Thiên thạch Hoba nặng 60 tấn ở Namibia, lớn nhất trên thế giới hiện nay
Tảng thiên thạch Hoba ở quốc gia châu Phi Namibia, nặng 60 tấn, được biết đến là thiên thạch lớn nhất thế giới hiện nay.
Tảng thiên thạch này to lớn và nặng nề đến nỗi nó đã không được di chuyển trong hơn 1 thế kỷ kể từ khi được phát hiện.
Thiên thạch Hoba, nằm ở Namibia, là thiên thạch lớn nhất được biết đến trên thế giới cho đến nay. (Ảnh: Dmitry Pichugin/ Shutterstock).
Tảng thiên thạch này được ông Jacobus Hermanus Brits, chủ sở hữu của trang trại Hoba West, phát hiện vào năm 1920 ở vùng Otjozondjupa, đông bắc Namibia.
Vào thời điểm đó, khi đang cày ruộng, ông Brits đột nhiên nghe thấy một âm thanh cào kim loại lớn và lưỡi cày dừng lại đột ngột.
Không lâu sau, vật thể kim loại được đào lên khỏi đất và được chứng minh là một thiên thạch, điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.
Kích thước của thiên thạch Hoba vào khoảng 2,95m x 2,84m x 0,91m. Nó chứa khoảng 82,4% sắt, 16,4% niken và 0,76% coban, ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như crom, gali, germani, iridi, cacbon, đồng, lưu huỳnh và kẽm.
Thiên thạch Hoba là một khối hợp kim. (Ảnh: Galyna Andrushko/ Shutterstock).
Tuổi của tảng thiên thạch này dao động trong khoảng 190 đến 410 triệu năm, và do sự hiện diện của một nguyên tố niken hiếm, các nhà khoa học không thể xác định được tuổi phù hợp của thiên thạch Hoba.
Các nhà khoa học tin rằng khối thiên thạch Hoba đã va vào Trái đất khoảng 80.000 năm trước. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là không có miệng núi lửa nào tại nơi có thiên thạch này.
Một giả thuyết cho rằng thiên thạch va vào bề mặt với tốc độ rất chậm. Các nhà khoa học tin rằng đó là lý do tại sao nó bị dẹt.
Trong nỗ lực kiểm soát sự phá hoại, với sự cho phép của chủ trang trại, chính phủ Tây Nam Phi (nay là Namibia) đã tuyên bố thiên thạch Hoba là di tích quốc gia vào ngày 15/3/1955.
Năm 1987, chủ sở hữu trang trại đã hiến tặng thiên thạch và địa điểm nơi nó nằm cho nhà nước để phục vụ mục đích giáo dục.
Cuối năm đó, chính phủ đã mở một trung tâm du lịch tại đây. Họ đào đất xung quanh và xây dựng khu vực trưng bày thiên thạch. Kết quả của những nỗ lực này, sự phá hoại thiên thạch Hoba đã không còn và hiện nó được hàng nghìn khách du lịch đến thăm mỗi năm. Chỉ với một khoản phí nhỏ, khách du lịch đã có thể đến đây để ngắm tảng hiên thạch Hoba lớn nhất thế giới này.
Mất tích 152 triệu năm, 'T-rex đại dương' hiện ra bất ngờ giữa bảo tàng
Một bảo tàng địa phương ở Anh đã vô tình... cất trong kho một báu vật vô song suốt nhiều năm mà không hay: Loài quái vật kỳ dị nhất của biển khơi kỷ Jura, hung dữ như T-rex nhưng to lớn hơn.
Theo SciTech Daily, phát hiện kinh ngạc bắt nguồn từ việc nhà cổ sinh vật học Megan Jacobs của Đại học Portsmouth (Anh) chụp ảnh một bộ xương ngư long tại Bảo tàng Tòa thị chính Thị trấn Abingdon ở Oxfordshire. Cô đã nhận thấy một đốt sống khổng lồ, bất thường, không thể của ngư long.
