Thiến hoá học với tội phạm tại Mỹ
Tại một số bang, việc thiến hóa học thường bắt đầu khi người phạm tội xâm hại tình dục sắp được phóng thích nhằm làm giảm ham muốn tình dục của họ.
Thiến hóa học là việc dùng thuốc để ức chế lượng testosterone trong cơ thể, từ đó giảm ham muốn tình dục của người được điều trị, theo The New York Times. Phương pháp này được coi là nhân đạo hơn thiến vật lý (tức phẫu thuật bỏ tinh hoàn).
Năm 1944 lần đầu tiên thiến hoá học được sử dụng để ngăn hành vi tình dục lệch lạc bằng việc kê thuốc diethylstilbestrol nhằm giảm lượng testosterone ở đàn ông. Từ thập niên 1960, chuyên gia tâm thần học bắt đầu dùng medroxyprogesterone acetate để điều trị người phạm tội tình dục dù loại thuốc này chưa được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt.
Quá trình thiến hóa học thường bắt đầu khi tội phạm tình dục sắp được phóng thích. Sau liều đầu tiên, người được điều trị sẽ được tiêm thuốc định kỳ mỗi tháng hoặc mỗi ba tháng một lần.
Hiện, ít nhất 8 bang và vùng lãnh thổ ở Mỹ (gồm California, Florida, Guam, Iowa, Louisiana, Montana, Wisconsin và Alabama) cho phép buộc một số tội phạm tình dục phải dùng thuốc ức chế testosterone như là điều kiện của việc phóng thích hoặc giám sát, theo Hiệp hội Quốc gia về pháp luật tiểu bang.
California là bang đầu tiên thông qua đạo luật trên vào năm 1996. Theo đó, người nào lần đầu xâm hại trẻ em chưa đủ 13 tuổi có thể bị bắt điều trị medroxyprogesterone acetate, nếu được ân xá. Nếu tái phạm, quá trình điều trị là bắt buộc. Việc điều trị sẽ bắt đầu một tuần trước khi phạm nhân ra tù và sẽ kéo dài cho tới khi nhà chức trách nhận định không còn cần thiết. Tuy nhiên, nếu tự nguyện thiến vật lý, phạm nhân sẽ không bị bắt điều trị medroxyprogesterone acetate.
Những bang khác sau đó cũng ra luật với nội dung tương tự. Bên cạnh điều khoản trên, bang Florida còn quy định nếu trốn tránh hoặc từ chối việc tiêm thuốc, người được điều trị sẽ đối mặt mức phạt tối đa 10.000 USD và án tù 15 năm.
Tháng 6/2019, Alabama là bang mới nhất thông qua luật thiến hóa học với điều khoản tương tự các bang đi trước. Đặc biệt, người phạm tội sẽ phải chi trả mọi phí điều trị, trừ phi được xác định là không đủ điều kiện tài chính.
Tuy vậy, việc áp dụng luật thiến hóa học trong thực tiễn có vẻ không thường xuyên. Theo Ike Dodson, người phát ngôn Cục Cải huấn bang California, tháng 6/2019, bang này chỉ có hai người đang bị quản chế được thiến hóa học, trong đó một tự nguyện, một bị bắt buộc.
Theo giới chức nhà tù tại bang Montana và Louisiana, mỗi bang này chỉ có một trường hợp bị thẩm phán bắt buộc thiến hóa học trong vòng 10 năm qua. Bang Texas và Florida không có số liệu cụ thể, theo AP.
Bang Georgia từng thông qua luật thiến hóa học nhưng sau đó bị bãi bỏ. Quy định thiến hóa học tại bang Oregon không được thông qua ngay từ chương trình thí điểm.
