Thiên đường phượng tím giữa lòng Nam Phi
Vao nhưng ngay mua xuân, thanh phô Pretoria ngâp tran môt mau tim diu nhe cua hang chuc ngan cây phương cung đua săc.
Vôn la thu đô hanh chinh cua Nam Phi, Pretoria con mang cai tên “thanh phô hoa phương tim” vơi hang chuc ngan cây đươc trông khăp cac goc phô, neo đương, công viên hay nhưng khu vươn. Anh: Flickr.
Năm ơ vung khi hâu cân nhiêt đơi âm, Pretoria co mua xuân băt đâu vao thang 9 keo dai tơi thang 11. Tư giưa cho đên cuôi mua xuân la thơi điêm hoa phượng tím băt đâu nơ rô. Anh: Hein Waschefort.
Những cây phượng tím của thủ đô Pretoria đươc du nhâp vao Nam Phi từ thế kỉ 19. Mặc dù co nguôn gôc tư Nam My, loai thưc vât nay vẫn phat triên manh trong khi hâu nong âm cua Nam Phi và co kha năng chiu han kha tôt. Anh: Flickr .
Theo Hubpages, hai cây phương tim đâu tiên đươc trông tai môt trương hoc năm ơ vung Arcadia cua Pretoria vao khoang năm 1888. Kê tư đo, sô lương loai cây nay băt đâu nhân lên rông rai va ngươi dân thanh phô cũng trông chung khăp nơi. Anh: Go Trip.
Tuy nhiên, vôn la giông ngoai lai, phương tim chi đươc trông dươi sư giam sat chăt che cua chinh quyên Nam Phi do loài cây này có nguy cơ gây mât cân băng sinh thai địa phương. Anh: DM Canon.
Video đang HOT
Theo quy đinh, chinh quyên Pretoria đươc phep giư lai tât ca sô lương cây phương tim trong thanh phô song nhưng cây đa bi chêt se đươc thay thê băng môt cây mơi khac loai. Anh: DM Canon.
Chinh quyên phai nhương bô như vây bơi nêu ho đôn ha toan bô sô phương tim trong thanh phô, Pretoria se mât đi môt net đăc trưng vôn co. Anh: DM Canon.
Tuy phương tim phat triên rât tôt ơ nhiêu vung đât như Trung My, Nam My, Cuba, Jamaica hay môt sô nươc châu A, cây phương tim vân đươc liêt vao hang “dê bi tôn thương” trong danh sach đo cua Liên minh Bảo tồn thiên nhiên IUCN. Anh: Wilro.
Không chi co nhưng cây phương tim tô săc cho Pretoria, phương trăng cung điêm xuyêt môt vai goc trên bưc tranh thiên nhiên cua thu đô nay. Anh: Groenkloof.
Theo VNExpress
Chinh phục đỉnh Drakensberg
Châu Phi luôn là điểm đến trong giấc mơ của những ai thích giải tỏa năng lượng và du lịch khám phá đúng nghĩa.
Ở khắp mọi diễn đàn chia sẻ của dân phượt đâu đâu người ta cũng đầy sự thèm muốn khi có một topic về lục địa đen. Có cả những điều ái ngại về một vùng đất nhiều mối nguy hiểm rình rập từ những người chưa từng đi mà điều đó thì rất cần suy nghĩ lại. Dãy núi Drakensberg từng được UNESCO công nhận là di sản thế giới sẽ là nơi cho bạn nhiều điều thú vị...
Rồng là biểu tượng của văn hóa Á châu, thế nhưng như một sự giao thoa văn hóa nào đó giữa Á - Phi mà dãy núi này lại có tên là núi Rồng. Người bản địa gọi đó là núi Lưng rồng vì nhìn từ xa, các đỉnh núi kết lại với nhau, nhấp nhô với những đường gấp khúc lởm chởm như lưng một con rồng đang uốn lượn. Một con rồng cao lớn, hùng vĩ và đầy kiêu hãnh của Nam Phi đến mức đứng từ rất xa cách hàng chục cây số bạn vẫn không thể nhìn lầm.
Drakensberg thuộc KwaZulu-Natal cách thành phố Durban 300km, qua các cánh đồng lúa mì ngút mắt và chỉ mất 3 giờ 20 phút bằng ô tô. Hoặc đi từ Johannesburg xa hơn một chút nhưng cung đường men qua các khu bảo tồn cũng đáng để thử.
Đến chân núi Drakensberg, ô tô leo lên dốc nhưng tài xế đều có ý thức chạy thật chậm để an toàn cho du khách và các loài khỉ, vượn, chồn, chim chóc... trên đèo. Tại đây bạn sẽ có trạm dừng chân và khách sạn nghỉ ngơi một đêm để chuẩn bị sáng sớm hôm sau lên đường. Chúng tôi được hướng dẫn viên làm thủ tục để leo núi, cung cấp toàn bộ thông tin về chuyến đi, được thết đãi một bữa tiệc nướng tuyệt ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng chuẩn bị cho 3 ngày leo núi.
