Thiên thạch cổ xưa rơi trúng vườn nhà dân
Mảnh thiên thạch nhỏ còn sót lại sau khi vượt qua khí quyển Trái Đất giúp hé lộ những thông tin về hệ Mặt Trời cách đây 4,56 tỷ năm.
Mảnh thiên thạch cổ xưa nặng 24,5 gram. Ảnh: Metro.
Các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ mảnh thiên thạch rơi xuống Flensburg, Đức, Science Daily hôm 18/2 đưa tin.
Nó lao xuống khí quyển Trái Đất vào tháng 9 năm ngoái và nổ tung, khiến hàng trăm người chứng kiến kinh ngạc.
Ngày hôm sau, một người dân ở Flensburg tìm thấy viên đá nặng 24,5 gram với lớp vỏ ngoài màu đen trong vườn nhà.
Dieter Heinlein, chuyên gia tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR), nhận ra đây là một mảnh thiên thạch và gửi nó cho các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học hành tinh thuộc Đại học Mnster.
Video đang HOT
Giáo sư Addi Bischoff và Markus Patzek, người đang theo học tiến sĩ, tiến hành phân tích thành phần khoáng chất và hóa học của viên đá. Khoảng 15 viện nghiên cứu và đại học ở Đức, Pháp, Thụy Sĩ hiện cũng tham gia hỗ trợ.
GS Addi Bischoff (trái) và Markus Patzek (phải) đánh giá mảnh thiên thạch. Ảnh: Metro.
Kết quả ban đầu chỉ ra thiên thạch Flensburg thuộc loại carbonaceous chondrite vô cùng hiếm. Loại thiên thạch này có giá trị khoa học lớn nhưng cũng rất mong manh, có thể vỡ khi gặp mưa.
Phân tích dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy nó chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là silicat lớp (sheet silicate) và muối carbonate, các khoáng chất hình thành khi có nước hiện diện trên những vi thể hành tinh vào thời sơ khai của hệ Mặt Trời.
“Mảnh thiên thạch Flensburg thuộc loại thiên thạch vô cùng hiếm và là mảnh duy nhất thuộc loại này rơi xuống ở Đức. Nó chứng minh rằng 4,56 tỷ năm trước, có những thiên thể nhỏ chứa nước tồn tại trong thời kỳ sơ khai của hệ Mặt Trời. Có lẽ những thiên thể như vậy cũng đã mang nước tới Trái Đất”, Bischoff giải thích.
Theo baohatinh.vn
Phát hiện khoáng chất từ ngoại hành tinh
Trong vòng 4 năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện 31 khoáng chất có chứa carbon trong một thiên thạch.
Một trong số khoáng chất đó khiến họ quan tâm nhiều nhất, bởi nó có thể có nguồn gốc từ lõi một ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời).
Một thiên thạch bay gần Trái đất
Vào năm 1951, các nhà khoa học tìm thấy một thiên thạch kích cỡ quả chanh ở gần thành phố Wedderburn, bang Victoria (Australia). Thiên thạch được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Victoria. Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu thiên thạch này. Việc đó đã khiến cho khối lượng thiên thách giảm từ 220g xuống còn 71g!
Năm 2018, các nhà khoa học ở Viện Công nghệ California CalTech (Mỹ) nhận được một mảnh nhỏ từ thiên thạch này. Họ dự định kiểm tra xem thiên thạch có chứa các khoáng chất hiếm hay không. Kết quả là đúng như họ dự đoán.
Các nhà khoa học ở CalTech đã phát hiện hợp chất nguyên tử sắt và carbon với cấu trúc đặc trưng. Khoáng chất này được đặt tên là edscottite (nhằm vinh danh nhà nghiên cứu thiên thạch Edward Scott ở ĐH Hawaii, Mỹ).
Trước đó, các nhà khoa học cũng bắt gặp edscottite trong các lò luyện kim. Khoáng chất này là một trong các pha mà qua đó sắt được luyện thành thép.
Được biết, từ những năm 70 thế kỷ trước, nhưng mãi đến năm 2019 edscottite mới được đặt tên; bởi theo lẽ thông thường, các khoáng chất được đặt tên sau khi được phát hiện trong tự nhiên.
Sử dụng kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu ở CalTech đã phát hiện edscottite trong thiên thạch từ Wedderburn. Khoáng chất này hình thành như thế nào? Đến nay họ vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.
Theo nhà nghiên cứu Geoffrey Bonning ở ĐH Quốc gia Australia (ANU), khoáng chất này có thể bị bắn ra từ nhân của một ngoại hành tinh khác, hình thành do nhiều tiểu hành tinh liên kết lại với nhau.
"Thiên thạch này chứa nhiều carbon. Khi thiên thạch nguội đi, sắt và carbon liên kết với nhau, tạo ra edscottite" - Tiến sĩ Stuard Mills ở Bảo tàng Victoria cho biết.
Ngoại hành tinh nói trên có thể đã va chạm với một thiên thể khác và bị phá hủy. Các mảnh vỡ của nó văng vào không gian vũ trụ. Một trong những mảnh vỡ đó có thể là thiên thạch ở Wedderburn.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Lịch sử kính hiển vi - "mắt thần" của giới sinh vật học, cứu thế giới khỏi đại dịch diệt vong Nếu như kính viễn vọng giúp nhân loại khám phá một thế giới bao la rộng lớn bên ngoài Trái Đất thì ngược lại, kính hiển vi lại cho cả thế giới biết rằng, cùng đồng hành với loài người chúng ta là cả một thế giới tí hon của những vi sinh vật, vi khuẩn, virut... Để có được chiếc kính hiển...