại khác mà thiên thạch có thể mang đến là những mảnh vỡ của thiên thạch bắn ra đâm vào công trình xây dựng hoặc con người. Vụ ở nước Nga vừa qua, không có tác hại này, chỉ có tác động gián tiếp từ sóng xung kích.
Những viên đá tectit này là mảnh vỡ của thiên thạch được tìm thấy nhiều ở nước ta
Vị Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho rằng, ở Việt Nam trong quá khứ cũng đã từng có thiên thạch rơi xuống. Bằng chứng là đá tectit có thể tìm thấy ở Việt Nam, như Cao Bằng, Yên Bái… với kích thước và hình dạng khá phong phú. Đây chính là những mảnh vỡ của thiên thạch rơi xuống Việt Nam.
Kích thước của những viên đá tectit rất nhỏ, hình dạng phổ biến là hình đĩa, hình cầu… Sở dĩ các viên đá có kích thước nhỏ, bởi các thiên thạch này khi bay vào tầng khí quyển Trái đất, bốc cháy trước khi chạm mặt đất. Chỉ những mẫu lớn không bị cháy hết, phần còn lại có thể bị nổ văng ra thành nhiều viên nhỏ, rơi xuống mặt đất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thiên thạch rơi vào Việt nam tại thời điểm cụ thể nào, tác động, thiệt hại ra sao… các nhà khoa học Việt Nam chưa thể tìm ra câu trả lời. “Hiện nay, khoa học nghiên cứu vũ trụ của nước ta chưa phát triển, chưa có các phương tiện máy móc cũng như nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này”, TS Lê Huy Minh nói.
Không nên hoang mang
Theo TS Lê Huy Minh, không có nước nào trên thế giới dự đoán được thời gian, địa điểm thiên thạch rơi xuống trái đất. Bởi thiên thạch là vật rất nhỏ bay trong vũ trụ, con người không quan sát được thường xuyên nên không tính toán được quỹ đạo, quy luật của nó. Vụ thiên thạch nổ ở nước Nga vừa qua cũng không có nước nào có thể dự báo trước.
Các nước có khoa học vũ trụ tiên tiến đã nghĩ đến cách quan sát thường xuyên bầu khí quyển hoặc không gian Trái đất. Nếu phát hiện thiên thạch rơi, có thể sử dụng biện pháp phóng tên lửa để làm thay đổi quỹ đạo hoặc phá vỡ đường đi của nó. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ có các nước giàu có như Nga, Mỹ… đề cập tới phương pháp này, các nước khác chưa nghĩ tới.
“Thiên thạch rơi xuống bề mặt trái đất có thể rơi ở bất cứ đâu, không loại trừ là Việt Nam hay nước nào khác. Tuy nhiên, bề mặt trái đất rất lớn nên xác suất rơi vào Việt Nam rất nhỏ. Hơn nữa, những vụ thiên thạch rơi như ở nước Nga hôm 15/2 là rất hiếm, hàng trăm năm mới thấy một lần. Do vậy, người dân không nên hoang mang, lo nghĩ”, vị Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu đưa ra lời khuyên.
TS Minh cũng cho biết thêm, thiên thạch rơi là hiện tượng tự nhiên bình thường, bất khả kháng, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong cuộc sống có hàng trăm, hàng nghìn hiện tượng tự nhiên như thế, có những hiện tượng chưa phát hiện ra. Người dân không nên nhìn nhận theo hướng mê tín dị đoan theo kiểu”ngày tận thế”.
Ngày 15/2, vào hồi khoảng 11h00 giờ địa phương (05h00 GMT), tại Ural, miền trung nước Nga đã diễn ra một trận mưa sao băng. Thiên thạch đã rơi xuống một hồ nước, tạo ra một miệng hố rộng 6 mét trên lớp băng bao phủ mặt hồ.
Theo thông báo của cơ quan khẩn cấp địa phương, thiên thạch với đường kính non 15 mét, trọng lượng khoảng 7.000 tấn đã lao vào khí quyển với vận tốc 64.000km/giờ và phát nổ ở độ cao 19-24km so với mặt đất.