Nam Phi vào mùa xuân có nhiều mưa, nắng ấm áp, là thời điểm vạn vật đua nhau sinh sôi vì thế Drakensberg có nền khí hậu cận nhiệt đới và trên đỉnh núi cao thỉnh thoảng có tuyết phủ. Để có thể khám phá hết ngọn núi đẹp và hiểm trở, leo lên độ cao từ 3,377m ngọn Champagne Castle, Njesuthi, Makoaneng, Mafadi và cao nhất là ThabanaNtlenyana 3.482m bạn cần phải có sự chuẩn bị về thể lực và khả năng thích nghi môi trường sống. Bạn cần áo quần co giãn, chống rét và mưa, một đôi giày leo núi chuyên nghiệp, một đôi giày lội nước kèm các vật dụng khác để dùng khi cần thiết, máy chụp hình, đồ ăn và đủ nước uống.
Drakensberg là cụm dãy núi đá bazan cao hơn 3.000m và kéo dài hơn 200km uốn lượn quanh một quần thể rừng nguyên sinh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Người Zulu gọi nó Ukhahlamba, tiếng Anh gọi là The Barrier of Spears, dịch ra là "rào cản của giáo mác". Còn theo tôi ngầm hiểu là người Zulu đặt tên dựa vào các chóp núi nhọn xếp liền kề nhau như một hàng chấn song hay như một hàng rào bằng các mũi giáo.
Từ dưới nhìn lên, dãy núi đứng sừng sững nhuốm màu thời gian qua hàng nghìn thế kỷ. Nhìn từ chóp núi Drakensberg có thể thấy một màu đất nung phủ trên các trụ đá bazan và đá sa thạch vàng. Ở dưới chân của nó là các thung lũng với màu xanh nguyên thủy của hàng ngàn loài cây cỏ. Chúng tôi men qua các dốc đá rồi lạc vào các cánh đồng cỏ mênh mông phủ đầy hoa dại và ánh nắng mùa xuân rực rỡ. Qua ống nhòm chúng tôi sung sướng reo lên khi nhìn thấy từ xa một đàn linh dương núi đang nhẩn nha gặp cỏ, đấy là loài linh dương lớn nhất thế giới với đôi sừng màu xám to lớn.
Suốt dọc đoạn đường men theo thung lũng đầy hoa cỏ hai bên lối đi mơn mởn, chúng tôi thường xuyên dừng lại mỗi khi phát hiện ra chim chóc, khỉ và các loài côn trùng. Buổi sáng là thời điểm dễ dàng để nhìn thấy đại bàng rời tổ đi kiếm ăn bay vòng khắp trên sườn núi và dấu vết thức ăn để lại của các loài khỉ.
Men sâu vào trong núi, chúng tôi bắt đầu đi vào con đường hiểm trở dọc suối thác đổ về từ trên đỉnh núi. Các thác nước này được tạo ra từ lượng mưa dày đặc trên cao sau đó đổ về hạ nguồn làm nên con sông Orange và Tugela dài nhất Nam Phi.
Leo lên các vách đá lớn trơn tuột, vượt qua các dòng thác chảy ào ào, chúng tôi đi vào nơi cao hơn của dãy núi. Các lối đi nhỏ hẹp lại chỉ bằng một bước chân và cơ thể phải dựa vào vách đá, nhích từng bước. Phía dưới là vực sâu hun hút và trên dòng suối đó có rất nhiều loài hươu nai, linh dương bỏ mạng vì trượt chân khi trèo trên các vách đá.
Chúng tôi dừng lại bên dòng thác, chọn một tảng đá lớn để nghỉ chân và ăn trưa. Tại vị trí này, chúng tôi mới chỉ đi được một phần ba quãng đường lên đỉnh Mafadi. Đây là điểm đặt chân có thể nhìn toàn cảnh dãy núi và bạn sẽ hiểu vì sao Drakensberg là niềm tự hào của người dân Nam Phi. Trùng trùng điệp điệp các ngọn núi và cánh rừng nằm trong khu bảo tồn Natal hiện ra rõ rệt dưới ánh mặt trời châu Phi.
Nếu máy chụp ảnh với ống kính góc rộng, không cần căn chỉnh vẫn có một bức hình đẹp. Còn nếu bạn có ống nhòm thì dễ dàng nhìn thấy muông thú hoang dã đang di chuyển trong các lùm cây. Thiên nhiên hoang dã đã quá ưu đãi đất nước này và dễ dàng nhận thấy nỗ lực bảo tồn đáng trân trọng của chính phủ Nam Phi.
Theo iHay
Những con đường kỳ vĩ và hiểm trở nhất trên thế giới Con đường nào cũng có những điểm thú vị của nó, nhưng những đoạn dốc thót tim, những khúc cua hiểm trở sẽ khiến bạn muốn lái xe lên đường ngay lập tức. Cao tốc Hana, Maui, Hawaii: Con đường cao tốc này có 620 khúc cua, đi qua 59 cây cầu và trải dài hơn 83km. Một chuyến đi lý tưởng theo...