Thiên tai gây nhiều thiệt hại về người và tài sản
Theo báo cáo nhanh ngày 4/6 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ những ngày vừa qua đã làm nhiều người thiệt mạng, bị thương và gây nhiều thiệt hại về tài sản và sản suất.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: baovemoitruong.org.vn)
Cụ thể, theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, do mưa, lũ vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 03/6/2019 trên địa bàn bản Nà Sản B, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông đã làm 02 người mất tích do lũ cuốn trôi (Chị Thào Thị Mo sinh năm 1997 và con là Lầu Thị May sinh năm 2018), 01 người bị thương (Anh Lầu A Thái chồng chị Thào Thị Mo), 01 xe máy, 01 máy cầy, 02 con trâu, 04 con dê, 35 con vịt, 50 con ngan và 02 nhà tạm bị cuốn trôi hoàn toàn.
Trước đó, theo Báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, do mưa dông kèm theo sét đánh vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 01/6/2019 làm chết 01 người trên địa bàn ấp Cơi 6, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (bà Huỳnh Thị Ly sinh năm 1969, ngụ tại địa bàn bị sét đánh).
Tại tỉnh An Giang, do mưa kèm theo dông lốc xảy ra khoảng 18 giờ ngày 01/6/2019 trên địa bàn Tổ 14 Khóm Thới Thạnh, Phường Mỹ Thạnh, Thành phố Long Xuyên, làm thiệt hại 06 căn nhà (sập hoàn toàn 01 căn, tốc mái hoàn toàn 01 căn, tốc mái một phần 04 căn) và gẫy đổ 02 trụ điện.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tổ chức tìm kiếm người mất tích và đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình tổ chức an táng cho người đã mất.
Cũng theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, hiện nay trên khu vực tỉnh Lai Châu và Sơn La đang có mưa rất to. Cảnh báo: lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại tỉnh Lai Châu, Sơn La và Lào Cai, đặc biệt tại các huyện: Huyện Mường Tè, Tân Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu); Huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu (Sơn La); Huyện Sa Pa, Văn Bàn, Mường Khương (Lào Cai).
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh.
Diễn biến mưa, lũ, sạt lở đất, dông lốc còn diễn biến phức tạp, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo đôn đốc Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi diễn biến thiên tai, thông tin trên truyền hình, phát thanh, mạng và hướng dẫn người dân chủ động phòng tránh; thường xuyên báo cáo cập nhật tình hình diễn biến thiên tai về Văn phòng thường trực./.
Video đang HOT
Theo ĐCSVN
Dân Sơn La nuôi cá đặc sản thả túi vôi và tỏi vào lồng để làm gì?
Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng, đến nay kinh tế gia đình của anh Là Văn Đoán, ở bản Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ với 10 lồng cá nhưng mỗi năm đem thu nhập về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng.
Nhiều người cứ băn khoăn hỏi, những người nuôi cá như anh Đoán thả túi vôi và tỏi vào lồng cá để làm gì?
Bén duyên với nuôi cá lồng
Anh Đoán bắt đầu với nghề nuôi cá lồng từ năm 2015, từ hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, giờ gia đình anh khấm khá hẳn lên nhờ nuôi cá lồng. Đến nay, trung bình mỗi lồng anh nuôi từ 5 tạ - 1 tấn cá, ước tính mỗi năm anh xuất bán từ 3 - 4 tấn cá, giá bán dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm anh lãi hơn 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá lồng của anh Là Văn Đoán.
Anh Đoán cho biết: Là hộ thuộc diện di dân tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, năm 2005 "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc" tôi đã cùng bà con dân bản chuyển đến nơi ở mới tại bản Bó Ban (xã Chiềng Bằng). Theo quy định của Nhà nước mỗi nhân khẩu được chia 3.000 m2 đất sản xuất, thời điểm đó gia đình tôi có 4 nhân khẩu, tổng cộng được chia 1,2 ha.
Từ nuôi cá lồng mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình anh Đoán hàng chục triệu đồng.
Từng đó đất gia đình tập trung trồng ngô, sắn, cứ nghĩ rằng cần cù chăm chỉ làm ăn là kinh tế gia đình sẽ khá lên, thế mà sau nhiều năm canh tác đất ngày càng trở nên bạc màu, năng suất mỗi năm một thấp đi, kinh tế gia đình anh Đoán cứ thế giậm chân tại chỗ. Lúc bấy giờ, phong trào nuôi cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng đang lên cao, từ nuôi cá một số hộ đã được thoát nghèo, "ăn nên làm ra" có của ăn của để. Thấy vậy, năm 2015, anh quyết định chuyển hướng làm kinh tế, bỏ trồng ngô, sắn sang nuôi cá lồng.