Tiếng nổ của thiên thạch phát ra ánh sáng chói lòa trên bầu trời, tạo nên một sóng chấn động lớn, làm vỡ nhiều cửa kính và làm hư hại nặng nhà cửa. Riêng tỉnh Chelyabin, có 100.000 nhà ở, bệnh viện và trường học bị vỡ kính cửa sổ hoặc hỏng mái với tổng thiệt hại ước tính lên hơn 1 tỷ rúp (hơn 33 triệu USD). Cũng theo thông báo trên, vụ nổ thiên thạch xảy ra có sức công phá hơn 300-500 kiloton, tương đương với 20 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, nước Nhật năm 1945.
Theo hãng tin RIA Novosti, có hơn 1.200 người dân ở các địa phương bị thương.
Theo 24h
Sắp có mưa sao băng đẹp nhất trong năm
Mưa sao băng sẽ đạt cực điểm vào nửa đêm tới rạng sáng ngày 21/10. Với tần suất khoảng 15 - 25 vệt sao băng trong một giờ, theo dự báo của Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO).
Trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm
Có đợt sao băng này là do hằng năm Trái đất trên quỹ đạo của mình đi qua đám mây bụi khí để lại bởi sao chổi Halley (1P/Halley).
Những đám bụi này lao vào bầu khí quyển và bị bốc cháy khi trái đất di chuyển qua nó tạo nên mưa sao băng. Vì vậy mưa sao băng Orionids còn được xem như sứ giả của sao chổi Halley.
Vùng trời sáu ngôi sao sáng đặc trưng chứa tâm điểm trận mưa sao băng
Hằng năm, trong khoảng thời gian tháng 10 và nửa đầu tháng 11 sẽ có các trận mưa sao Orionids. Năm nay, trận mưa sao băng sẽ đẹp nhất vào sạng sáng 21/10 tới.
Đây không phải mưa sao băng lớn nhất nhưng là trận mưa sao rất đẹp trong năm. Bởi trận mưa sao được tô điểm bởi các chòm sao rất dễ nhận biết Taurus, Gemini, Orion. Các ngôi sao này rất sáng trước bình minh.
Trận mưa sao băng này xuất hiện trên vùng trời phía đông nam lên đến đỉnh đầu với rất nhiều sao sáng tạo nên lục giác mùa đông chứa tâm điểm của trận mưa sao. Để quan sát rõ mưa sao băng, nên nhìn bao quát cả vùng trời xung quanh tâm điểm của sao băng.
Vùng trời chứa tâm điểm trận mưa sao băng
Mọi nơi đều quan sát được
Theo anh Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM: Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được trận mưa sao băng này. Tuy nhiên, thời tiết ở mỗi nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát. Trời quang mây và nhìn rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng.
Năm nay, ánh sáng trăng không ảnh hưởng tới khả năng quan sát trận mưa sao này. Bằng mắt thường vẫn có thể quan sát được mưa sao băng.
Không nên nhìn vào ánh sáng trực tiếp ít nhất 20 phút trước khi bắt đầu quan sát sao băng để mắt có thời gian thích ứng với bóng tối. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng, bạn có thể thấy được nhiều sao băng hơn ở thành phố.
Mưa sao băng không có nghĩa là "sao bay như mưa", mà chúng xuất hiện cách nhau một đến vài phút. Đôi khi bầu trời sẽ yên lặng rất lâu, nhưng có lúc xuất hiện liên tục nhiều vệt.
Quan sát sao băng kéo dài từ khuya về sáng, do đó cần mặc áo ấm và đội mũ để tránh sương.
Theo 24h
Sắp diễn ra trận mưa sao băng lớn nhất trong năm Mưa sao băng Orionids, một trong những trận mưa sao băng lớn của năm đang tới gần và sẽ đạt cực điểm vào đêm 21, rạng sáng ngày 22/10 sắp tới. Orionids được bắt nguồn từ một sao chổi nổi tiếng mang tên Halley, diễn ra với 25 - 30 sao băng/giờ. Theo các nhà khoa học, đây là một trong những trận...