Thiên nhiên kì bí: Vùng đất kinh dị dùng tro cốt người chết làm gia vị thức ăn
Sống sâu trong những cánh rừng Amazone, bộ tộc cổ xưa này khiến nhiều người sợ hãi khi họ sử dụng tro cốt của người chết để làm thức ăn hoặc gia vị.
Hủ tục ăn tro cốt của người chết
Văn hóa bộ tộc làm một trong những điều thu hút các nhà làm phim, các lịch sử gia và nhà khoa học.
Không phủ nhận một điều, phía sau những cánh rừng già là một thế giới bí hiểm.
Bộ tộc Yanomami không phải là ngoại lệ. Họ là thổ dân da đỏ bản địa sống trong hàng trăm ngôi làng ở vùng rừng rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brazil với dân số chừng 20.000 người.
Mái nhà chung shabono.
Bộ tộc này có tập tục tụ họp dưới mái nhà chung shabono. Trung bình, một shabono có chu vi chừng 90m, hình tròn, giữa là khoảng sân rộng, làm từ các nguyên liệu tự nhiên như lá và dây leo của rừng nhiệt đới. Cứ mỗi 4-6 năm/lần, người Yanomami lại dỡ bỏ shabono cũ, dựng cái mới.
Mọi chuyện sẽ không có gì khiến nhiều người rùng mình nếu một bí mật bị lộ ra rằng, bộ tộc Yanomami dùng tro cốt người chết chế biến thành thức ăn hoặc làm gia vị cho nhiều món, với món chính là súp chuối.
Họ tin rằng sau khi chết đi linh hồn vẫn còn tại. Muốn giữ linh hồn của người đã mất ở lại, họ phải ăn tro cốt của người đó để thân xác người chết được hòa quyện vào thân xác người còn sống.
Sau khi hỏa táng xong, tro cốt của người quá cố sẽ được đựng trong quả bầu khô, bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà.
Khoảng một năm sau, vào ngày giỗ của người mất, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra để trộn vào thức ăn. Khi ăn những món này, họ tin rằng linh hồn người chết sẽ luôn ở bên cạnh họ.
Nhốt bé gái dậy thì trong lồng để làm nghi lễ trưởng thành
Kể từ khi được phát hiện đến nay, bộ tộc ở rừng Amazon này vẫn sống hoang dã như tổ tiên của họ và không muốn liên hệ với thế giới bên ngoài, không muốn thay đổi thói quen từ thuở xa xưa.
Trong tộc Yanomami, bé trai vừa lên 8 tuổi đã được coi là đàn ông, bé gái sau kỳ kinh đầu tiên được xem như phụ nữ trưởng thành.
Khi đến tuổi này, họ phải trải qua nghi thức đầu tiên trong cuộc đời một cô gái để chứng minh cô đã trưởng thành.
Các cô gái này bị nhốt vào trong một cái lồng nhỏ. Họ bị giam hãm như vậy trong vòng 1 tháng. Nhưng điều đáng nói là trong suốt 1 tuần đầu của tháng đó, những cô gái này sẽ không được cho ăn bất cứ thứ gì.
Sau khi đã trải qua nghi thức này, những thiếu nữ Yanomami sẽ được người thân của họ trả lại sự tự do. Đồng thời họ sẽ được vẽ lên cơ thể và được đưa đi giới thiệu với các già làng như một người phụ nữ trưởng thành.
Theo quan niệm của người Yanomami, nếu những cô gái bỏ qua nghi thức này thì cả làng sẽ bị nhấn chìm trong một cơn lũ.
Một người đàn ông thích một cô gái, họ chỉ cần đến nhà cô gái, sống và làm việc cho gia đình họ. Sau đó nếu được chấp nhận thì hai người sẽ sống chung với nhau.
Nếu như muốn ly dị, người phụ nữ chỉ cần tìm một người đàn ông khác mà mình thích và ngủ lại bên cạnh anh ta. Nếu người chồng muốn giành lại vợ, anh ta sẽ phải chiến đấu với người chồng mới, nhưng không được phép đánh nhau đến chết.
Họ phân công công việc rất rõ ràng, thích xăm mình, am tường kiến thức tự nhiên. Yanomami cũng là tộc xuất sắc trong việc chế tạo và sử dụng chất độc từ thực vật. Đàn ông trong tộc rất hiếu chiến, sẵn sàng “động thủ” trước bất cứ mối đe dọa nào, bất chấp chuyện phải đổ máu.
