Thiên Nam (TNA) góp vốn 150 tỷ đồng vào công ty con kinh doanh bất động sản
Theo nghị quyết HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA – sàn HOSE), Công ty sẽ góp vốn 150 tỷ đồng vào CTCP Phát triển Kinh doanh Thương mại Sài Gòn 168 nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh các dự án bất động sản. Tiến độ góp vốn được chai thành 2 đợt, gồm đợt 1 trước 30/3 và đợt 2 trước 15/4.
Công ty Phát triển Kinh doanh Thương mại Sài Gòn 168 thành lập từ ngày 28/11/2017, Giám đốc là bà Trần Duy Kiều. Bà Kiều hiện là thành viên HĐQT tại TNA. Đây là công ty con của TNA với tỷ lệ sở hữu 75% vốn.
Và cuối năm 2017, TNA đã góp vốn thành lập CTCP Thương mại Phát triển Sài Gòn 268 để phát triển khu đô thị Happy Home Cà Mau, vốn đầu tư 110 tỷ đồng. Nhưng năm 2019, TNA đã thoái vốn dự án, thu về 125 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2018, chiến lược phát triển của TNA giai đoạn 2018-2022 sẽ tập trung cho mảng kinh doanh trọng yếu như bất động sản, kinh doanh sắt thép…
Video đang HOT
Một trong các mục tiêu lớn Thiên Nam đặt ra trong giai đoạn này là tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng và đẩy mạnh đầu tư vào các dự án bất động sản có tiềm năng tốt như dự án Khu dân cư phường 12 hơn 20 ha tại TP. Vũng Tàu, dự án biệt thự ven hồ Suối Rao gần 9ha tại Huyện Châu Đức và các dự án khác đang được phê duyệt.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 26/3, cổ phiếu TNA điều chỉnh nhẹ 0,7% xuống mức 14.400 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh 80.100 đơn vị.
Viglacera lên kế hoạch 2020 bằng kế hoạch 2019 do dịch Covid-19
Viglacera đề ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế 950 tỷ đồng, giảm 2% so thực hiện năm trước. Mảng kinh doanh bất động sản khu công nghiệp năm qua khả quan và giúp doanh nghiệp vượt kế hoạch.
Tổng công ty Viglacera ( HoSE: VGC ) cho biết các chỉ tiêu kinh doanh chính năm 2020 được xây dựng bằng với kế hoạch năm 2019 do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã, đang diễn ra trên toàn cầu và tại Việt Nam ảnh hưởng bất lợi trực tiếp đến các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
Cụ thể, doanh nghiệp lên kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 9.400 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện 2019. Lợi nhuận trước thuế 950 tỷ đồng, giảm 2%. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 528 tỷ đồng, giảm 11,4%.
Nguồn: Báo cáo thường niên 2020
Ngược lại, đơn vị cơ cấu vốn để triển khai phát triển sản phẩm mới như kính siêu trắng, pin năng lượng mặt trời, tấm trần thạch cao...; mua lại nhà máy sản xuất trong lĩnh vực vật liệu; góp vốn vào Liên doanh Sanvig tại Cuba đầu tư lĩnh vực gạch ốp lát, sứ vệ sinh; tăng vốn cho Công ty ViMariel-CTCP tại Cuba đầu tư khu công nghiệp; góp vốn, liên doanh để đầu tư khu công nghiệp; nhà ở xã hội tại Kim Chung, Tiên Dương - Đông Anh...Tổng công ty sẽ thực hiện thoái vốn Nhà nước về 0% tại công ty mẹ theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, đơn vị triển khai thoái vốn tại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, công nghệ/thiết bị sản xuất, sản phẩm lạc hậu như Bá Hiến, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Hạ Long 1, Viglacera Hợp Thịnh và Viglacera Từ Liêm trong năm 2020.
Năm 2019 vượt kế hoạch nhờ bất động sản khu công nghiệp
Theo báo cáo của Ban Tổng giám đốc, năm 2019 tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng, đặc biệt là nhóm sản phẩm chủ đạo của tổng công ty như kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát. Theo đó, gia tăng về nguồn cung từ các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu từ Trung quốc làm giá bán sản phẩm giảm sâu, trong khi giá đầu vào như dầu FO, CNG, than, điện, tiền lương cơ bản tăng.
Do vậy, công ty đã giảm sản lượng các sản phẩm giá trị thấp, giá bán thấp, tập trung vào sản phẩm chất lượng cao như sứ vệ sinh, gạch ốp lát. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng tiết giảm chi phí, kiểm soát tồn kho, đẩy mạnh kinh doanh lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật dịch vụ khu công nghiệp, nhà ở xã hội.
Tổng kết năm vừa qua, công ty đạt doanh thu 10.145 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch; lãi trước thuế 970 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch. Cổ tức dự kiến 11%, cao hơn 0,5% theo cam kết với ĐHĐCĐ.
Mảng vật liệu xây dựng của đơn vị gặp khó nên lãi trước thuế chỉ đạt 442 tỷ đồng, thực hiện 82% kế hoạch năm. Nhóm kính thực hiện 68% kế hoạch với 80 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Nhóm sứ vệ sinh, vòi sen, thương mại thực hiện 44% kế hoạch, ghi nhận 45,1 tỷ đồng. Sản phẩm gạch ốm lát kinh doanh, gạch ngói đất sét nung cũng không hoàn thành kế hoạch.
Ngược lại, lĩnh vực bất động sản đạt được kết quả khả quan. Lợi nhuận từ mảng bất động sản khu công nghiệp tăng đến 49% so với năm 2018, đạt 623 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch và góp phần quan trọng giúp tổng công ty vượt kế hoạch kinh doanh. Tính đến nay, Viglacera đã phát triển 11 khu công nghiệp và 1 đặc khu kinh tế Vimariel - Cuba, tổng diện tích 4.038 ha, thu hút gần 12 tỷ USD tại các khu công nghiệp trong nước.
Công ty chi đầu tư tổng cộng 2.374 tỷ đồng trong năm 2019, chủ yếu là chi cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ khu công nghiệp với 1.965 tỷ; phần còn lại 344 tỷ cho lĩnh vực kinh doanh nhà, 35 tỷ vật liệu, 30 tỷ cho nghiên cứu phát triển và đạo tạo.
Tường Như
Thị trường bất động sản ế ẩm: Cơ hội để tự sàng lọc Thời bất động sản "nóng sốt", mặt bằng quận 2 (TPHCM) là nơi các doanh nghiệp địa ốc đua nhau tranh giành đặt trụ sở, sàn giao dịch. Thế nhưng hiện nay, dạo quanh các con đường ở quận 2, cảnh tượng dễ thấy là hàng loạt doanh nghiệp bất động sản trả mặt bằng, đóng cửa công ty. Trên đường Nguyễn Hoàng...