Thiên Long Bát Bộ: Tưng bừng chào đón phiên bản Truyền Thuyết Ảnh Tử
Sau một thời gian dài chuẩn bị và thử nghiệm, vào ngày 08/04/2010, Thiên Long Bát Bộ chính thức chào đón phiên bản Truyền Thuyết Ảnh Tử. Phiên bản 0.85 này sẽ có rất nhiều điểm vượt trội cả về hình thức, nội dung lẫn tính năng.
Điểm nhấn đặc biệt trong phiên bản 0.85 là sự xuất hiện của một sân chơi hoàn toàn mới cho các bang hội với tên gọi: Bang Hội Chiến. Tham gia sự kiện này, 2 bang hội chấp thuận giao chiến sẽ được dịch chuyển vào một phụ bản riêng rất hoành tráng chỉ trong vài giây. Trong quá trình giao chiến, mỗi bang sẽ có cờ hiệu, chiến xa cùng các tính năng hỗ trợ chiến đấu. Bang hội chiến thắng sẽ nhận được những phần quà giá trị như: Đại Tẩy Tủy Đan, Thời trang môn phái cao cấp, Thanh Tâm Đan, Cao cấp khắc danh phù…..
Sự kiện thứ 2 thu hút người chơi đến với Truyền Thuyết Ảnh Tử là Giang Hồ Càn Khôn. Các tân thủ đạt đến cấp độ: 1; 10; 20; 30; 35; 40; 45 khi tham gia vào sự kiện này sẽ được nhận 1 lễ bao với rất nhiều quà tặng bất ngờ như: Đôi Cánh Minh Vũ, trân thú Hổ Bảo Bảo và thời trang Đoàn Dự Ngữ Yên.
Diễn ra song song với Giang Hồ Càn Khôn là sự kiện Trao Đổi Kim Nguyên Bảo. Bắt đầu từ phiên bản Truyền Thuyết Ảnh Tử, tất cả anh hùng hào kiệt ở đẳng cấp 50 trở lên đều có thể tiến hành Trao Đổi Kim Nguyên Bảo qua việc mở quầy hàng tại một số khu vực trong Nguyên Bảo Tiền Trang.
Ngoài ra, Thiên Long Bát Bộ sẽ bắt đầu tiến hành phương thức Chính Hữu Người Chơi – một tính năng khá thú vị giúp các game thủ có thể dễ dàng giao lưu kết bạn cùng các bằng hữu gần xa qua hệ thống Công Bố Thông Tin từ những người chơi khác. Đặc biệt, một loại vàng cố định và không giới hạn đẳng cấp sử dụng mang tên Giao Tử cũng xuất hiện trong phiên bản 0.85, hứa hẹn tạo nên sự thay đổi lớn về hệ thống tiền tệ trong Thiên Long bát Bộ.
Video đang HOT
Hơn nữa, Truyền Thuyết Ảnh Tử còn mang lại những trải nghiệm mới cho người chơi qua sự kiện Lâu Lan Tầm Bảo – một Tân Kỳ Cuộc hoàn toàn mới mẻ và cực kỳ hoành tráng cùng quang cảnh được xây dựng lung linh, kỳ ảo, mê hoặc người chơi. Song song đó, hệ thống Thời trang môn phái cao cấp và 2 thú cưỡi Bạch Vân, Hắc Thổ sẽ mang lại sự thích thú cho người chơi khi tham gia trải nghiệm phiên bản Truyền Thuyết Ảnh Tử vào ngày 8/4.
Ông Lê Phương Đông – Giám đốc Điều hành Game chia sẻ: “Với tất cả nỗ lực của Ban điều hành Thiên Long Bát Bộ Việt Nam cùng sự hỗ trợ từ phía Sohu, phiên bản Truyền Thuyết Ảnh Tử đã chính thức được”khai nổ”. Đây là bước ngoặt mới đánh dấu sự “lột xác” của game “lão làng” như Thiên Long.
Trong phiên bản 0.85, các game thủ sẽ tìm thấy những điểm mới lạ, hấp dẫn từ hàng loạt sự kiện ingame hoành tráng và nhiều tình tiết hấp dẫn, gay cấn trong chính cốt truyện về cô nàng Ảnh Tử bí ẩn. Để đưa Truyền Thuyết Ảnh Tử đến gần cộng đồng game thủ hơn, chúng tôi đã tổ chức Hành Trình Xuyên Việt trình làng phiên bản thứ 5 của Thiên Long Bát Bộ từ ngày 13/03 đến 28/03/2010 qua nhiều tỉnh thành: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai và Cần Thơ.
Chúng tôi hy vọng các game thủ cũ sẽ vui mừng đón nhận bước chuyển mình của Thiên Long Bát Bộ và những game thủ mới sẽ thích thú với những điểm hấp dẫn từ Truyền Thuyết Ảnh Tử.”
Theo FPTOnline
Làng Giếng Thùng và truyền thuyết sinh con trai
"Từ những năm 70 đến đầu thập kỷ 90, làng này con gái hiếm hoi lắm. Chờ mỏi cả mắt cũng chỉ được có 3 "mống" thôi trong khi có tới gần 40 thằng con trai" - cụ Hoàng Văn Bạn, 80 tuổi, một cao niên ở làng Giếng Thùng, cho biêt.
