Thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp qua ống kính Lumia 1020
10 ngày rong ruổi khắp miền Tây nước Mỹ, đi hết 3400 km từ đường nhựa, đường mòn đến cả những nơi không có đường đi, chới từng khoảnh khắc cuộc sống trước thiên nhiên hùng vĩ, tất cả được Stephen Alvarez ghi lại qua điện thoại Nokia Lumia 1020.
Stephen Alvarez là phóng viên của National Geographi. Chuyến khám phá miền Tây nước Mỹ của anh bắt đầu từ bang Arizona, hướng lên phía Bắc và kết thúc tại bang Utah. Những điểm đến dọc đường đi của Alvarez và đoàn của anh không phải là những thành phố lớn mà lại là những vườn quốc gia trải dọc khắp hành trình.
Những địa danh như Grand Canyon hay Canyon lands đối với nhiều người đã trở thành quen thuộc, nhưng không ai dám khẳng định những vùng đất hoang dã miền Viễn Tây này đã được con người khám phá tường tận. Chuyến đi của Stephen Alvarez lại một lần nữa chứng minh rằng vùng đất phía Tây nước Mỹ vẫn sẽ luôn mang đầy bí ẩn và bất ngờ dành cho những ai muốn khám phá nó.
Ngày đầu tiên: Flagstaff, Arizona
Ngày 30/6/2013. Nhiệt độ bên ngoài là khoảng 480C và một cơn bão đang kéo tới. Thông thường, tôi sẽ chẳng bao giờ nghĩ là sẽ cầm điện thoại lên để chụp bất kỳ cơn bão cát nào vì camera phải có độ phân giải cực tốt để thể hiện được từng chi tiết nhỏ nhặt của một cơn lốc đang di chuyển. Thế nhưng, Lumia 1020 đã khiến tôi ngạc nhiên.
Ngày thứ 2: Page, Arizona
Ngày 1/7/2013. Dành cả một buổi sáng để chụp hình vách núi Paradise Forks. Khi nhìn lại bức ảnh này, tôi thấy thật may mắn khi mình đã không theo máy DSLR, nhất là trong khi đang treo mình giữa vách đá cheo leo như thế này.
Khúc Horse Bend của con sông Colorado uốn cong tuyệt đẹp. Các thợ chèo thuyền đã hạ trại và bạn có thể đếm được số lều của họ từ bức ảnh được chụp từ độ cao xấp xỉ 250 mét này. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ có ấn tượng mạnh mẽ về khả năng chụp hình của một chiếc smartphone như thế này.
Ngày thứ 3: thung lũng Monument, Utah/Arizona
Video đang HOT
Ngày 2/7/2013. Bạn không thể tưởng tượng ra rằng mình có thể tìm thấy một cái hồ lớn như thế ở giữa sa mạc. Tiến vào sâu trong hẻm núi, dòng nước trong xanh như lục bảo, các vách núi dựng đứng càng xích lại gần nhau. Tại khúc hẹp nhất, chúng tôi thậm chí còn không nhìn thấy bầu trời.
Chúng tôi may mắn ghi lại được khoảnh khắc hoàng hôn khi cả mặt trời và mặt trăng vẫn đang xuất hiện trên bầu trời.
Chỉ chậm 1-2 giây nữa thôi là khoảnh khắc này đã có thể bị bỏ lỡ mất.
Ngày thứ 4: Moab, Utah
Ngày 4/7/2013. “Thức dậy từ rất sớm, chúng tôi thực hiện bộ ảnh cùng vận động viên đạp xe leo núi. Bức ảnh này được chụp lúc bình minh với ISO 1600..”
Ngày thứ 5: Moab, Utah
Ngày 5/7/2013. “Đối với một nhiếp ảnh gia, ánh sáng là tinh thần, là thức ăn, là năng lượng. Luôn có cách để tận dụng ánh sáng một cách tối đa trong mỗi bức hình. Và đôi khi, sự tận dụng này thành công kể cả trong những điều kiện tưởng chừng có thể mang đến thảm họa nhiếp ảnh.
