Thiên đường và địa ngục
Khi cho đi có nghĩa là chúng ta được nhận lại, hãy biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau, cho dù sống trong hoàn cảnh thế nào chúng ta vẫn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
Một người sùng đạo nói chuyện với Chúa “Thưa Chúa, con rất muốn biết Thiên đường và Địa ngục là như thế nào”. Chúa dẫn anh ta vào hai cái cửa…
Chúa mở cái cửa đầu tiên, người đàn ông nhìn vào.
Ở giữa phòng có một cái bàn tròn lớn. Ở giữa bàn có một nồi nước hầm bốc khói nghi ngút trông thật ngon và hấp dẫn.
Video đang HOT
Nhưng mọi người ngồi xung quanh bàn thì lại gầy guộc, xanh xao, cứ như là bị bỏ đói từ lâu vậy.
Mỗi người ai cũng đang cầm chiếc thìa có cán dài được buộc vào cánh tay. Họ có thể với chiếc thìa dài tới nồi nước hầm để múc, nhưng vì nó dài quá, và bị buộc vào tay, nên họ không thể cho vào miệng được.
Người đàn ông rùng mình trước cảnh tượng khổ sở như vậy. Chúa nói: “Đấy, con vừa nhìn thấy Địa ngục”.
Tiếp tục họ bước sang phòng thứ hai và mở cửa. Mọi thứ xung quanh đều giống phòng đầu tiên. Nhưng mọi người ở đây trông thật to khỏe, no nê, mãn nguyện, cười nói rôm rả.
Chúa nói “Đây chính là Thiên Đường”
Người đàn ông thắc mắc: “Con không hiểu, thưa Chúa”.
“Đơn giản thôi” – Chúa đáp – “Ở nơi này, mọi người biết cách đút cho nhau ăn”.
Khi cho đi có nghĩa là chúng ta được nhận lại, hãy biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau, cho dù sống trong hoàn cảnh thế nào chúng ta vẫn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
Theo Guu
Thiên Đàng và Địa Ngục
Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó.
Anh xuống địa ngục đúng vào giờ ăn. Thức ăn toàn sơn hào hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muỗng, nĩa, đũa rất dài buộc dính vào đôi tay nên dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào miệng, mà thức ăn lại đổ ra bàn hay rơi tung toé xuống đất. Tệ hơn nữa là họ tranh giành nhau, và muỗng nĩa đũa trở thành vũ khí để họ đâm chém nhau. Khi giờ ăn kết thúc, họ buồn bã thất vọng rời phòng ăn với dạ dày rỗng không.
Quá sợ hãi, chàng ký giả rời địa ngục để lên thiên đàng. Đến nơi cũng đúng vào giờ ăn. Thức ăn đơn sơ, giản dị nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khoẻ mạnh. Đôi bàn tay họ cũng được gắn chặt vào muỗng, nĩa, đũa rất dài. Có khác là thay vì đưa thức ăn vào miệng mình thì họ lại yêu thương dùng muỗng, nĩa, đũa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang tiếng ca hát, nói cười vui vẻ.
Kết thúc bài phóng sự của mình, chàng ký giả viết: ích kỷ và vị tha phục vụ là hai điểm làm cho địa ngục và thiên đàng khác nhau. Thật vậy, địa ngục hay thiên đàng là do chính chúng ta tạo ra.
Theo Guu
Đạo sĩ và cọng cỏ Đêm chầm chậm đến. Đạo sĩ, cô gái và con chó quây quần bên đống lửa. Sao đêm nay có vẻ nhiều hơn mọi đêm. Cọng cỏ vẫn ráng thức để theo dõi họ. Đêm chầm chậm đến. Đạo sĩ, cô gái và con chó quây quần bên đống lửa. Sao đêm nay có vẻ nhiều hơn mọi đêm. Cọng cỏ vẫn ráng...