Thiên tai năm 2022: Ngày càng cực đoan và trái quy luật
Hàng loạt loại hình thiên tai xảy ra trong năm 2022 với tính chất ngày càng cực đoan và trái quy luật, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân.
Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến nay, thiên tai trên các vùng miền cả nước diễn biến bất thường, cực đoan, trái quy luật với 21/22 loại hình thiên tai, trong đó điển hình có 1.047 trận thiên tai.
Tính đến ngày 19/12, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 19.452 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với cùng kỳ năm 2021).
Bão số 4 Noru – một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm gần đây
Năm 2022, trên Biển Đông xuất hiện 7 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới. Trong đó, Noru là cơn bão mạnh nhất hoạt động trên biển.
Noru khi hoạt động ngoài khơi Thái Bình Dương đã đạt cấp độ siêu bão (trên cấp 15). Siêu bão này sau khi càn quét qua Philippines đã suy yếu, đi vào Biển Đông sáng ngày 26/9, trở thành cơn bão số 4 năm 2022.
Khi vào vùng biển ấm, bão số 4 đã mạnh trở lại nhanh chóng. Lúc mạnh nhất trên Biển Đông, Noru đạt cấp 14-15, giật cấp 17, tiệm cận mức siêu bão. Đây được đánh giá là một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây hoạt động trên Biển Đông.
Tuy nhiên, khi vào gần đất liền nước ta gặp vùng biển lạnh, bão lại suy yếu nhanh. Sau đó, đổ bộ vào các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Nam ngày 28/9.
Với sự chủ động của các cấp chính quyền và sự đồng lòng, tin tưởng, đùm bọc của người dân, thiệt hại do cơn bão Noru gây ra đã được hạn chế ở mức thấp nhất, đặc biệt là về người.
Bão số 4 Noru tan nhưng hoàn lưu bão đã gây mưa rất lớn nhiều nơi khiến 3 người thiệt mạng, hơn 7.000 nhà bị ngập, hàng chục nghìn ha nông nghiệp và thủy sản bị hư hại…
Video đang HOT
Bão số 5 Sơn Ca gây ngập lụt lịch sử ở Đà Nẵng
Bão số 5 Sơn Ca hình thành từ áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông ngày 14/10. Cơn bão này tuy không mạnh nhưng do kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa rất to cho các tỉnh miền Trung từ ngày 13-15/10.
Riêng tại Đà Nẵng, mưa lớn từ ngày 13-15/10 đã khiến thành phố này ngập diện rộng với độ sâu từ 0,5 – 1m, có nơi ngập đến 2m. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhận định, đây là trận ngập lụt lịch sử của thành phố Đà Nẵng.
Trận lụt này đã khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, gần 70.000 nhà dân bị ngập, 2.000 ô tô và 30.000 xe máy hư hỏng… Tổng thiệt hại vật chất sau trận mưa lũ là gần 1.500 tỷ đồng.
Lở núi vùi lấp tổ máy thủy điện và một kỹ sư
Tối 10/10, đất đá trên núi bị sạt lở vùi lấp Tổ máy số 1 thuộc Nhà máy thủy điện Kà Tinh (xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, Quãng Ngãi), đồng thời vùi lấp một kỹ sư đang làm việc tại đây.
Trước đó vài ngày, nhiều nơi ở Quảng Ngãi đã có mưa to đến rất to. Mưa lũ gây sạt lở nhiều nơi, khiến công tác tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở Nhà máy thủy điện Kà Tinh gặp nhiều khó khăn.
Nhiều máy móc, thiết bị cứu nạn cùng hàng trăm người được huy động để tìm kiếm nạn nhân. Tuy nhiên do mưa lớn cùng khối lượng đất đá nhiều, mãi đến ngày 28/10, tức sau 18 ngày tìm kiếm, thi thể kỹ sư N.V.N (27 tuổi) mới được tìm thấy dưới đáy hầm chứa tuabin sâu 14 m.
