Thiên nhiên kì bí: Địa đạo khủng long và dấu hỏi của sự sinh tồn
Nếu giả thuyết là thật, có khi nào chúng ta đang sống cùng loài khủng long ăn thịt trong lịch sử nguyên sinh?
Clip khủng long khi còn sống trên lục địa cổ:
Sự kiện Mexico thật sự đã làm chấn động làng khảo cổ. Vùng đất nằm ở miền Bắc Mexico khiến các nhà khoa học đặt tên là “Địa đạo khủng long”.
Gần đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện một con khủng long ăn cỏ có bàn chân dài gần 1m ở khu địa đạo này.
Vậy ai đã là người chụp bức ảnh sinh vật kì lạ dưới hồ nước trông giống với 1 con khủng long ăn cỏ cổ dài iplodocids? Tính thực hư của bức ảnh vẫn đang được kiểm chứng!
Quay lại với dấu vết bàn chân 1m khủng khiếp kia, đừng lo lắng bởi đó chỉ là hóa thạch thôi!
66,5 triệu năm trước, một tiểu hành tinh có đường kính 15km khổng lồ đã rơi xuống vùng biển nông gần Mexico. Vụ va chạm đã tạo ra một miệng hố rộng 145km và cày xới toàn bộ mặt đất. Điều gì đã xảy ra sau đó?
Một đại thảm họa (mang tên Tuyệt chủng Creta – Paleogen) khiến gần như toàn bộ các sinh vật sống thời đó bị tuyệt chủng, loài khủng long to lớn biến mất khỏi mặt đất.
Yên tâm là hiện tại sẽ không có chú khủng long nào chạy ngang qua tầm mắt chúng ta cả!
Cách khu Bắc Mexicoo 2 dặm, các nhà khảo cổ học đã khai quật thêm một hài cốt còn nguyên vẹn của một con khủng long – đây là loài khủng long mà chưa từng được biết đến ở khu vực Ocampo, bang Coahuila, Mexico.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật thêm một hài cốt còn nguyên vẹn của một con khủng long – đây là loài khủng long mà chưa từng được biết đến.
Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật Mexico đã chính thức thông báo về phát hiện này, theo đó, các chuyên gia, các nhà khảo cổ đã khai quật thành công gần như nguyên vẹn xương sọ của con khủng long – đây là lần đầu tiên trong lịch sử khai quật khủng long.
Được biết, loài khủng long mới được tìm thấy được đặt tên là “Yehuecauhceratops mudei” – tên này dựa trên các đặc điểm của nó và khu vực tìm thấy hóa thạch.
“Yehuecauh” là một từ Nahuatl có nghĩa là “cổ đại”, trong khi “ceratops” có nghĩa là một “gương mặt có sừng” theo tiếng Hy Lạp.
Hơn thế nữa, con khủng long mới được phát hiện này có chiều dài nhỏ hơn đáng kể so với các loài khủng long ăn cỏ được tìm thấy trước đó.
Trước đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra hóa thạch của các loài khủng long bay nổi tiếng Peterosaur cũng như Albertosaurus ở Mexico.
Các chuyên gia cổ sinh vật học cho rằng các loài khủng long này đã sống ở gần đó, khoảng 70 triệu năm trước khi Mexco còn là một đầm lầy ven biển và vùng ngập nước.
Đây là một dấu hiệu cho thấy Mexico là vùng đất của các loài khủng long và nó vẫn còn phần lớn chưa hề được khám phá.
Vậy giả thuyết thế giới sẽ ra sao khi khủng long vẫn còn tồn tại!
Dĩ nhiên câu chuyện Công viên kỷ Jura trong phim sẽ được hiện thực hóa.
Những loài động vật to lớn chúng ta nhìn thấy sẽ trở thành con mồi của khủng long, sẽ có một công viên đủ rộng để nuôi nhốt những chú khủng long ấy, đảm bảo cho chúng không “lang thang” ngoài đường.