Hiện có nhiều tranh cãi về hiệu quả của phương pháp này. Phía ủng hộ lấy dữ liệu nghiên cứu năm 1991 của Đại học John Hopkins (Mỹ) cho thấy trong 626 bệnh nhân bị thiến hóa học, chỉ dưới 10% số người này tái phạm trong 5 năm sau khi điều trị. Hai nghiên cứu tại Hàn Quốc vào năm 2013-2014 cũng có kết luận tương tự rằng thiến hóa học làm giảm ham muốn tình dục, tần suất thủ dâm và ảo tưởng tình dục của phần lớn bệnh nhân.
Tuy nhiên, một số người không tin vào hiệu quả của thiến hóa học. Theo bác sĩ Renee Sorrentino, phương pháp này có nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, nhú ngực, tăng cân, loãng xương, béo phì. Bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng về tác dụng phụ và kiểm tra y tế.
Hơn nữa, thiến hóa học cũng chưa chắc phù hợp với mọi người phạm tội tình dục vì có nhiều lý do khiến một kẻ có hành vi xâm hại trẻ em, ham muốn tình dục chỉ là một trong số đó. Theo Sorrentino, một số kẻ lạm dụng tình dục trẻ em chỉ vì có cơ hội tiếp cận, hoặc bị chứng rối loạn tính cách phản xã hội.
Dillon Nettles, chuyên gia phân tích chính sách của Liên minh quyền tự do dân sự chi nhánh bang Alabama, lập luận rằng thiến hóa học có thể cấu thành hình phạt “tàn bạo và bất thường” vì buộc người dân phải “thay đổi điều kiện hóa học cơ thể” để đủ điều kiện ân xá. Đây là việc làm vi phạm hiến pháp.
Nữ sinh 13 tuổi thiệt mạng vì cây đổ
Những vụ cây đổ trong những ngày qua khiến một nữ sinh 13 tuổi tại Mỹ và nam sinh 21 tuổi tại Ấn Độ thiệt mạng.
Xe của cảnh sát trưởng hạt Marion tại hiện trường vụ việc - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH KOIN
Đài Fox News ngày 26.5 đưa tin một nữ sinh 13 tuổi tại bang Oregon (Mỹ) thiệt mạng vì tai nạn cây đổ khi đang chèo thuyền trên hồ Detroit thuộc hạt Marion.
Tai nạn xảy ra vào ngày 17.5 nhưng đến ngày 25.5 gia đình nạn nhân mới xác nhận và cho hay nạn nhân là Bailey Monson. Vào ngày xảy ra tai nạn, Bailey cùng gia đình đang ở trên 2 chiếc thuyền phao buộc vào nhau thì bị một cây to gần bờ đổ trúng.
[VIDEO] 1 học sinh tử vong, nhiều học sinh bị thương vì cây phượng trong trường bật gốc ngã
Cảnh sát cho biết Bailey được đưa lên bờ cấp cứu nhưng các nhân viên y tế cho biết nạn nhân đã tử vong tại hiện trường.
Trước đó vào ngày 12.5, một sinh viên tại bang Kerala (Ấn Độ) thiệt mạng khi bị một cây dừa đổ trúng.
Theo trang Daijiworld, Harikrishnan (21 tuổi) là sinh viên cơ khí đến từ bang Tamil Nadu và đang đi ngang khu vực gần trường Crescent tại thị trấn Ajanur ngay thời điểm cây đổ. Nạn nhân bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi tại bệnh viện.
Tiểu thuyết gia Mỹ bị nghi giết chồng vì 1,1 triệu USD bảo hiểm Công tố viên cáo buộc Nancy Crampton-Brophy, tác giả tiểu thuyết "Giết chồng", đã sát hại chồng để bỏ túi tiền bảo hiểm. Cuối tháng 4, công tố viên hạt Multnomah, bang Oregon trình tài liệu đề nghị thẩm phán bác đơn xin bảo lãnh của Nancy Crampton-Brophy. Người phụ nữ 69 tuổi bị cáo buộc sát hại chồng là Dan Brophy, đầu...