Động đất xảy ra liên tục tại Kon Tum, có trận mạnh nhất trong hơn 100 năm
Năm 2022 là một năm kỷ lục về động đất khi xảy ra 237 trận, trong đó, các trận chủ yếu xảy ra tại huyện Kon Plông (Kon Tum). Trận động đất mạnh 4,7 độ richter xảy ra vào lúc 14h08 ngày 23/8 gây rung chấn ở một khu vực rộng lớn thuộc các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Đây là trận động đất mạnh nhất ghi nhận trong hơn 100 năm qua ở địa bàn tỉnh Kon Tum.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, bước đầu đánh giá những trận động đất liên tiếp xảy ra tại Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa. Nhận định sơ bộ, các trận động đất tại khu vực này sẽ không quá 5,5 độ Richter.
Nắng nóng kỷ lục cuối tháng 11 ở Hà Tĩnh dù đã sang mùa đông
Ông Trần Đức Bá – Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh cho biết, ngày 28/11/2022, đơn vị này đã ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục dù thời tiết đã lập đông gần một tháng (7/11 dương lịch).
Cụ thể, ngày 28/11, khu vực TP Hà Tĩnh ghi nhận nhiệt độ cao 33,1 độ C; huyện Hương Khê cao 33,3 độ C; huyện Hương Sơn cao nhất 34,2 độ C. Đây là những số liệu cao nhất trong chuỗi số liệu cùng thời kỳ kể từ năm 1960.
Những năm trước đây cũng có một số năm ghi nhận nhiệt độ cao nhất tăng lên trên 30 độ C vào thời gian cuối tháng 11 (tần suất chỉ khoảng 10%), tuy nhiên các năm đó tháng 11 thời tiết đều thuộc pha El Nino (pha nóng).
Năm nay, ngành khí tượng nhận định thời tiết nghiêng về pha La Nina (pha lạnh), do đó, nhiệt độ cuối tháng 11 tăng cao kỷ lục ở Hà Tĩnh cho thấy biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, xu thế tăng nhiệt độ ngày càng rõ rệt.
Bão số 5 Sơn Ca thay đổi cường độ, mưa lớn xối xả trút xuống miền Trung
Những cơn mưa vừa, mưa to đến rất to vẫn liên tiếp trút xuống nhiều nơi ở Trung Bộ và Tây Nguyên.
Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 5. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối nay (14/10), bão số 5 Sơn Ca đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách Đà Nẵng-Quảng Nam khoảng 190km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 12h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h.
Đến 7h sáng mai (15/10), áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền ven biển khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với vận tốc 10-15 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
Ảnh hưởng của bão số 5 Sơn Ca, ở khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên và phía Bắc Tây Nguyên đã có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to; riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to.
Từ chiều tối ngày 14/10 đến chiều tối ngày 16/10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa rất to.
Tổng lượng mưa tích lũy cả đợt tính tính từ chiều tối ngày 14/10 đến hết ngày 16/10: Quảng Bình 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam 200-400mm, có nơi trên 500mm Quảng Ngãi 70-120mm, có nơi trên 150mm. Kon Tum, Gia Lai 30-60mm, có nơi trên 100mm.
Từ hôm nay (14/10) đến ngày 17/10, trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4-10m, hạ lưu từ 1,5-5,0m.
Đỉnh lũ trên các sông chính từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và Kon Tum khả năng lên mức báo động (BĐ) 2-BĐ3, có sông trên BĐ3; các sông ở Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên và Gia Lai lên mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2.
Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi và ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai. Cần có các giải pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu.
Bão số 5 Sơn Ca hướng vào Đà Nẵng-Quảng Nam, hủy nhiều chuyến bay Bão số 5 gió giật cấp 10 đang di chuyển về phía Trung Bộ, gây mưa to nhiều nơi khiến một số chuyến bay phải hủy, hoãn chuyến. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ chiều nay (14/10), bão số 5 (tên là Sơn Ca) đang ở cách Đà Nẵng-Quảng Nam khoảng 210km về phía Đông...