Khủng long sẽ phải thích nghi với điều kiện Trái Đất hiện đại, chúng cũng có thể nghe nhạc, biến đổi ADN và sống thân thiện với con người. Kể cả loài khủng long chúa T-Rex!
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng bạn sẽ không đủ can đảm để sống yên ổn khi thỉnh thoảng có một chú khủng long bay cắp bạn đi, một con rắn khổng lồ hơn 1 tấn nhìn bạn cùng các loài bò sát ăn thịt loanh quanh đâu đó ngoài kia cả!
Minh Anh
Cứ 2 tháng, loài khủng long này lại thay răng vì ăn quá nhiều thịt
Một loài khủng long ăn thịt từng sinh sống ở Madagascar cách đây 70 triệu năm cứ mỗi 2 tháng lại phải thay toàn bộ hàm răng của mình vì nhai quá nhiều thịt.
Theo CNN, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy loài khủng long Majungasaurus cứ mỗi 2 tháng lại tự thay toàn bộ hàm răng của chúng. Tốc độ thay răng này nhanh hơn các loài khủng long ăn thịt khác từ 2 đến 13 lần.
"Điều này có nghĩa là răng của chúng mòn đi rất nhanh, với nguyên nhân có thể là do chúng nhai rất nhiều xương", ông Michael D'Emic, tác giả nghiên cứu, giải thích. Ông là trợ lý giáo sư ngành sinh học tại Đại học Adelphi ở New York.
"Có các bằng chứng độc lập cho thấy những vết xước và sứt trên xương của các động vật khác, phù hợp với mẫu răng của loài Majungasaurus, và cho thấy những động vật này là con mồi của chúng", ông D'Emic nói thêm.
Majungasaurus có chiều dài khoảng 6,5 mét và là đỉnh của chuỗi thức ăn tại Madagascar. Những chiếc răng sắc nhọn của chúng có khả năng cắt vào thịt của con mồi như những con dao. Đặc điểm của chúng là chiếc mõm ngắn và một sừng nhỏ trên đỉnh đầu. Đây cũng là một trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trên Trái Đất.
Majungasaurus, sinh sống tại khu vực Madagascar trong khoảng thời gian từ 66-70 triệu năm trước, là một trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trên Trái Đất.
Tuy nhiên, dù hàm răng của Majungasaurus tỏ ra hiệu quả trong việc cắt xẻ thịt, chúng lại yếu ớt trong việc nhai xương. Nhai xương mặc dù vất vả nhưng một số loài vật, tiêu biểu như các loài gặm nhấm, thường dựa vào hoạt động này để bổ sung các vi chất thiết yếu.
"Đó là giả thiết của chúng tôi về lý do chúng thay răng nhanh như vậy", ông D'Emic nói và cho biết tốc độ phát triển của răng loài Majungasaurus tương đương với loài cá mập và các con khủng long ăn cỏ cỡ lớn.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu răng của loài Majungasaurus và nhận thấy thay vì có tuổi thọ hàng năm, răng của loài này chỉ có tuổi thọ tính bằng ngày.
Việc thay răng chỉ xảy ra ở một số ít trong số các loài khủng long ăn thịt từng một thời thống trị Trái Đất.
"Tôi hy vọng dự án lần này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về các loài khủng long khác. Tôi nghĩ việc đó sẽ giúp phát hiện thêm nhiều bất ngờ nữa", ông D'Emic nhận định.
Theo news.zing.vn
Quái vật ăn thịt kỳ dị, trông giống rồng Komodo Loài động vật này có chiếc đầu lớn kì lạ, vẻ ngoài trông giống loài rồng Komodo.. Hàng triệu năm trước khi khủng long xuất hiện, những kẻ săn mồi giống hệt loài rồng Komodo lang thang trên hành tinh này và là nỗi khiếp sợ của rất nhiều loài động vật khác. Chúng được gọi là Erythrosuchids. Loài động vật này có...