Ngươi dân nơi đây vân khao nhau rằng uông nươc Giêng Thung se đe con trai
Làng con trai
Làng Giếng Thùng thuôc xóm 11, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Tên gọi đó xuất phát từ cái "sự lạ" của làng là chỉ sinh toan con trai, hiếm lắm mới có nhà sinh con gái. Theo người dân nơi đây, sở dĩ có "sự lạ" đó là do người dân uông chung môt dòng nước Giếng Thùng (giếng khơi) ở cuối làng.
Cụ Hoàng Văn Bạn bên các cháu nội của mình
PV Dân tri tìm về làng Giếng Thùng một buổi trưa ngày tháng 3. Trên đường vao làng chỉ thấy toàn các cậu nhóc chay lông nhông. Anh Hoàng Văn Đường (SN 1982) dẫn đường cho chung tôi nửa đùa nửa thật: "Vì con gái hiếm hoi quá nên thanh niên làng này toàn ế vợ thôi. 8X thì chưa nói làm gì nhưng hiện nay có gần chục thanh niên 7Xvẫn chưa lập gia đình đấy".
"Nhà ông Đào 5 anh con trai, nhà ông Quỳnh 4 anh, ông Bạn 4 anh này, còn nhà 2 - 3 thằng con trai thì nhiều lắm, kể không hết được mô....", anh Đường liệt kê.
Chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng theo những cụ cao niên trong làng thì từ trước đến nay, tỷ lệ chênh lệch giới tính ở làng này luôn rất cao mà số nhiều luôn nghiêng về con trai.
"Từ những năm cuối 60, đầu 70 cho đến những năm 1990 thì tỉ lệ sinh con trai ở làng này chiếm đến 80%. Có nhà sinh một lèo 4, 5 thằng, muốn kiếm lấy một cô con gái rửa bát cho mẹ cũng không được. Nhà tôi là một trong 3 gia đinh ơ xom nay sinh được con gái đấy", không giấu nôi sư tự hào, bà Nguyễn Thị Liên (55 tuổi) từng là cán bộ phụ nữ xã Hưng Thông cho hay.
Nhưng đó là chuyện của trước đây, còn bây giờ tỉ lệ chênh lệch giới tính đang tiến dần đến chỗ cân bằng rồi, bà Liên cho biết thêm. Bởi thế nên người trong làng mới được "chia" thành hai thế hệ khác nhau: thế hệ Giếng Thùng và thế hệ... giếng khoan.
Vì "khan hiếm" nên con gái làng này được xem như những hạt "mì chính canh" hồi bao cấp. Nhà nào có con gái bố mẹ cũng khá vất vả vì trai làng đến "trồng cây si" nhiều quá. Rất nhiều trai làng phải đi kiếm vợ nơi khác.
Truyền thuyết về "giếng thần"
Cũng như nhiều người dân khác, lý giải về nguyên nhân làng sinh toàn con trai, cụ Bạn cho rằng do người dân ở đây uống nước giếng thùng. Bản thân gia đình cụ Ban cũng chỉ dùng nguồn nước giếng này trong sinh hoạt vợ chồng cụ có 4 người con trai, 9 cháu trai trên tổng số 11 đứa cháu nội.
"Giếng thần" được người dân nơi đây tôn tạo hàng năm.
Theo người làng, nước giêng thung rất trong và ngọt. Giếng được ông cố Toản (bố đẻ cụ Ban) đào từ năm 1912 và trở thành nguồn nước chung của cả làng từ đó đến nay. Điều đặc biệt là nước trong giếng không bao giờ cạn, dù trời có khô hạn bao lâu đi nữa. Người dân đồn thổi "giếng là phần đuôi của con rồng, đúng long mạch nên nước luôn trong mát và chảy rất manh".
Chị Châu Thị Thịnh (44 tuổi), một người dân ở làng khác, kể chồng chị là cháu đích tôn của cả dòng họ nên áp lực sinh con trai "nối dõi tông đường" rất nặng. Khi anh chị đã có hai cô con gái, lo không hoàn thành "nghĩa vụ" với dòng tộc, anh chị sang làng Giếng Thùng gánh nước giếng về ăn uống, sinh hoạt và một thời gian sau thì sinh được một cậu con trai.
Những câu chuyện về khả năng "sinh con trai" của nước giếng thùng như thế vẫn được kể nhan nhản ở làng này. Không biết nước giếng "thiêng" đến đâu nhưng khi chúng tôi tìm đến, đâp vao măt la một bát hương ở thành giếng đang bốc khoi nghi ngut. Người dân cho biết nen hương cầu khấn đó là của anh Phan Huy B., mới cưới vợ hơn 1 năm nay, vợ anh cũng vừa sinh con gái. Ước muốn có thằng con trai nên anh mang hương hoa ra cúng "thần giếng".
Đên lang Giếng Thùng thấy toan tre nam, nhưng vì những quan niệm lạc hậu, người dân nơi đây ai mới có con gái vẫn khát khao được "thần giếng" cho một cậu con trai.
Giếng đã trở thành niêm tự hào và một phần trong sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây. Cứ mỗi đêm giao thừa, cả làng lại tụ tập quanh giếng đốt lửa hát hò, nhảy múa. Đúng thời khắc giao thừa, người cao niên nhất trong làng dâng một mâm cỗ cúng giếng. Hàng năm giếng vẫn được duy tu, sữa chữa để bảo vệ "nguồn nước quý".
Hiện tượng uống nước giếng sinh con trai cho đến nay vẫn lưu truyền trong làng như một dạng truyền thuyết nặng tính tâm linh. Thực hư thế nào, rất cần sự lý giải của các nhà khoa học và cơ quan chưc năng.
Theo Dân Trí