Họ từ chối mọi sự liên lạc. Khi phát hiện người lạ tới gần, thành viên của bộ tộc sẽ chào đón họ bằng mũi tên.
Năm 2004, họ đã sống sót kỳ diệu sau trận sóng thần. Tới nay người ta vẫn chưa hiểu vì sao họ vượt qua thảm họa.
Minh Anh (Tổng hợp)
Những nghi lễ trưởng thành đáng sợ bậc nhất hành tinh
Để chứng tỏ sự trưởng thành, nhiều chàng trai, cô gái của các bộ tộc trên thế giới đã trải qua những nghi lễ kỳ dị và có phần đáng sợ.
Cuộc thi nhảy bungee trên mặt đất, tục cấm khóc khi kiến đạn cắn, tục mài răng của người Mentawai hay nghi lễ rạch mặt trẻ em ở Tây Phi... là những nghi lễ trưởng thành quái dị khiến nhiều người cảm thấy kinh sợ khi được chứng kiến.
Cũng như nhiều bộ tộc khác trên thế giới, Satere Mawe - bộ tộc sinh sống ở vùng rừng rậm Amazon, châu Phi có quy định rất rõ về lễ trưởng thành. Muốn trở thành người đàn ông thực sự, những chàng trai nơi đây phải trải qua nghi lễ kỳ lạ: Để một đàn kiến đạn đốt mà không được khóc
Kiến đạn có tên khoa học là Paraponera clavata. Loài kiến này được mệnh danh là một trong những "bậc thầy" gây đau đớn nhất trong thế giới động vật với vết cắn đau buốt như đạn bắn. Do đó, nghi lễ của người Satera Mawe được xem là nghi lễ trưởng thành man rợ nhất hành tinh
Để chuẩn bị cho nghi lễ trưởng thành, tộc trưởng và các bô lão trong bộ tộc sẽ đi bắt những con kiến đạn to khỏe trong rừng sâu, cho chúng vào một dung dịch khiến những con kiến đạn bất tỉnh. Sau đó người ta sẽ làm những chiếc găng tay, đổ hàng chục con kiến vào đó để các chàng trai tham gia lễ trưởng thành
Những chàng trai cho hai tay vào găng tay trong vòng 10 phút để những con kiến đạn tấn công. Theo quan niệm của người Satera Mawe, nếu một cậu bé có thể chịu đựng được những cú cắn từ da thịt từ kiến đạn thì mới chứng tỏ được bản lĩnh nam nhi và sẽ là trụ cột của gia đình sau này
Mentawai là một trong số ít bộ lạc thiểu số ở Indonesia còn giữ lại những phong tục truyền thống kỳ lạ. Nghi lễ mài răng đánh dấu sự trưởng thành của các cô gái tộc Mentawai được xem là một trong những nghi lễ đáng sợ nhất thế giới
Khi các thiếu nữ trong bộ tộc đến tuổi dậy thì, họ sẽ phải trải qua nghi thức mài răng. Để tiến hành mài răng, người thợ dùng một thanh gỗ làm điểm tựa, sau đó trực tiếp mài răng bằng dao hoặc đục. Nếu không cẩn thận, các cô gái sẽ rất dễ bị thương
Hàm răng sau khi mài sẽ gần giống như hàm cá mập với những chiếc răng nhọn hoắt. Khi răng đã có một độ nhọn nhất định, họ được coi là đã trưởng thành và sẵn sàng kết hôn
Ngoài quan niệm chứng minh cho sự trưởng thành, những chiếc răng nhọn còn thể hiện chuẩn mực vẻ đẹp của người phụ nữ tại bộ tộc Mentawai. Người phụ nữ nào có hàm răng càng nhọn thì càng đẹp và có giá trị. Người đàn ông nào cưới được cô gái có hàm răng càng nhọn thì càng được đánh giá cao
Từ năm 7-8 tuổi, những cậu bé ở bộ tộc da đen Pentecost thuộc Cộng hòa Vanuatu phải thực hiện một nghi lễ truyền thống mang tên "Land Diving" để đánh dấu cho sự trưởng thành và trở thành một người đàn ông thực thụ
Trước ngày diễn ra nghi lễ, người ta dùng các thanh gỗ và gậy mây dựng thành một giàn giáo cao khoảng 30m. Khi bắt đầu, những chàng trai tự buộc dây vào chân, đứng từ đỉnh cao nhất và tiếp đất bằng cú nhảy có tên gọi "Naghol"