Sản phẩm cá lồng của gia đình anh Đoán khi xuất bán đều được các tư thương đến tận nơi thu mua.
Khó khăn nối tiếp khó khăn khi thiếu vốn đầu tư khiến anh nhiều đêm trằn trọc mất ngủ. May mắn đến với anh khi được mọi người giới thiệu qua tổ tiết kiệm của Hội Nông dân xã với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay vốn được 50 triệu đồng. Niềm vui khôn tả khi có vốn trong tay, ngay lập tức anh đầu tư mua vật liệu, trang thiết bị làm 10 chiếc lồng cá và mua con giống.
Vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm từ các hộ dân nuôi cá lồng trong vùng và trực tiếp tham gia các lớp tập huấn nuôi thủy sản ở huyện, vì thế kinh nghiệm ngày càng nâng lên. Có kiến thức, kinh nghiệm nên nuôi cá ngày càng hiệu quả. Cá của anh được nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tìm đến mua. Sau hai năm nuôi cá anh đã hoàn trả được số vốn vay từ ngân hàng.
Để phòng bệnh cho cá, anh Đoán dùng vôi và tỏi mỗi loại bọc chặt vào một túi vải nhỏ to khoảng nắm tay người lớn, rồi treo vào giữa lồng cá.
Theo anh Đoán, so với trồng ngô, sắn thì nuôi cá lồng nhàn hơn nhiều, một người có thể chăm được cả chục lồng thay vì làm nương rẫy phải hô cả nhà làm mới kịp mùa vụ. Từ khi nuôi cá lồng kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Thu nhập từ nuôi cá cũng cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, sắn.
Theo anh Đoán, mỗi lồng cá có mực nước sâu khoảng 3 mét, nên treo túi vôi, tỏi ở mực nước 1,5 mét là phù hợp.
Chia sẻ kinh nghiệm.
Để nuôi cá lồng phát triển tốt, việc quan trọng nhất là phải chú ý đến thức ăn và cách phòng bệnh cho cá. Thông thường mỗi ngày cho cá ăn 2 lần buổi sáng và chiều, để cá ngon thịt không nên lạm dụng thức ăn công nghiệp. Bởi phần lớn thức ăn cho cá đều có thể lấy từ tự nhiên như: Cây chuối, cỏ voi, sắn nhà tự trồng, lấy về băm nhỏ làm thức ăn cho cá chép, cá trắm, cá rô; còn cá lăng, cá nheo cho ăn tép sông, tép dầu, tôm, loại thức ăn này sẵn có dưới sông được đánh bắt bằng vó bè. Chính vì thế cá của anh Đoán luôn được nhiều khách hàng trong và ngoài huyện ưu chuộng, vì nuôi tự nhiên.
Anh Đoán chia sẻ thêm: Sau một đến hai tuần nên thay vôi, tỏi một lần.
Theo anh Đoán: Việc phòng bệnh cho cá rất quan trọng, cá nuôi lồng thường mắc các bệnh nấm da, bong vảy, mắt lồi... Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nước bị ô nhiễm làm một số vi khuẩn, ký sinh trùng bệnh bám vào lồng cá làm cho cá bị bệnh.
Đối với cá lồng thì "phòng hơn chữa", nếu cá đã bị bệnh rồi thì rất khó chữa, có chữa được thì cũng ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cá. Theo kinh nghiệm của anh Đoán, cách phòng bệnh tốt nhất là dùng vôi, tỏi, lá xoan. Cụ thể, mỗi tuần dùng 1 túi vôi, 1 túi tỏi to bằng nắm tay người lớn, bọc kín, treo vào trong lồng cá, ở mực nước từ 1m - 1,5m hoặc cũng có thể dùng 1 nắm lá xoan trộn với ít vôi bột bọc kín lại và treo vào trong lồng cá.
Nhờ cách phòng bệnh bằng vôi, tỏi, lá xoan mà đàn cá của anh Đoán luôn phát triển tốt, lớn nhanh, chưa lần nào xảy ra bệnh dịch.
Cách làm này của anh Đoán rất hiệu quả, đã 4 năm nuôi cá lồng nhưng chưa lần nào đàn cá của anh xảy ra dịch bệnh hay bị chết. Việc nuôi cá lồng của anh đang phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Khu vực nuôi cá lồng của gia đình anh Đoán trên vùng lòng hồ sông Đà.
Theo Danviet
Kêu gọi dạy bơi cho trẻ để phòng ngừa những rủi ro Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã kêu gọi tổ chức dạy bơi cho trẻ để phòng ngừa những rủi ro, tăng cường kỹ năng sống cho các em. Ngày 3/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) và...