Bức ảnh này được chụp trong tích tắc trước khi những tia sáng cuối cùng của mặt trời hoàn toàn biến mất đằng sau những đám mây, khi tôi để điện thoại trong túi áo mình và nhanh chóng trèo lên những mỏm đá.
Ngày thứ 7: Hẻm núi Horseshoe, Utah
Ngày 7/7/2013. Chúng tôi di chuyển bằng máy bay để có thể cảm nhận trọn vẹn được toàn bộ cảnh vật của nơi đây. Sử dụng Lumia 1020, tôi có thể điều chỉnh ISO như ý muốn và chọn tốc độ màn trập đủ cao để bức ảnh trở nên sắc nét nhất dù đang ngồi trên máy bay cỡ nhỏ di chuyển với tốc độ 210 km/h.
Ngày thứ 8: Escalante, Utah
Ngày 8/7/2013. “Theo lời hướng dẫn của cô bồi bàn, chúng tôi đã chọn được một điểm cắm trại chưa từng có trước đây. Cát, cây cỏ, không dấu hiệu của con người và một khung cảnh toàn thành phố Escalante hiện ra trước mắt. Tôi có thể nhìn thấy cả dãy núi Henry phía xa.”
Ngày thứ 9: North Rim tại hẻm núi Grand, Arizona
Ngày 9/7/2013. Chúng tôi bắt đầu leo dọc hẻm núi. Người dẫn đường nói rằng đường đi khá dốc và nguy hiểm, nhiệt độ tăng nhanh khi chúng tôi di chuyển xuống dưới. Bù lại, chúng tôi đã được chiêm ngưỡng hình ảnh núi đồi đan xen nhau thành từng tầng tầng lớp lớp. Tôi chưa từng bắt gặp bất kỳ cảnh nào tương tự như vậy.
Ngày thứ 10: Trở lại Phoenix
Ngày 10/7/2013. Cuối cùng tôi cũng được xem lại toàn bộ những tấm hình mình chụp được trong phòng tối của khách sạn. Thật là một cảm xúc khác lạ. Tất cả chuyến đi 10 ngày của tôi đều ở trong một chiếc máy ảnh thật thụ này, và chiếc máy ảnh này có thể gọi điện! Bức ảnh này được chụp với chân máy và chọn chế độ lấy nét bằng tay. Điều chỉnh EV từ -3 đến -7, khẩu độ f/2.2. Ngay lập tức, tôi có thể gửi ảnh qua email cho biên tập.
Theo vietnamnet.vn
Vẻ đẹp kỳ diệu của hồ muối hai màu xanh - đỏ dị nhất thế giới
Thiên nhiên luôn tạo ra những khung cảnh tuyệt vời, hấp dẫn đến khó tin trên khắp hành tinh của chúng ta. Một hồ muối với 2 màu xanh - đỏ rõ nét, được ngăn đôi bởi đường ray tàu hỏa chính là một vẻ đẹp kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho bang Utah, Mỹ.
Hồ muối có 2 màu xanh - đỏ độc đáo là hồ muối Great Salt Lake, hay còn gọi là hồ Muối Lớn. Cái tên của hồ này xuất phát từ bản chất của nước: Quá trình bốc hơi để lại phía sau những mỏ muối khoáng sản. Và nước hồ mặn là do 3 con sông Bear, Weber và Jordan cùng nhiều suối nhỏ đem nước từ vùng núi có nhiều khoáng chất đổ về đây, mà hồ thì không có ngả thoát nên độ mặn ngày càng đậm đặc. Ðộ muối trong nước hồ là 12%, mặn hơn nước biển nên bơi lội rất dễ nổi.