Ảnh đồ họa mô tả "T-rex đại dương" với một người nhái bên cạnh để so sánh kích thước - Ảnh: ĐẠI HỌC PORTSMOUTH
Cô Jacobs hỏi thăm người quản lý và vui mừng biết được có thêm 3 đốt sống tương tự đang cất giữ trong kho.
Các mẫu vật đã được nghiên cứu chi tiết bởi nhóm từ Đại học Portsmouth, cho thấy bảo tàng này đã cất giữ tàn tích hiếm thấy về một quái vật biển huyền thoại mà không hay!
Nó là Liopleurodon, một sinh vật quái dị thuộc nhóm thằn lằn đầu rắn, được giới cổ sinh vật học biết đến từ lâu nhưng gần như dưới dạng một "bóng ma".
Giáo sư David Martill từ Trường Môi trường, Địa lý và khoa học địa chất thuộc Đại học Portsmouth, tác giả chính của nghiên cứu và là người từng tìm hiểu về Liopleurodon từ những năm 1990 cho biết vào các thập kỷ trước, Liopleurodon được ước tính dài đến 25 m.
Nhưng đó chỉ là suy đoán, cũng như hình dạng của nó, vì sự thật là chưa có mẩu xương nào đủ lớn được tìm thấy từ quái vật kỷ Jura này. Người ta chỉ biết nó ở đó, một loài mới, khác biệt, nguy hiểm.
Các hóa thạch được bảo tàng ở Oxfordshire lưu giữ đã vén màn bí ẩn, ví đó là những đốt sống hoàn toàn nguyên vẹn, đủ để các nhà khao học làm nó phải "hiện hình" trở lại.
Sinh vật được ước tính sống vào khoảng 142-152 triệu năm trước, thuộc một nhóm thằn lằn đầu rắn hiếm có cổ ngắn và mập, khác với hình ảnh chiếc cổ dài quái dị của các loài cùng nhóm khác.
Nó có chiều dài ít nhất 14,4 m, chứ không tới mức 25 m trước đây. Nhưng bất chấp điều đó, nó vẫn vô cùng nguy hiểm.
"Chúng có hộp sọ đồ sộ với những chiếc răng nhô ra, khổng lồ như những con dao găm - to ngang với T-rex, nếu không muốn nói là lớn hơn và chắc chắn là mạnh hơn"- giáo sư Martill mô tả.
Nó cũng lớn hơn hầu hết các quái vật biển lẫn quái vật trên cạn cùng thời, cũng như gấp đôi cá voi sát thủ hiện đại. Điều này cho thấy đây rất có thể là một T-rex phiên bản dại dương, một quái vật biển "bạo chúa".
Giáo sư Martill nói thêm: "Chúng đứng đầu chuỗi thức ăn ở biển và có lẽ ăn những con ngư long, thằn lằn đầu rắn khác, thậm chí có thể là cá sấu biển, với cách thức là cắn con mồi làm đôi rồi xé từng miếng".
Mô tả này trùng khớp với một loạt phát hiện cổ sinh vật học khác, bao gồm những con ngư long bị cắn chết thảm khốc trước khi hóa thạch, với vết răng quái vật khủng khiếp trên xương, từng được trưng bày trong một số bộ sưu tập ở Anh.
Mẫu vật "T-rex đại dương" này được khai quật trước đó tại Trang trại Warren ở Thung lũng sông Thames, địa phận Oxfordshire, đến từ Hệ tầng đất sét Kimmeridge có niên đại 152 triệu năm tuổi.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Proceedings of the Geologist's Association.
Không phải Giza, Cholula mới là kim tự tháp lớn nhất thế giới Các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ trước phát hiện về kim tự tháp lớn nhất thế giới này. Nói đếnkim tự tháp, nhiều người quả quyết rằng chúng chỉ có ơẢi Cập. Bởi lẽ kim tự tháp ở đây thường có kích cỡ đồ sộ, và được tô điểm thêm bởi những câu chuyện huyền bí về các vị Pharaoh nổi...