Cú nhảy là biểu tượng cho sự nam tính của một chàng trai. Đặc biệt, theo quan niệm của người dân nơi đây, khi tóc của những thanh niên tham gia nghi thức này chạm vào lớp đất bên dưới tháp gỗ thì vụ mùa tới sẽ được bội thu. Tuy nhiên, không ít người đã tử vong khi thực hiện cú nhảy đầy nguy hiểm này
Bộ lạc Chambri ở châu Đại Dương nổi tiếng với nghi lễ điêu khắc cơ thể để sở hữu làn da khô ráp, cứng cỏi như cá sấu
Trong quan niệm của người Chambri, cá sấu tuy có hình dạng xấu xí nhưng vô cùng mạnh mẽ. Quá trình "lột xác" thành cá sấu sẽ giúp các chàng trai khẳng định bản lĩnh và trưởng thành của mình. Do đó, những đứa trẻ trong độ tuổi trưởng thành sẽ phải tham gia nghi lễ truyền thống của bộ tộc
Để có đủ điều kiện bước vào nghi lễ biến mình thành cá sấu, các chàng trai phải trải qua quá trình "thử thách" từ thành viên trong bộ lạc bằng cách miệt thị, chửi bới
Khi thực hiện nghi lễ rạch cơ thể, trưởng tộc sẽ dùng những vật sắc nhọn để khắc lên sống lưng, bả vai và phía trước ngực của đứa trẻ. Những "họa tiết" trên cơ thể càng dài và càng nhiều thì người đàn ông càng trưởng thành, chín chắn và mạnh mẽ như cá sấu
Những người phụ nữ của ba bộ tộc Chin, Magan và Muun ở phía Tây Nam Myanmar, có phong tục xăm mặt như một biểu tượng của sự trưởng thành
Truyền thuyết của người Chin kể rằng một vị vua đi ngang qua ngôi làng, thấy phụ nữ ở đây xinh đẹp nên đã bắt một người về làm vợ. Từ đó, các gia đình người Chin bắt đầu xăm lên mặt con gái họ để chúng không bị bắt cóc
Độ tuổi được cho là có thể bắt đầu xăm trên mặt đó chính là 14 tuổi, khi đó các cô bé đã đủ lớn để ghi dấu trên mặt mình một biểu tượng của sự trưởng thành. Hình xăm trên mặt những người phụ nữ được tạo ra bằng gai và mực được làm từ bồ hóng, mật bò, thảo dược và mỡ lợn
Không chỉ mang biểu tượng của sự trưởng thành, các hình xăm đã trở thành chuẩn mực vẻ đẹp của những người phụ nữ của ba bộ tộc Chin, Magan và Muun. Những người phụ nữ rất tự hào vì được xăm mặt trước nam giới. Họ quan niệm, càng xăm nhiều thì họ càng trở nên xinh đẹp, quyến rũ
Tại nhiều bộ lạc ở Tây Phi, việc rạch mặt hay cơ thể để tạo sẹo là hình thức đánh dấu tuổi trưởng thành. Nếu như người dân quốc Papua New Guinea, họ khắc lên da những hình xăm giống vảy cá sấu thì người dân ở bộ lạc Betamarrine lại cho rằng việc rạch lên mặt những đứa trẻ là nghi lễ chứng minh sự trưởng thành
Theo quan niệm của bộ lạc Betamarribe, một đứa trẻ không có sẹo không phải là con người và không được coi là thành viên của bộ tộc
Những vết sẹo trên mặt được coi là minh chứng cho sự trưởng thành, nam tính và bản lĩnh của các chàng trai
Hiện nay, một số quốc gia Tây Phi đã cấm hủ tục này bởi nó tiềm ẩn sự nguy hiểm và vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong tâm thức của người dân ở bộ lạc Betamarrie, họ cho rằng những vết sẹo trên mặt là niềm tự hào và kiêu hãnh
Kiều Phương (Tổng hợp)
Biến thức ăn thành tác phẩm nghệ thuật Nghệ sĩ Haneefah Adam người Nigeria biến các món ăn thông thường thành những kiệt tác đầy màu sắc. Cô thử nghiệm với nhiều loại thực phẩm khác nhau như gia vị và ngũ cốc để làm nên những tác phẩm tôn vinh văn hóa và di sản châu Phi. Theo VOA