Great Salt Lake là hồ muối rộng nhất khu vực Tây sông Mississippi, đồng thời rộng thứ 4 trong số các hồ kín trên thế giới, rộng thứ 37 trên thế giới. Great Salt Lake có tổng diện tích mặt nước bình quân là 4.400km2, nhưng cũng có năm chỉ đạt 2.460km2 (năm 1963), hay có năm lên tới 8.500 km2 (năm 1987). Hồ có chiều dài 120,7km, rộng 56,3km.
Đường ray tàu hỏa chia cắt hồ Great Salt Lake làm đôi được xây dựng vào năm 1959, nối giữa khu vực phía tây của hồ muối với phía tây đảo Stansbury. Đường ray này chính là vách ngăn tạo nên sự độc đáo cho hồ. Nếu như ở phía bên kia hồ, nước có màu xanh lục nhạt mướt mát, thì ở phần còn lại nước có màu hồng dâu ngọt ngào. Hai màu sắc khác nhau được ngăn đôi cho thấy nồng độ muối khác nhau.
Giải thích lý do cùng một hồ nhưng chia thành 2 màu nước, các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân do mức độ khác nhau về độ mặn ở hai bên. Nếu như khu vực phía nam của hồ muối luôn có nước sạch đổ vào giúp cân bằng lượng muối, khiến nước hồ giữ được màu xanh nguyên thủy, thì bên kia lại không như thế. Bên phía bắc của hồ Great Salt Lake không hề có chỗ thoát nước hay có nguồn nước ngọt mới nào đổ vào, làm cho lượng muối nơi đây tăng cao, dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn Halophile - "thủ phạm" chính dẫn tới việc nước có màu đỏ hồng.
Hiện nay, chính quyền bang Utah đã bắt đầu triển khai kế hoạch đưa nguồn nước sạch vào phía bắc hồ Great Salt Lake nhằm giảm bớt lượng muối đang ngày một tăng cao. Tuy nhiên, từ giờ cho đến lúc kế hoạch "đổi màu" hồ muối được triển khai, cảnh tượng này vẫn sẽ là điều vô cùng đặc sắc với du khách tới tham quan nơi đây.
Không chỉ nổi tiếng với 2 màu xanh - đỏ độc đáo, Great Salt Lake còn có nhiều bãi cát trắng tuyệt đẹp, dân địa phương thường đến đây tắm nắng, bơi lội, chơi thuyền. Hồ có 5 hòn đảo, đảo lớn nhất tên Antelope có công viên và xe có thể ra đảo bằng một bờ đê dài 10 km, lệ phí đậu xe trên đảo là 10 USD/ngày. Ngoài khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, điểm thu hút trên đảo là có rất nhiều chim chóc và du khách có thể xem trâu rừng nhởn nhơ gặm cỏ, đôi khi còn bắt gặp cả nai, chó sói...
Nếu có dịp đến Utah để "mục sở thị" hồ nước mặn Great Salt Lake độc lạ và rộng mênh mông như biển, bạn cũng nên ghé thăm Rừng quốc gia Zion - thắng cảnh nổi tiếng hàng đầu ở Utah, nổi tiếng với những hẻm núi sa thạch màu đỏ tuyệt đẹp. Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ với nhiều hẻm núi, hố sâu, vách đứng rợn người... Khe núi The Narrows là địa điểm được biết tới nhiều nhất, nổi bật với những vách núi cao hơn 300m và con sông rộng khoảng 9m.
Theo 24h.com.vn
Thảm hoa tím giữa sa mạc đá đẹp như tranh vẽ Giữa khe đá nứt khô cằn, những đóa hoa màu tím, vàng vươn lên, mọc dày đẹp như tranh vẽ. Vùng Badlands ở miền tây nước Mỹ, thuộc bang Utah có địa hình đa dạng, trong đó sa mạc đá khô cằn Mojave là một trong những điểm du lịch được ưa chuộng nhất Bắc Mỹ. Khu vực rộng lớn này bao gồm...